Lá Vông Chữa Bệnh Trĩ: Bài Thuốc Dân Gian đơn Giản, Hiệu Quả!
Có thể bạn quan tâm
Làm thế nào để điều trị bệnh trĩ một cách đơn giản và thuận tiện ngay tại nhà mà lại không tốn kém? Sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ là một trong những phương pháp đã được sử dụng trong dân gian từ lâu vừa an toàn, vừa đem lại hiệu quả tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh ( nhathuocngocanh ) sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp chữa bệnh này.
Lá vông nem có tác dụng gì trong chữa bệnh trĩ?
Lá vông là loại cây khá phổ biến, được trồng nhiều ở vùng đồng quê và trong các vườn thuốc khắp nước ta. Cây lá vông còn có tên khác là cây hải đồng bì, cây lá vông nem, cây thích đồng bì… thuộc họ Đậu có tên khoa học là Erythrina variegata.
Theo đông y, lá vông là dược liệu có vị đắng, tính bình, có công dụng giúp cầm máu và chống viêm nhiễm. Sử dụng lá vông hỗ trợ giúp thư giãn, giảm căng thẳng, giúp người bệnh thoải mái hơn khi đi đại tiện.
Theo y học hiện đại, trong lá vông có chứa hoạt chất Saponin có tác dụng ức chế thần kinh và ảnh hưởng tới vận động của các cơ. Hoạt chất này có tác động tích cực giúp tăng lượng máu nuôi dưỡng tới hậu môn, đồng thời hạn chế sự phát triển về kích thước của búi trĩ.
Vì vậy, lá vông rất có ích trong việc điều trị đẩy lùi bệnh trĩ. Sử dụng lá vông giúp tiêu viêm, giảm sưng, làm cho búi trĩ nhỏ dần, giúp người bệnh bớt đau đớn và khó chịu.
Cách sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ hiệu quả
Từ xưa đến nay lưu truyền rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông. Dưới đây là một số mẹo được sử dụng phổ biến và đã đem lại hiệu quả rõ rệt.
Đắp trực tiếp lá vông để chữa trĩ
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá vông bằng nước sạch sau đó ngâm trong nước muối pha loãng. Để lá khô ráo nước.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối tinh, lau khô.
Bước 3: Lá vông được hơ trên ngọn lửa nhỏ cho nóng rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Hoạt chất trong lá vông được sức nóng giải phóng ra tác dụng lên búi trĩ giúp kháng viêm, giảm đau.
Phương pháp này thường được sử dụng cho các trường hợp búi trĩ có màu đỏ tươi, chiều dài khoảng 1-2 cm. Nên thực hiện 2 lần/ ngày sẽ giúp cho hậu môn bớt đau rát và khó chịu.
Ăn lá vông chữa bệnh trĩ
Cách đơn giản nhất là thêm lá vông vào chế độ ăn uống của bệnh nhân. Có thể sử dụng trực tiếp lá vông hoặc chế biến lá vông thành món canh lá vông giúp thanh nhiệt và tăng cường sức khỏe.
Cách làm:
Bước 1: Lá vông đem rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị khoảng 100gr thịt nạc xay nhuyễn, ướp gia vị vừa đủ.
Bước 3: Xào thịt với một lượng nước nhỏ đến khi thịt săn lại. Khi thịt chín tới thì thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi.
Bước 4: Khi nước sôi thì bỏ lá vông vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đun đến khi nước sôi thì tắt bếp.
Món canh lá vông với ưu điểm dễ ăn. Nếu việc ăn trực tiếp lá vông có mùi vị làm bạn khó chịu thì nấu canh sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu
Lá thầu dầu có tính bình, vị ngọt thường được sử dụng để giảm ngứa, tiêu thũng. Sử dụng kết hợp lá vông và lá thầu dầu để tăng cường tác dụng chữa trĩ, giúp tăng lưu thông máu, kháng viêm, giảm đau và thu nhỏ búi trĩ hiệu quả.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá vông và lá thầu dầu với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo.
Bước 2: Thái nhỏ và giã nát cả hai loại lá trên với nhau.
Bước 3: Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch.
Bước 4: Cho hỗn hợp lá vừa giã nát vào miếng vải nhỏ sạch, hơ nhẹ trên ngọn lửa rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ. Chờ khoảng 10-15 phút sau đó rửa lại với nước.
Thực hiện mẹo chữa bệnh này mỗi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Xem thêm: Thực hư bài thuốc Thăng Trĩ Dưỡng Huyết Thang – thần dược của bệnh trĩ
Kết hợp lá vông và rượu trắng
Giống như khi kết hợp với lá thầu dầu, lá vông khi kết hợp với rượu trắng sẽ giúp cải thiện tối đa tình trạng bệnh trĩ. Rượu có tác dụng sát khuẩn mạnh, giúp đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giảm đau rát, chảy máu và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Cách làm:
Bước 1: Lá vông rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo.
Bước 2: Thái nhỏ lá vông rồi phơi khô trong bóng râm.
Bước 3: Cho lượng lá vông đã thái nhỏ vào lọ thuỷ tinh sạch. Sau đó đổ 2 lít rượu trắng vào rồi đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 1 tuần.
Bước 4: Trước khi sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm, lau khô.
Bước 5: Lấy khoảng 30ml rượu ngâm lá vông pha loãng với nước ấm. Dùng hỗn hợp thu được ngâm hậu môn hoặc rửa hậu môn.
Thực hiện phương pháp này đều đặn vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Dùng lá vông kết hợp với giấm chữa bệnh trĩ
Ngoài kết hợp lá vông với rượu, giấm cũng có tác dụng kháng khuẩn cao giúp chống viêm, sát trùng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hay hoại tử hậu môn.
Cách làm:
Bước 1: Lá vông rửa sạch với nước hoặc nước muối pha loãng, để ráo.
Bước 2: Xay hoặc giã nhuyễn lá vông.
Bước 3: Đun sôi 30ml giấm thanh, trộn với lá vông đã xay nhuyễn thành hỗn hợp đặc sệt.
Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước sạch, dùng khăn bông lau khô.
Bước 5: Đắp hỗn hợp vừa trộn vào hậu môn rồi dùng băng gạc cố định lại. Để yên trong khoảng 2-3 tiếng , rửa sạch lại hậu môn bằng nước ấm.
Nếu như bạn cảm thấy việc chờ 2-3 tiếng gây phiền toái thì một gợi ý là nên thực hiện vào buổi tối và rửa sạch lại vào sáng sớm hôm sau. Nên thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày vào sáng hoặc tối để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông có hiệu quả không?
Bệnh trĩ hay còn được lưu truyền với cái tên – bệnh lòi dom. Bệnh xuất hiện khi các tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng bị giãn nở quá mức. Chữa lòi dom bằng lá vông là một bài thuốc dân gian, có thể áp dụng với nhiều loại bệnh trĩ nhưng thường hiệu quả hơn với bệnh trĩ giai đoạn nhẹ.
Lá vông chữa bệnh trĩ là bài thuốc nam khá lành tính, an toàn với sức khỏe. Tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người, tình trạng bệnh mà hiệu quả mà bài thuốc đem lại sẽ khác nhau. Do đó để đảm bảo an toàn và hiệu quả bạn nên đi thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn nếu bệnh tiến triển nặng hơn.
Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ và cách điều trị hiệu quả
Review hiệu quả trị trĩ bằng lá vông từ người dùng
Lá vông chữa bệnh trĩ liệu có đem lại hiệu quả như những gì bài viết đề cập hay không? Dưới đây là một số phản hồi của bệnh nhân đã áp dụng phương pháp này:
Anh Huy/ Hưng Yên: “Là nhân viên văn phòng bị mắc bệnh trĩ, sau khi sử dụng cảm thấy tình trạng đau rát, khó chịu thuyên giảm hẳn.”
Bác Trung/ Đồng Nai: “ Tôi bị trĩ độ 3, đã phẫu thuật cách đây 7 năm và bị tái phát bệnh này. Tôi không nghĩ chỉ với phương pháp đơn giản như vậy nhưng lại khá hiệu quả. Tôi đã duy trì được 5 tháng và hi vọng sẽ khỏi hẳn.”
Chị Như/ Hà Nội: “ Tôi mới bị trĩ dạo gần đây, sau khi sử dụng lá vông tôi thấy tình trạng cải thiện rõ rệt, sự đau rát hay ra máu khi đi ngoài đã giảm hơn rất nhiều.”
Lưu ý khi dùng lá vông chữa bệnh trĩ
Lá vông chữa bệnh trĩ tuy là một bài thuốc lành tính. Tuy vậy, vẫn có một số lưu ý cho những người đang và có ý định sử dụng như sau:
Với những người có ý định sử dụng
- Lá vông chữa trĩ chỉ mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp bệnh trĩ nhẹ (chưa có biến chứng) hoặc tình trạng bệnh mới mắc. Đối với những trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Đối với các đối tượng như phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em khi muốn sử dụng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
- Không sử dụng lá vông ở những người bị viêm khớp có sưng, nóng, đỏ, đau.
- Cần phải sử dụng nguồn lá vông sạch, an toàn, không chứa thuốc trừ sâu hay hoá chất bảo vệ thực vật khác.
Với những người đang sử dụng
- Khi phơi lá vông cần phơi ra nắng nhẹ cho lá khô rồi phải đem vào trong bóng râm phơi nếu không sẽ làm mất hoạt chất trong lá.
- Áp dụng bài thuốc đúng như hướng dẫn, không tự ý thay đổi hay phối hợp dược liệu nếu không sẽ có những tương tác thuốc gây hậu quả không lường.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ hậu môn trước khi sử dụng.
- Sử dụng đúng liều lượng, sử dụng trên 15 lá vông/ ngày có nguy cơ gây nên những phản ứng phụ bất lợi.
- Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, cần sử dụng trong vòng 1-3 tháng mới đem lại hiệu quả tối ưu.
- Các dấu hiệu cho thấy bị ngộ độc lá vông cần biết: Sụp mi, đau các khớp tay, chân…Khi bắt gặp các triệu chứng này cần ngưng sử dụng và đi đến cơ sở y tế gần nhất.
- Luôn cần kết hợp thay đổi lối sống sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ, giúp tiêu hoá tốt.
- Thường xuyên tập những bài thể dục nhẹ để điều hoà nhu động ruột.
- Lá vông là dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần sử dụng kết hợp với các vị thuốc thảo dược hoặc các vị thuốc Tây khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ là một phương pháp chữa bệnh từ thảo dược đã được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả tương đối cao. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy để lại bình luận để được các dược sĩ giải đáp nhé!
Nguồn tài liệu tham khảo:
Hemorrhoids: Causes, treatments, and prevention, Medicalnewstoday, truy cập ngày 3/6/2023.
Từ khóa » Cây Lá Vông Tiếng Anh
-
Vông Nem – Wikipedia Tiếng Việt
-
Erythrina Variegata – Wikipedia Tiếng Việt
-
Erythrina Variegata - Trung Tâm Dữ Liệu Thực Vật Việt Nam
-
Cây Lá Vông Chữa Mất Ngủ được Không? - Vinmec
-
Thông Tin Chi Tiết, Báo Giá, Quy Cách CâyCây Vông Nem - Vingarden
-
Lá Vông Hạ áp, An Thần - Báo Đà Nẵng
-
Lá Vông | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc
-
Vông Nem, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vông Nem
-
→ Cây Vông Vàng, Phép Tịnh Tiến Thành Tiếng Anh, Câu Ví Dụ | Glosbe
-
Công Dụng, Cách Dùng Của Vông Nem - Tra Cứu Dược Liệu
-
Công Dụng Và Cách Dùng Lá Vông Chữa Bệnh Trĩ, Mất Ngủ Hiệu Quả
-
Vông Nem Và Tác Dụng Của Cây Vông Nem Cùng Cách Dùng Chữa Bệnh