Lá Tía Tô - Đặc điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Lá Tía Tô từ lâu đã là một loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt. Ngoài công dụng chính là nấu ăn thì loài cây này còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng tuyệt vời của loại lá cây này nhé.

Nội dung chính

Toggle
  • Cây tía tô là cây gì?
  • Đặc điểm và phân bổ cây tía tô
  • Tía tô đất – “Hộ vệ” của sức khỏe tinh thần
  • Lợi ích của lá tía tô đất đối với sức khỏe trẻ
    • Chống virus
    • Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm
    • Tăng cường hệ thần kinh
    • Giảm đau
    • Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa
    • Hạn chế tổn thương gan
    • Điều trị mất ngủ
  • Công dụng làm đẹp từ tía tô
  • Cách trồng tía tô trong thùng xốp bằng phương pháp gieo hạt đơn giản
    • Chuẩn bị
    • Cách trồng
    • Chăm sóc
    • Thu hoạch

Cây tía tô là cây gì?

Lá Tía Tô - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1
Cây tía tô là cây gì?

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.

Đặc điểm và phân bổ cây tía tô

Cây tía tô là loại cây cỏ, có chiều cao từ 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông. Lá tía tô mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh, hoa màu trắng hoặc tím nhạt.

Ở Việt Nam thì chủ yếu phổ biến giống cây tía tô mặt trên xanh, mặt dưới tím và thường được sử dụng làm rau sống, ăn kèm với món ăn chính. Ngoài ra trên thị trường hiện nay còn có thêm 2 giống tía tô nữa đó là rau tía tô xanh và tía tô đỏ (tía tô tím).

Cây tía tô xanh là loại tía tô Nhật Bản, đây là loại rau gia vị ăn kèm không thể thiếu trong các món ăn truyền thống của người Nhật như sasimi, sushi… Rau tía tô Nhật không chỉ có tác dụng làm tăng thêm hương vị của các món ăn, phòng trừ bệnh gút mà nó còn có tác dụng làm đẹp, giảm cân nên rất được phụ nữ Nhật ưa thích.

Cây tía tô đỏ cũng thuộc giống tía tô của Nhật tuy nhiên 2 mặt lá của nó đều có màu đỏ tím, mép lá hình răng cưa. Tía tô tím Nhật có mùi vị thơm đặc trưng, cùng màu đỏ rất bắt mắt và tác dụng làm thuốc rất tốt nên chúng thường được sử dụng để lấy màu cho các thực phẩm khác. Ngoài ra người Nhật còn dùng tía tô đỏ để làm nước giải khát có vị chua chua ngọt ngọt vô cùng lạ miệng.

Tía tô đất – “Hộ vệ” của sức khỏe tinh thần

Lá Tía Tô - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2
Tía tô đất – “Hộ vệ” của sức khỏe tinh thần

Lá tía tô đất (Melissa officinalis) là loại thảo dược thuộc họ bạc hà. Một số người còn gọi lá tía tô đất là lá bạc hà chanh, bởi cây có hình dáng giống cây bạc hà và có mùi thơm kết hợp giữa sả và chanh rất dễ chịu.

Tía tô đất có nguồn gốc từ châu Âu và Trung Á, thường sinh trưởng ở những nơi có khí hậu ấm áp, do đó nó được tìm thấy nhiều ở Bắc Phi, khu vực Địa Trung Hải và Trung Á. Hiện nay, loại cây này được trồng ở hầu hết các quốc gia vùng ôn đới và cận nhiệt trên toàn thế giới.

Theo ghi chép, tía tô đất đã được sử dụng cách đây hơn 2000 năm, phổ biến khắp châu Âu từ thời Trung cổ. Dưới thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã sử dụng loại thảo mộc này để điều trị các vết thương trên da và những tổn thương về tinh thần. Ngày nay, tía tô đất không chỉ là loại gia vị đặc biệt trong ẩm thực mà còn được dùng làm thuốc với nhiều công dụng tuyệt vời.

Lợi ích của lá tía tô đất đối với sức khỏe trẻ

Bạn có thể dùng tía tô đất như một loại gia vị để thêm vào các món ăn cho trẻ. Nếu được sử dụng đúng cách, trẻ có thể nhận được những lợi ích sức khỏe sau:

Chống virus

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lá tía tô đất có đặc tính chống virus. Cụ thể, loại thảo dược này có thể chống lại virus cúm, virus bệnh Newcastle (bệnh gà rù) và virus herpes. Chính vì vậy, trẻ nhỏ ăn lá cả loại cây này thường xuyên sẽ ít khi gặp phải các bệnh vặt thông thường do virus gây ra.

Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm

Ngoài việc sở hữu các đặc tính chống virus, lá cây tía tô đất còn sở hữu đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ ​​lá loài cây này có tác dụng kiểm soát 13 loài vi khuẩn và 6 loài nấm.

Tăng cường hệ thần kinh

Từ xa xưa, lá tía tô đất đã được mệnh danh là “hộ vệ” của tinh thần bởi loại thảo dược này có tác dụng thư giãn tinh thần, xoa dịu tâm trí, chống lại căng thẳng và lo âu.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bên cạnh tác dụng an thần, loại thảo dược này còn có thể giúp cải thiện trí nhớ và nâng cao nhận thức. Do đó, nếu bạn cho trẻ dùng thường xuyên sẽ rất có ích trong việc giúp giảm tình trạng căng thẳng và nâng cao hiệu quả học tập. Không những vậy, loại thảo dược này còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

Giảm đau

Lá Tía Tô - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3
Lá tía tô – Thông tin về lá tía tô

Một số nghiên cứu cho thấy tía tô đất có tác dụng giảm đau và chống viêm. Thậm chí, hiệu quả giảm đau của loại thảo dược này còn ngang ngửa với các loại thuốc như morphin và aspirin. Chính vì vậy, khi trẻ có vết thương, bạn có thể cho trẻ dùng tía tô đất để giảm đau và hạn chế nhiễm trùng.

Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Tía tô đất được sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp cải thiện tiêu hóa, giảm thiểu nguy cơ gặp phải các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng… Đặc biệt khi được dùng kết hợp với lá bạc hà còn có thể làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày.

Để chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh trong thời gian bú sữa mẹ, các bà mẹ được khuyên là nên nấu lá cây tía tô đất với thì là và hoa cúc. Sau đó, mẹ uống hỗn hợp này 2 lần một ngày trong ít nhất 1 tuần để tác dụng của trà truyền lại cho bé thông qua sữa mẹ.

Hạn chế tổn thương gan

Gan được mệnh danh là “nhà máy” thải độc của cơ thể, bộ phận này rất dễ bị tổn thương do phải tiếp xúc với rất nhiều độc tố mỗi ngày. Một nghiên cứu đã chứng minh tía tô đất có thể giúp tăng sức mạnh của gan, ngăn ngừa tổn thương.

Điều trị mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại, không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng hay gặp phải. Với tác dụng an thần nhẹ, tía tô đất có thể cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn. Đặc biệt, lá cây tía tô đất còn được cho là có tác dụng giúp giảm tình trạng quấy khóc đêm ở trẻ nhỏ.

Công dụng làm đẹp từ tía tô

Lá Tía Tô - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 4
Lá tía tô – Thông tin về lá tía tô

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá cây tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Trong lúc tắm thì lấy bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn áp dụng là làn da sẽ trở nên mịn màng và trắng sáng hơn rất nhiều.

Tía tô có thể sử dụng để trong làm đẹp

Cách 1: Uống nước xay từ tía tô

Cách làm: Lấy lá cây rửa sạch rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày. Hiệu quả của nước tía tô là tăng độ ẩm, chống lão hóa và làm mềm vết chai sần trên da. Lưu ý nên uống từ từ từng ngụm một để các dưỡng chất từ từ thấm vào da.

Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô

Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ cành và lá tía tô tươi rồi đun trong nước nóng khoảng 15 phút. Sau đó hòa tan hỗn hợp trên với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ rồi tắm.

Cách trồng tía tô trong thùng xốp bằng phương pháp gieo hạt đơn giản

Tía tô thường được chế biến thành cháo có tác dụng giải cảm rất hữu hiệu. Để đảm bảo an toàn, chất lượng, nhiều người đã tự trồng rau tía tô tại nhà. Cách trồng tía tô cũng rất đơn giản. Hãy tận dụng các thùng xốp có sẵn tại nhà và cùng nongphu.net thực hiện ngay nhé.

Chuẩn bị

Tía tô có thể được trồng trong thùng xốp, xô, chậu cây,…

Thùng xốp: Có khả năng thoát nước tốt. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đục một vài lỗ dưới đáy là được.

Đất: Tốt nhất là nên trồng trên đất dinh dưỡng. Hãy trộn đất với phân bò hoai mục, phân gia cầm, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn,… Nếu có điều kiện và thời gian, bạn có thể bón lót rồi đem phơi ải để diệt trừ các mầm bệnh trong đất. Như thế, cách trồng tía tô sẽ dễ dàng hơn sau này.

Giống tía tô. Tía tô có thể được trồng bằng gieo hạt hoặc giâm cành. Hiện nay, gieo hạt tía tô để trồng cây được áp dụng phổ biến hơn. Bởi cách này cho năng suất cao hơn. Hãy chọn giống khỏe mạnh ngay từ ban đầu để sau này không phải lo lắng về sâu bệnh

Cách trồng

Ngâm hạt giống trong bốn đến tám giờ trước khi gieo làm tăng tốc độ nảy mầm. Tía tô cần nảy mầm trong điều kiện ẩm ướt ở khoảng 20C. Làm như vậy sẽ rút ngắn được thời gian hạt nảy mầm. Bằng cách trồng tía tô này, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 7 ngày.

Cách trồng tía tô cho lá to là bạn sẽ cung cấp cho chúng không gian. Đảm bảo khoảng cách 30cm giữa các cây

Nó cũng cần ánh sáng để nảy mầm, vì vậy hãy che nó với mức tối thiểu của phân ủ hoặc gieo bề mặt.

Chăm sóc

Tía tô cần ánh sáng để sinh trưởng Tía tô cần ánh sáng để phát triển, vậy nên cần đảm bảo cây của bạn nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời.

Đồng thời đừng quên tưới nước đều đặn 2 lần /1 ngày cho cây nhé.

Lá tía tô hiếm khi mắc bất kỳ loại bệnh nào và chúng cũng có sức chống chịu với hầu hết các loài côn trùng. Tuy nhiên, ốc sên rất thích tía tô nên bạn cũng cần quan tâm, tránh để ốc sên phá hại cây.

Thu hoạch

Tía tô sẽ lên trong 14 ngày và bạn có thể tỉa cây ở ba đến năm lá. Lá trưởng thành có thể được thu hoạch 8 tuần sau khi gieo. Nếu tiếp tục chăm sóc tốt, bạn có thể thu hoạch suốt cả năm.

Tía tô được dùng nhiều trong đông y, trong các bài thuốc dân gian. Do có vị cay, tính ấm nên tía tô thường được dùng để trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa, hen suyễn,… Trong tía tô còn có nhiều vitamin rất tốt cho quá trình làm đẹp.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức bổ ích để tự học cách trồng cây tía tô và có thể tự trồng cho mình loại cây có hương thơm dễ chịu này làm gia vị cho những món ăn ngon, vì thế đừng quên ghé ttgdtxninhthuan.edu.vn thăm mỗi ngày để có thêm kiến thức hay cho mình nhé!

Từ khóa » Tía To ưa Nắng