Lá Tía Tô Chữa Bệnh Gì? 10 Công Dụng Của Cây Tía Tô đối Với Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Tía tô là loại rau thơm rất phổ biến ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á cũng như thị trường Thế Giới hiện nay. Tía tô không chỉ dùng trong thực phẩm mà chúng còn được dùng để trị bệnh. Vậy lá tía tô chữa bệnh gì? Cùng Shop tinh dầu HAKU Farm khám phá chi tiết những tác dụng hữu ích cho sức khỏe, giúp trị bệnh của tía tô qua bài viết sau.
- Tác dụng chùm ngây với sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
- 20 tác dụng của dầu dừa với sức khỏe và làm đẹp
- I. Giới thiệu về Tía tô:
- Tía Tô là gì?
- II. Thành phần hóa học của Tía tô:
- III. Tía tô chữa bệnh gì?
- 1. Bệnh đường hô hấp – hen suyễn
- 2. Chống viêm – chống dị ứng
- 3. Chống oxi hóa
- 4. Ngộ độc thực phẩm
- 5. Tía tô giảm đau
- 6. Ngăn ngừa bệnh tim
- 7. Giảm đau dạ dày – khó chịu dạ dày ruột
- 8. Thư giãn tinh thần
- 9. Tốt cho sức khỏe người ăn kiêng
- 10. Tía tô hỗ trợ điều trị bệnh gout
- 11. Công dụng làm đẹp của Tía tô
- IV. Cách nấu nước tía tô
- V. Lưu ý khi dùng lá tía tô
I. Giới thiệu về Tía tô:
Tía Tô là gì?
- Tên khoa học: Perilla frutescens.
- Tên gọi khác: Tử tô (hạt), Tô ngạnh (cành), Tô diệp (lá).
- Bộ phận sử dụng: thân lá, cành và hạt thường thu hoạch vào mùa hè.
- Đặc điểm hình dáng: tía tô cao từ 40 – 100 cm, có nhiều nhánh, thân cây và cành hình vuông, lõm ở cạnh và nhiều lông. Lá tía tô màu xanh hoặc tím, viền lá răng cưa và có mùi thơm.
II. Thành phần hóa học của Tía tô:
Hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40% và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic.
Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…
Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống ô xi hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây dị ứng và chống lại các khối u.
III. Tía tô chữa bệnh gì?
1. Bệnh đường hô hấp – hen suyễn
Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần được xuất bản trong tạp chí “Archives of Allergy and Immunology” vào tháng 6 năm 2000, đã kiểm tra ảnh hưởng của dầu hạt tía tô cho những người mắc bệnh suyễn. Vào cuối tuần thứ tư, những bệnh nhân dùng dầu tía tô đã gia tăng đáng kể năng lực phổi và tăng cường khả năng lưu thông khí. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu hạt tía tô có lợi cho bệnh hen suyễn, ngăn chặn sự sản xuất leukotriene, chất chống viêm có liên quan đến giảm chức năng hô hấp.
2. Chống viêm – chống dị ứng
Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh hiệu quả của tía tô trong điều trị chứng nhạy cảm, dị ứng theo mùa và hen suyễn. Tất cả nhờ các thành phần tuyệt vời của nó bao gồm quercetin, acid alpha-lineolic, luteolin và rosmarinic acid, perilla có thể ức chế trực tiếp sự phóng thích histamine từ tế bào, giảm cytokine gây viêm và viêm da tiếp xúc.
3. Chống oxi hóa
Tinh dầu tía tô Perilla dễ bay hơi, chứa chất chống oxy hoá aldehyde, giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra đối với tế bào và DNA của bạn. Dầu hạt tía tô đang được sử dụng phổ biến để giúp bảo quản, khử trùng thức ăn nhờ khả năng chống ô xy hóa.
4. Ngộ độc thực phẩm
Ở châu Á, lá tía tô được dùng làm rau thơm ăn kèm giúp tăng hương vị món ăn và đồng thời cũng là thuốc giải độc đối với ngộ độc thức ăn.
5. Tía tô giảm đau
Công dụng của Tía tô được biết nhiều trong việc giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và viêm khớp dạng thấp.
6. Ngăn ngừa bệnh tim
Dầu hạt tía tô ngăn ngừa bệnh mạch vành và giảm nguy cơ huyết khối (do đó ngăn ngừa cơn đau tim và đột tử). Dầu hạt tía tô cũng giàu omega-3 và chất chống oxy hóa làm giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) là cơ sở cho chứng xơ vữa động mạch.
7. Giảm đau dạ dày – khó chịu dạ dày ruột
Lá tía tô có tác dụng giúp giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày và ruột. Nhờ vào thành phần trong la tía tô gồm flavonoid, axit rosmarinic và acid caffeic. Nghiên cứu cho thấy tía tô có thể giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, bụng sôi, cảm giác đầy,.. giúp tăng cường cơ vòng thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược acid và chống co thắt (ngăn ngừa và giảm co thắt) hiệu quả.
8. Thư giãn tinh thần
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp cho thấy hoạt động chống trầm cảm giống, có tác dụng lên nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng.
9. Tốt cho sức khỏe người ăn kiêng
Chế độ ăn kiêng với dầu tía tô giàu alpha-linolenat có lợi ích sức khoẻ, giảm cholesterol và triglyceride. Một xu hướng giảm peroxidation lipid đã được quan sát thấy trong một nghiên cứu nhỏ với một số người tình nguyện khỏe mạnh, tiêu thụ 5 g bột lá tía tô trong 10 ngày.
10. Tía tô hỗ trợ điều trị bệnh gout
Uống lá tía tô thường xuyên giúp giảm sự hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Đồng thời, khi uống nước lá tia tô cũng giúp bệnh nhân gout dễ chịu hơn vì cải thiện tâm trạng và giảm tình trạng viêm nhiễm.
11. Công dụng làm đẹp của Tía tô
Chiết xuất lá tía tô đã được chứng minh là ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melatonin của chuột. Đây là gợi ý cho ứng dụng tiềm năng dùng tía tô giúp làm sáng da. Uống nước lá tía tô giúp thanh lọc cơ thể, cải thiện làn da. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng xông mặt nước lá tía tô vừa giúp làm sạch sâu da, kháng khuẩn ngừa mụn và chăm sóc da mịn màng, tươi trẻ.
IV. Cách nấu nước tía tô
Đun sôi 2 lít nước với 200 gram lá tía tô đã rửa sạch, để sôi trong 5 phút. Không nên sôi quá lâu vì có thể khiến tinh dầu trong lá tía tô bay hết. Để nước lá tía tô nguội, đổ vô bình và bảo quản tủ lạnh. Khi uống để có thêm vị dễ chịu, tăng cường sức đề kháng có thể vắt thêm 2 lát chanh.
V. Lưu ý khi dùng lá tía tô
- Uống nước lá tía tô 3-4 ly/ngày, không nên uống nhiều vì có thể khiến đầy bụng, khó tiêu.
- Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn 30 phút.
- Nước lá tía tô nên bảo quản trong tủ lạnh.
- Hạn sử dụng của nước lá tía tô là 24 tiếng.
- Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Qua bài viết trên ngoài tìm được câu trả lời cho “Tía tô chữa bệnh gì?”, mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về loài thảo dược có ích này. Và hãy thêm tía tô vào thực đơn ngay hôm nay để chăm sóc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.
Ở Việt Nam mọi người thường bị nhầm lẫn rau Kinh Giới và Tía Tô bởi nhiều nét tương đồng về đặc điểm, để phân biệt hai loại cây này bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết: https://hakufarm.vn/rau-kinh-gioi-la-gi/
Từ khóa » Tía Tô
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Nước Lá Tía Tô Tươi
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Lá Tía Tô | BvNTP
-
Tía Tô - Vị Thuốc Trừ Lạnh, Giải độc
-
Giải đáp: Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? | VinID
-
Lá Tía Tô Cực Tốt Nếu Bạn Biết Sử Dụng Theo Cách Sau đây
-
Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Cách Nấu Nước Uống Lá Tía Tô
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cây Tía Tô - Y Học Cổ Truyền
-
Cách Nấu Nước Lá Tía Tô Uống đẹp Da, Tốt Cho Sức Khỏe đơn Giản Dễ ...
-
Lá Tía Tô Mang Lại Nhiều Công Dụng Tuyệt Vời - Vietlife Clinic
-
Công Dụng Tuyệt Vời Của Lá Tía Tô | SKĐS - YouTube
-
Một Số Công Dụng Thần Kìa Của Lá Tía Tô Mà Chị Em Nên Biết