LÀ THI SỸ | SỐNG THIỀN
Có thể bạn quan tâm
LÀ THI SỸ
SÓNG HỒNG- TRƯỜNG CHINH, nguyên Tổng Bí Thư BCHTU ĐCS Việt nam
Nếu “thi sĩ nghĩa là ru với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, Ðể tâm hồn treo ngược ở cành cây Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu; Nếu thi sĩ nghĩa là nhăn với mếu, Nghĩa là van Thượng đế rủ lòng thương, Hồn bơ vơ lạc lõng ở mười phương, Khóc rả rích như ve sầu tháng hạ; Nếu thi sĩ vùi đầu mài miết tả Cặp “tuyết lê” hồi hộp trước tình yêu, Cho cuộc đời là mộng ái cao siêu, Chìm đắm ở thương hoa và tiếc ngọc; Nếu thi sĩ nghĩa là đem gấm góc Phủ lên trên xã hội đã điêu tàn, Véo von ca cho át tiếng kêu than Của nhân loại cần lao đang giãy giụa; Thì bạn hỡi, một nhà thơ như rứa Là tai ương, chướng họa của nhân quần, Nhọc tơ lòng mà phí cả ngày xuân Ðể ca ngợi bất công và tàn ngược; Uốn gối trước cường quyền và mong được Lượm hương thừa, phấn thải để qua ngày; Khiến loài người đắm đuối và mê say, Sống thoi thóp dưới gông xiềng nô lệ. Không, không được! Hỡi các nhà văn nghệ, Các nhà thơ yêu dấu của đồng bào, Các nhà thơ trong sạch và thanh tao, Hoa thơm ngát trong vườn xuân đất Việt! Là thi sĩ phải là hồn cao khiết, Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu; Ca tự do, tiến bộ với tình yêu – Yêu nhân loại, hòa bình và công lý – Cao giọng hát những bài ca chính khí Của anh hùng đã vì nước quên mình, Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh, Của Bãi Sậy, Thái-nguyên và Yên-bái… Là thi sĩ nghĩa là theo gió mới Tìm ý thơ trên ngọn sóng Bạch – đằng, Ðể tâm hồn dào dạt với Chi-lăng, Làm bất tử trận Ðống – đa oanh liệt, Dốc cho hết cả một bầu nhiệt huyết, Tưới tâm can đồng loại lúc tàn đông; Thả trái tim hòa nhịp với Ðô-lương, Với Lục-tỉnh, Bắc-sơn và Ðình-cả. Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu, Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ. Dùng bút làm đòn chuyển xoay chế độ, Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền, Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền.
Hỡi thi sĩ! Hãy vươn mình đứng dậy! Thời rượu nồng, đệm gấm đã qua rồi. Thôi thôi đừng khóc gió với than mây, Hãy nhịp bước trên con đường tiến bộ. Dùng thi khúc mà lạnh lùng soi tỏ Những bệnh căn xã hội đã tràn đầy; Cùng công nông vun xới cuộc tương lai Ðã chớm nở từ Liên-xô hùng vĩ.
Ngoại thành Hà Nội, tháng 6-1942 Đã ký !!! Mấy chục năm nay, nhiều người cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài “Là thi sĩ” với mục đích phê phán bài thơ “Cảm xúc” của Xuân Diệu. Thực tế, bài thơ của nhà thơ Sóng Hồng được viết để làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là một anh thư ký nhà binh Pháp “hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa”.
Cảm xúc – với lời đề tặng Thế Lữ – là bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu (1917 – 1985) in trong tập thơ thứ nhất của anh: Tập Thơ thơ (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội – 1938). Cuối bài Cảm xúc, không thấy tác giả ghi thời gian sáng tác bài thơ này, nhưng vì đó là bài đầu tiên của tập thơ gồm những bài Xuân Diệu viết từ năm 1933 đến năm 1938, nên có thể đoán Cảm xúc được sáng tác vào năm 1933.
Đoạn đầu bài thơ có những câu:
Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió, Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, Để linh hồn ràng buộc bởi muôn giây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Năm 1942, tức là khá lâu sau khi bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu ra đời, nhà thơ Sóng Hồng (Trường Chinh) trong bài Là thi sĩ có nhắc lại những ý thơ Xuân Diệu và “nhại” theo cách viết của Xuân Diệu ở đoạn đầu bài Cảm xúc (và ở những bài thơ khác nữa của Xuân Diệu), cũng trong đoạn đầu bài thơ:
Nếu “thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, Để tâm hồn treo ngược ở cành cây Hay lả lướt đìu hiu cùng ngọn liễu…
Mấy chục năm nay, nhiều người đọc và cả các nhà nghiên cứu thường cho rằng, nhà thơ Sóng Hồng viết bài này với mục đích phê phán bài thơ Cảm xúc của Xuân Diệu, tuyên chiến với các nhà thơ lãng mạn.
Gần đây nhất, trên Báo Sài Gòn giải phóng số 10.628 ra ngày 21/1/2007, trong bài Bút chiến thơ của Nhất Sinh, tác giả còn lấy hai bài thơ trên của Xuân Diệu và Sóng Hồng làm dẫn chứng tiêu biểu cho cuộc bút chiến của những nhà thơ theo khuynh hướng “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
Tác giả viết: “… Ở cuộc họa thơ giữa nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa Xuân Diệu (Là thi sĩ) và nhà thơ Sóng Hồng, bút danh của đồng chí Trường Chinh khi làm thơ (Nếu thi sĩ)… ý thơ của Sóng Hồng là lời phân tích sâu sắc, động viên ân tình và kêu gọi thiết tha… Xin lưu ý: Là thi sĩ và Nếu thi sĩ mà tác giả dẫn ra chỉ là những chữ đầu ở những câu thơ đầu của hai bài thơ mang tên Cảm xúc (Xuân Diệu) và Là thi sĩ (Sóng Hồng).
Có điều, mục đích của tác giả bài thơ Là thi sĩ có phải là để bút chiến và đây có phải là việc họa thơ hay không?
Ta hãy nghe chính nhà thơ Sóng Hồng kể lại trong một bức thư gửi một bạn đọc:
“Năm 1942, tôi hoạt động bí mật ở ngoại thành Hà Nội. Các anh chị em vận động binh lính đang tìm cách tuyên truyền một anh thư ký của nhà binh Pháp. Anh này hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa. Một hôm, đồng chí Hoàng Văn Thụ và tôi đến cơ quan binh vận Trung ương ở quận 6 ngoại thành.
Một chị binh vận đưa cho chúng tôi xem một bài thơ lãng mạn của anh thư ký nhà binh kia. Tôi bảo chị: “Anh này thích thơ, để tôi làm một bài thơ nói về nhiệm vụ của nhà thơ, rồi chị đưa cho anh ta xem, họa chăng có giúp các chị một phần nào để cảm hóa anh ta chăng”.
Dĩ nhiên là chị binh vận kia hoan nghênh ý kiến của tôi và giục tôi làm mau bài thơ đó.
Vài hôm sau, tôi đưa cho chị bài Là thi sĩ. Chị nhảy lên vì sung sướng. Sau tôi được biết bài thơ đó đã có tác dụng nhất định trong công tác binh vận của Đảng và trước hết là trong việc giác ngộ anh thư ký nhà binh nói trên.
Bài thơ Là thi sĩ đã được đăng trên báo bí mật, ký là Sóng Hồng… sau Cách mạng Tháng Tám lại được đăng trên báo công khai ở Hà Nội”. (Xem Trường Chinh – Tuyển tập văn học – tập II – Trang 295, 296, NXB Văn học – Hà Nội 1997).
Như vậy, đoạn văn này của đồng chí Trường Chinh cho ta thấy: Mục đích trước hết của tác giả khi viết bài thơ này là… làm binh vận và đối tượng trước hết của bài thơ là anh thư ký nhà binh Pháp “hay làm thơ lãng mạn, than mây khóc gió, tiếc ngọc thương hoa”.
Nếu tác giả có nhắc lại những ý thơ và “nhại” cách viết của bài Cảm xúc của Xuân Diệu (sau đó có đề dưới tên bài thơ là Tặng các nhà thơ Việt Nam) thì đó chỉ là cái cớ để tác giả thực hiện mục đích ấy, chứ không phải tác giả viết Là thi sĩ để bút chiến với Xuân Diệu, hay để họa thơ của Xuân Diệu – dù họa thơ với mục đích gì.
Thế là, từ một trường hợp rất cụ thể, rất riêng, vì nói được ý tưởng lớn của thời đại, nhiệm vụ lớn của mỗi người làm thơ cũng như mỗi người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng trở nên có một ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều, rất có thể vượt ra ngoài ý định ban đầu của người viết.
Nguồn CAND.COM
Share this:
- X
Related
Từ khóa » Bài Thơ Là Thi Sĩ Của Sóng Hồng
-
“Là Thi Sĩ” Của Sóng Hồng Phê Phán “Cảm Xúc” Của Xuân Diệu?
-
Là Thi Sĩ - Báo Nhân Dân
-
Trong Bài Thơ "Cảm Xúc”, Xuân Diệu Viết - TailieuXANH
-
THƠ ĐÃ HỌC
-
Bài Thơ: LÀ THI SĨ (Tác Giả: Nguyễn Đình Huân) - THI HỮU
-
Sóng Hồng - Một Nhà Thơ Chính Khách - Văn Chương Phương Nam
-
Đọc Lại Thơ Sóng Hồng - QĐND Cuối Tuần
-
So Sánh Hai Bài Thơ Cảm Xúc Của Xuân Diệu Và Bài Là Thi Sĩ Của ...
-
Đồng Chí Trường Chinh - Nhà Thơ Sóng Hồng Và Bài Thơ “Xuân đã Về”
-
Sóng Hồng - Một Nhân Cách Lớn, Hồn Thơ Lớn-song Hong
-
Bài Thơ: Cảm Xúc (Xuân Diệu - Thi Viện
-
Trang Thơ Sóng Hồng - Đặng Xuân Khu, Trường Chinh (5 Bài Thơ, 1 ...
-
[Top Bình Chọn] - Bài Thơ Cảm Xúc Của Xuân Diệu - Trần Gia Hưng
-
Khi Xã Hội Xuống Cấp, Nhà Thơ - Người ở đâu?