Lá Trầu Không Trị Mụn Nhọt Và Các Bệnh Ngoài Da Hiệu Quả

Bạn đang đau đầu vì các bệnh ngoài da? Chúng đang làm bạn khổ sở? Bạn đang cần một loại thảo dược tự nhiên, an toàn? Bạn đã nghe đến điều trị các bệnh lý bằng lá trầu không và bạn cần những thông tin hữu ích về chúng?

Theo như các bác sĩ y học cổ truyền thì lá trầu xanh không những được dùng để làm sạch khoang miệng, mà chúng còn được biết đến như một loại dược liệu dùng để tăng tốc độ làm lành vết thương, kháng khuẩn,… Hãy cùng nhà thuốc Apharma tìm hiểu các công dụng và sử dụng chúng như thế nào để không bị phản tác dụng  bài viết này nhé!

Một số tên của lá trầu không

Dây trầu không hay còn gọi là dây trầu được phát hiện rất nhiều ở các vùng nhiệt đới, chúng có rất nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng miền, một số tên thông dụng của loài cây này.

  • Tên gọi thông thường (Tiếng Việt):  Thược tương, trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng, trầu xanh. Trầu còn được gọi là hrue êhang tại Buôn Mê Thuột hay mô-lu ở Campuchia.
  • Tên khoa học (Tên tiếng Anh): Piper betle L.(Piper siriboa L.)
Lá trầu không
Phần lá của dây trầu không được sử dụng rất nhiều trong điều chế thảo dược

Mô tả về dây thược tương

1. Một số đặc trưng của dây thược tương (dây trầu)

Lá trầu không (hay gọi là dây trầu) là loại dây leo thuộc họ Hồ tiêu, chúng phân bố ở rất nhiều nơi nhất là vùng nhiệt đới (Châu Á), không những vậy lá trầu còn được dùng để ăn từ rất xa xưa như là một cách để vệ sinh khoang miệng.

Hình dạng và kích thước: dây thược tương (hay gọi là dây trầu) là loại dây leo đeo bám, thân nhẵn, hình trụ, có khía dọc, còn rễ cây trầu không thường sẽ mọc ở các mắc của dây trầu và dài từ 1.5cm đến 3.5cm. Một dây trầu không có thể dài đến 10m – 20m.

Lá của dây trầu không: 

  • Lá của dây trầu mọc so le nhau, hai mặt của lá nhẵn và có hình trái xoan, ở góc đuôi lá hơi lệch về một bên và đầu lá nhọn. Lá có chiều dài khoảng 10cm đến 13cm, rộng 4.5cm đến 9cm, chúng thường có rất nhiều tinh dầu nhỏ ở bên trên và loại lá này có gân nổi rất rõ ở mặt dưới lá. 
  • Nếu được trồng ở nơi có đầy đủ dưỡng chất thì lá thược tương sẽ có phiến lá to và màu xanh đậm, ngược lại ở vùng đất thiếu nhiều chất dinh dưỡng thì lá sẽ có màu vàng nhạt. 
  • Ở Việt Nam có 2  loại trầu là trầu mỡ và trầu quế, đối với trầu mỡ thì có phiến lá rất to và dễ phát triển, còn trầu quế thì lá nhỏ hơn nhưng vị của lá có phần cay và nồng hơn.

Hoa và quả: hoa của dây trầu không thường mọc thành cụm ở kẽ lá, có kích thước khá ngắn khoảng 2 – 5cm và sau một khoảng thời gian thì các cụm hoa này sẽ kết thành những quả trầu, chúng thường có hình dạng tròn, mọng, còn có lông ở đỉnh quả và không có cuốn.

2. Khu vực sinh trưởng của dây trầu cay

Cây trầu cay (dây trầu) là loài cây sinh sôi rất nhiều ở vùng có khí hậu nhiệt đới và có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Đồng thời, chúng được trồng ở rất nhiều nước như: Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka, Malaysia, Ấn Độ.  Ở Việt Nam, bởi vì tập tục ăn trầu nên có thể bắt gặp được cây trầu xanh ở khắp mọi nơi trên đất nước.

3. Bộ phận của cây trầu xanh được sử dụng để làm dược liệu nhiều nhất 

Đối với loài cây trầu lương này thì phần lá trầu chính là bộ phận được áp dụng làm dược liệu nhiều nhất, vì trong lá của chúng có chứa rất tinh dầu có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt virus rất cao. Thậm chí có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các hợp chất bên trong lá trầu không còn có khả năng tiêu diệt khối u khi thí nghiệm trên động vật.

Lá trầu không
Lá trầu xanh được sử dụng làm dược liệu quý

4. Phương pháp thu hái, sơ chế và bảo quản lá trầu không

Sau khi trồng tầm 4 đến 6 tháng thì dây trầu đã có thể sẵn sàng cho thu hái những chiếc lá đầu tiên, do cuốn lá trầu rất giòn vì vậy chỉ cần ngắt phần cuốn lá là có thể thu hái, lá trầu có thể được thu hoạch mọi tháng trong năm. 

Bạn nên sử dụng lá trầu ở dạng còn tươi, vì vậy luôn bảo quản chúng luôn được xanh. Khi mua lá trầu tươi về không nên rửa toàn bộ mà chỉ rửa số lượng cần dùng, còn lại nên bỏ vào tủ lạnh ở nhiệt độ từ 1 đến 4 độ C (vì ở nhiệt độ trên 4 độ C là nhiệt độ vi sinh vật hoạt động rất mạnh, còn dưới 1 độ C sẽ làm lá bị đông đá), đến lúc cần dùng thì đem ra rửa sạch trước khi sử dụng là được.

Chúng ta có thể sử dụng túi hút chân không để có thể giữ lá trầu luôn được tươi và xanh.

5. Thời hạn sử dụng kể từ khi sơ chế

Sau khi thu hoạch và sơ chế lá trầu không thì khoảng thời gian bảo quản tầm khoảng 6 tháng. 

6. Cách phân lá trầu không tốt

Sau khi mua về lá trầu phải còn nguyên lá, vẫn giữ màu xanh, tươi đặc trưng, không bị dập nát hoặc úng nước. Không nên chọn những lá bị côn trùng, sâu bọ phá hoại quá nhiều. Nếu dùng phải những lá trầu xanh không đảm bảo chất lượng thì có thể dẫn đến những tác hại không mong muốn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người thân khác trong gia đình.

Thành phần dược liệu của lá trầu xanh

Giống như phần lớn các loại thực vật khác thì bên trong lá trầu cay (lá trầu không) tươi phần lớn chứa 85% là nước và 15% còn lại là các khoáng chất (như là: chất xơ, chất vô cơ, vitamin B, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, carbohydrate,…), Đồng thời, trong lá trầu không còn có các hợp chất như:  piperbetol, methylpiperol, piperol A và piperol B.

Phương pháp bào chế và sử dụng lá trầu cay

Lá trầu không có thể được nấu thành nước nhằm lấy tinh dầu của lá, chúng được kết hợp với muối, lá trà xanh,… dùng để xông hơi hoặc vệ sinh những vùng da bị viêm hoặc tổn thương. Bạn có thể vò nát lá trầu trước khi đem đi nấu để tinh dầu bên trong lá sẽ dễ hòa vào trong nước hơn.

Vị thuốc của lá trầu cay

Trong lá trầu xanh có chứa rất nhiều hợp chất hóa học, cũng như nước và khoáng chất. Theo một bài báo của Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Y tế thid trong tinh dầu của lá trầu có O-eugenol (29.3%), đây là một loại phân tử xuất hiện trong tự nhiên (phenolic) và chúng có đặc tính như: bảo vệ thần kinh, hạ sốt, chống viêm, chống nấm, giảm đau, chống oxy hóa.

1. Tính chất – Mùi vị

Lá trầu cay (lá trầu không) có vị cay, nồng đặc trưng, tính ấm, có mùi thơm hắc và rất tốt cho phổi, lá lách, bao tử (phế, tỳ, vị).

2. Tác dụng dược lý của lá trầu xanh (lá trầu không)

Tác dụng của lá trầu không được biết đến như chống co thắt cơ trơn, ức chế hệ thần kinh trung ương, ức chế tăng quá mức nhu động ruột. Các hợp chất như Piperbetol, methylpiperbetol, piperol A và piperol B được tách chiết từ lá trầu có khả năng ức chế đặc hiệu sự tập hợp các tiểu cầu khi thí nghiệm ở thỏ. Tinh dầu ở dạng nước có thể điều chế chế thành thuốc mỡ có tác dụng làm lành vết thương ngoài da rất nhanh chóng.

3. Liều dùng của lá trầu cay

Thông thường đối với thuốc sắc để uống, bạn nên dùng 9 – 17g lá trầu xanh mỗi ngày. Còn sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da thì có thể dùng lá đã giã nát hoặc nấu với nước ấm để rửa, khử trùng vết thương, với liều lượng tùy ý.

Lá trầu không
Phần lá trầu được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da

4. Độc tính khi dùng quá liều

Tuy lá trầu cay có rất nhiều công dụng nhưng khi sử dụng quá liều sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn như là khô, đỏ da, bỏng da, bong vảy thậm chí đối với chị em phụ nữ nếu sử dụng quá nhiều để vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa nặng hơn và có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy, khi có các biểu hiện bất thường trong cơ thể của bạn khi sử dụng loại lá này thì nên đi khám và xin ý kiến của bác sĩ.

Lá trầu không
Nên sử dụng liều lượng hợp lý tránh những tác dụng phụ không mong muốn

5. Công dụng, lợi ích cho sức khỏe con người của thảo dược lá thược tương (lá trầu không)

Theo các bác sĩ Đông y thì công dụng lá trầu không đem lại cho sức khỏe bệnh vô cùng hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý như là: đau bụng, đầy hơi, hàn thấp nhức mỏi, vết thương bị nhiễm trùng sưng đỏ, hen suyễn, viêm họng, viêm tai, viêm nướu răng, mề đay, ghẻ ngứa, hắc lào, mụn nhọt, nhiều đờm khó thở, lang ben, vảy nến, tổ đỉa,… ở giai đoạn nhẹ.

Ngoài ra lá trầu còn được kết hợp với gừng ép lấy nước để chữa bệnh ho, khó thở đầy bụng, súc miệng hằng ngày với tinh dầu trong lá trầu còn có thể chữa viêm họng, hỗ trợ thêm cho các thuốc điều trị bệnh bạch hầu. Đối với nước trầu xanh ngâm với rượu được Đông y khuyến khích sử dụng để điều trị bệnh viêm xoang.

Không những vậy, đối với các bệnh về phụ khoa, nam khoa thì lá trầu xanh phát huy tác dụng của chúng hiệu quả đến ngạc nhiên, một số bệnh lý như là: viêm phụ khoa, khí hư (huyết trắng), se khít vùng kín, có mùi hôi vùng kín, ngứa vùng kín, sùi mào gà, trĩ nội (ngoại), viêm đường tiết niệu.

Đối với các chị em thì lá trầu xanh còn là dùng như một loại thảo dược làm đẹp như là trị mụn, trị nám tàn nhang, nấm da đầu, rụng tóc, giả cân,…

Lá trầu không
Lá trầu được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Kiêng kỵ và bí quyết sử dụng hiệu quả

Trước khi sử dụng các sản phẩm từ lá trầu không bạn nên được tư vấn thật kỹ càng từ các bác sĩ, để có thể đảm bảo an toàn cho chính sức khỏe của bạn. Không nên tùy ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, bạn nên chú ý đến những thay đổi của cơ thể khi sử dụng chúng.

Một số bài thuốc đến từ lá trầu xanh

1. Ngâm lá trầu không:

Lá trầu không thường được ngâm với nước nóng để có thể tiết ra tinh dầu để xông hơi, vệ sinh (rửa) vùng da cần điều trị, hoặc là vò nát ra và đắp lên các vết thương để sát khuẩn. Tuy nhiên, không nên dùng quá nhiều vì có thể làm tổn thương nghiêm trọng hơn các vùng da đang điều trị.

2. Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu xanh:

  • Bước 1: Dùng 7 – 9 lá trầu rửa sạch với nước để có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và sau đó bóp nát chúng.
  • Bước 2: Bạn sẽ đun sôi nước, lá trầu xanh vừa chuẩn bị xong với một ít muối, hoặc bạn có thể đun nước và dội trực tiếp vào chúng và ủ 15 phút. 
  • Bước 3: Bạn vớt lá trầu ra và để cho nước nguội bớt đi và dùng nước đó để rửa sạch bên ngoài vùng kín. Cuối cùng, bạn phải lau khô vùng kín bằng khăn bông, mặc đồ lại bình thường nên áp dụng phương pháp này 2 – 3 lần 1 tuần.

3. Lá trầu không xông mặt: 

  • Bước 1: Đem lá trầu không rửa sạch với nước sau đó đun sôi trong nồi trong 30p. 
  • Bước 2: đổ nước lá trầu ra một chậu sạch xông hơi trực tiếp vào mặt và dùng một khăn sạch để ủ, bạn có thể thêm một ít tinh dầu, chanh hoặc muối. Sau khoảng 10 phút, nước lá trầu xanh đã nguội thì bạn rửa mặt lại bằng nước sạch.

Lưu ý: Do khi mặt tiếp xúc với hơi nước nóng sẽ làm lỗ chân lông giãn nở và không se khít lại được, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng 1 – 2 lần trong 1 tuần. 

4. Xông lá trầu không sau sinh: 

  • Bước 1: Bạn có thể dùng 5 – 7 lá trầu không rửa sạch và vò nát chúng. Sau đó bạn nấu hỗn hợp lá trầu, muối và nước trong 30p.
  • Bước 2: Bạn đổ hỗn hợp đó vào chậu và để phía bên dưới ghế, bạn sẽ ngồi lên ghế để ngồi xông hơi vùng kín, đến khi nước nguội đi thì bạn dùng nước đó để rửa sạch vùng kín. 
  • Bước 3: Lau khô vùng kín bằng khăn bông sạch, nên chú ý nhiệt độ của nước vì nước quá nóng có thể làm bỏng bộ phận sinh dục. Sau khi nước nguội bạn có thể thêm 1 ít chanh hoặc nước vệ sinh bộ phận sinh dục để tẩy tế bào chết cho chúng, bạn có thể vừa rửa vừa massage và áp dụng 2 lần/1 tuần.

5. Lá trầu không hơ nóng đắp bụng trẻ sơ sinh: 

  • Bước 1:Bố mẹ nên chuẩn bị những lá trầu không sử dụng thuốc trừ sâu, không có sâu bọ phá hoại và lá phải còn nguyên.
  • Bước 2: Bạn rửa sạch lá trầu với nước và vò lá trầu hơi nát để lấy phần tinh dầu của lá, sau đó hơ lá trầu trên bếp điện hoặc bếp than (nếu sử dụng bếp than bạn nên mở cửa cho thoáng) tầm 1 – 2 phút. 
  • Bước 3: Bạn nên để thử lá trầu nóng trên cổ tay của mình để kiểm tra xem độ nóng phù hợp với trẻ hay chưa. Sau đó, bạn hơ lá trầu lên bụng của trẻ 10 lần để giúp bé không bị lạnh. Mẹ nên thực hiện điều đặng 1 – 2 tháng.

6. Rửa lá trầu không khi mang thai:

  • Cách 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu xanh rửa sạch và vò nát lấy tinh dầu và phá thêm loãng nước lá trầu bằng nước, sau đó rửa nhẹ nhàng vùng kín bằng hỗn hợp nước và tinh dầu lá trầu xanh, cuối cùng lau sạch bằng khăn bông khô.
  • Cách 2: Giống như cách 1 nhưng chúng ta sẽ pha thêm một ít muối và đun sôi hỗn hợp nước, tinh dầu lá trầu và muối. Khi hỗn hợp đã sôi thì nhấc nồi khỏi bếp và đổ ra thau sạch. Bạn nên chuẩn bị một cái ghế không đáy, đặt chậu nước bên dưới và ngồi lên ghế sao cho vùng kín tiếp xúc với hơi nước. 

Khi sử dụng phương pháp này các mẹ bầu nên chú ý: không được rửa quá mạnh tay, lưu ý đến nhiệt độ của nước tránh làm bỏng, nên vệ sinh bộ phận sinh dục trước khi tiến hành xông hơi. Nên thực hiện 2 – 3 lần trong 1 tuần.

7. Lá trầu không gội đầu:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn nên gội đầu với dầu gội bình thường để làm sạch tóc, bã nhờn và các nang tóc.
  • Bước 2: Lấy khoảng 7 – 9 lá trầu không rửa sạch và vắt lấy nước, sau đó dùng nước lá trầu dội từ da đầu đến ngọn tóc và massage nhẹ nhàng trong 10 phút, để tinh dầu ngấm vào nang tóc từ từ.
  • Bước 3: Sau 10 phút, bạn có thể gọi đầu lại bằng nước sạch và dùng khăn bông lau và để tóc khô tự nhiên. Chỉ nên gọi 3 lần/ 1 tuần.

8. Lá trầu không xông mũi:

  • Bước 1: Chuẩn bị một năm lá trầu không và ngâm với nước muối khoảng 10 phút. Sau đó, vớt lá trầu ra và vò nát để lấy dưỡng chất.
  • Bước 2: Đun sôi 1 lít nước và cho lá trầu đã vò vào đun thêm 5 phút. Xông hơi từ 5 – 10 phút nên dùng khăn sạch để ủ và hít thở sâu để các dưỡng chất trong tinh dầu dễ dàng đi vào khoang mũi.
  • Bước 3: Cuối cùng, sau khi xông hơi bạn nên hỉ mũi nhẹ để các tạp chất gây kích ứng, bụi bẩn có thể đi ra ngoài. Nên thực hiện 1 – 2 lần/ 1 ngày.

9. Lá trầu không đắp mặt nạ: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 5 đến 7 lá trầu không và xay lấy nước, sau đó cho 2 thìa sữa chua không đường vào trộn đều. 
  • Bước 2: Bắt đầu làm sạch da mặt và thoa đều hỗn hợp lên toàn bộ da (không được để chúng dính vào mắt hoặc mũi), để yên như vậy trong vòng 5 đến 7 phút.
  • Bước 3: Cuối cùng rửa sạch hoàn toàn hỗn hợp trên da. Nên làm mỗi tuần 1 – 2 lần, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả ngay sau vài tuần thực hiện.
Lá trầu không
Sử dụng lá trầu để đắp mặt nạ

10. Đắp lá trầu không lên vết thương hở: 

  • Cách 1: Bạn có thể vắt nước từ lá trầu xanh sau khi làm sạch và dùng nước đó để rửa vết thương, sau đó bạn nên băng bó vết thương bằng lá trầu không sạch để có thể diệt khuẩn hoàn toàn.
  • Cách 2: Bạn có thể sử dụng nước lá trầu đã được nấu để rửa sạch vết thương.

Thực hiện biện pháp trên hằng ngày, khoảng 2 ngày vết thương của bạn sẽ khô và miệng vết thương sẽ khép lại dần dần.

Tuy nhiên, bạn nên thăm hỏi ý kiến của các bác sĩ để có thể chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình, tránh tình trạng sử dụng thuốc mà không đem lại hiệu quả.

Khi nào nên dùng lá trầu không và sử dụng như thế nào?

Lá trầu không được các chuyên gia hàng đầu đánh giá rất cao về hiệu quả mà chúng đã mang lại. Nhưng không chỉ vì vậy mà bạn có thể lạm dụng dược liệu này, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ khi có ý định sử dụng loại thuốc này, một trong những yếu tố quan trọng khi điều trị chính là lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn.

Lá trầu không
Lựa chọn nơi bán lá trầu không uy tín và chất lượng

Tổng kết

Chúng tôi hy vọng qua những thông tin đã được tổng hợp ở bài viết trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị các bệnh bằng việc sử dụng lá trầu không. Nếu bạn cần những nơi chuyên cung cấp thuốc, thảo dược thiên nhiên và an toàn thì Công ty cp dược phẩm Apharma sẽ là nơi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên của bạn.

Hiện tại, chúng tôi có các dịch vụ mua thuốc online, hoặc bạn có thể đến trực tiếp tất cả các tiệm thuốc thuộc Công ty cp dược phẩm Apharma để được các nhân viên tư vấn nhiệt tình và còn có thể nhận được những ưu đãi tuyệt vời từ chúng tôi. Chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm và tham khảo bài viết, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Rate this post

Từ khóa » Cách Trị Mụn Nhọt Bằng Lá Trầu Không