Lá Vông Là Lá Gì?Lá Vông Có Tác Dụng Gì?Cách Dùng Lá Vông Chữa ...

Việc sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài để điều trị mất ngủ có thể gây hại cho sức khỏe.Vì vậy, rất nhiều người bệnh đã sử dụng cây lá vông nem để thay thế thuốc Tây y. Vậy lá vông như thế nào? Lá vông có tác dụng gì? Lá vông chữa mất ngủ có thực sự hiệu quả không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính

  • I – Lá vông là lá gì?
  • II – Lá vông nem có tác dụng gì? Tác dụng của lá vông nem
  • III – Cách dùng lá vông chữa mất ngủ
    • 1. Ăn lá vông trị mất ngủ
    • 2. Nước lá vông chữa mất ngủ
    • 3. Bài thuốc sắc từ lá tầm vông chữa mất ngủ
    • 4. Cao lá vông nem trị mất ngủ
    • 5. Sử dụng lá vông nem chữa mất ngủ bằng cách ngâm rượu
    • 6. Canh lá vông chữa mất ngủ
  • IV – Cây vông chữa mất ngủ có thực sự hiệu quả?

I – Lá vông là lá gì?

Cây vông còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây vông nem, thích đồng bì và hải đồng bì. Loại cây này thường được trồng nhiều ở Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Campuchia,  Indonesia, Myanmar và Sri Lanka.

Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina orientalis, chiều cao trung bình từ 10-20m, lá có 3 chét hình tam giác với chiều dài khoảng 20-30cm.

Hoa cây vông nem có màu đỏ tươi và mọc thành từng chùm. Quả cây vông nem ít, hình dáng giống như các loại đậu, trong mỗi hạt có chứa từ 4-8 hạt màu nâu hoặc đỏ.

Cây vông nem còn có tên gọi khác là thích đồng bì và hải đồng bì

Theo các nghiên cứu khoa học, thân và lá vông nem có chứa các alcaloid độc như erysodin, erythralin, erythrin, erysodin, erysopin và erysotrin.

Trong khi đó, hạt cây vông nem lại chứa  alcaloid như erythralin và hypaphorin. Ngoài ra, vỏ và lá tầm vông còn có các saponin như mygrain, tanin và flavonoid. Còn hạt cây vông nem chứa hàm lượng lớn chất béo, chất vô cơ và protein. 

II – Lá vông nem có tác dụng gì? Tác dụng của lá vông nem

– Lá và thân đều chứa một ancaloid độc êrytrin (Erythrine) có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ.

Ngô Ứng Long, ở phòng Dược lý Trường sĩ quan Quân y (1960) có nghiên cứu tác dụng dược lý của lá vông đi đến kết luận như sau:

Tác dụng của lá tầm vông là giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp.

– Tác dụng co bóp các cơ. Lá vông ít độc. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, chuột lang, chuột bạch, thỏ, mèo, chó, khỉ, đều không thấy hiện tượng ngộ độc nào.

Trên thí nghiệm nước sắc 10% lá vông, 9% ° NaCl có tác dụng làm co cứng cơ chân ếch và cơ thắt trực tràng, co thắt cơ van, cơ hậu môn.

Lá vông nem trị bệnh gì? Vông nem kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng điều trị các bệnh sau:

  • Mất ngủ.
  • Phong thấp.
  • Viêm ruột tiêu chảy.
  • Viêm da.
  • Lòi dom/Trĩ.
  • Chảy máu mũi.
  • Đại tiện ra máu.
  • Mồ hôi trộm ở trẻ em.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Chân tê phù.
  • Rong kinh, kinh nguyệt không đều.

III – Cách dùng lá vông chữa mất ngủ

Theo Đông y, cây lá vông nem có vị hơi đắng và tính bình; quy kinh Can, Thận có tác dụng khứ phong thấp, thông kinh lạc, sát trùng. Dùng chữa lưng gối đau nhức, tê liệt, lở ngứa. Người không phong hàn thấp không dùng được.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cho thấy, hoạt chất êrytrin (Erythrine) được tìm thấy trong lá và thân cây vông có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp. Chính vì vậy, lá vông trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc, ngủ không sâu giấc.

Lá, hoa, hạt và vỏ cây vông nem đều được sử dụng để bào chế thành các bài thuốc chữa bệnh

(→  Xem thêm cách trị mất ngủ bằng gừng TẠI ĐÂY)

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc và cách chữa mất ngủ bằng lá vông dưới đây:

1. Ăn lá vông trị mất ngủ

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g lá vông nem.

– Cách thực hiện: Rửa sạch rồi vò qua lá vông nem. Cho vào nồi cơm hấp cho tới khi cạn thì lấy ra. 

– Cách dùng: Trước khi đi ngủ ăn sẽ sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc.

2. Nước lá vông chữa mất ngủ

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 16g lá vông nem tươi, 59 tim sen, 10g táo nhân, 1 lít nước, 3 bông hoa nhài và bình giữ nhiệt.

– Cách thực hiện và cách dùng: Lá vông nem tươi đem rửa sạch rồi vò nát; táo nhân và tim sen đem sao thơm (lưu ý không được sao đen).

Cho tất cả các nguyên liệu vào bình giữ nhiệt rồi đổ 1 lít nước sôi vào rồi đậy nắp. Hãm trong vài phút, sau đó mở ra chờ nước nguội rồi cho hoa nhài vào. 

– Cách dùng: Uống làm nhiều lần trong ngày.

3. Bài thuốc sắc từ lá tầm vông chữa mất ngủ

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: Khoảng 8-16g lá vông phơi khô, ấm đất và 200ml nước.

– Cách thực hiện: Rửa sạch lá vông rồi cho vào ấm đất. Đổ 200ml nước vào đun sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn khoảng 50mll thì tắt bếp. 

– Cách dùng: Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt kết quả tốt nhất.

Bài thuốc sắc chữa mất ngủ bằng lá vông khô

4. Cao lá vông nem trị mất ngủ

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 400g lá vông, 400g lạc tiên, 100g rau má, 100g lá gai.

– Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó thái nhỏ rồi đem phơi khô. Cho vào nồi nấu với nước từ 2-3 lần.

Chắt lấy nước rồi đun cô lấy khoảng 700ml. Tiếp đó, cho 1.000g đường vào 700ml nước đun cho đến khi cô lại còn 1 lít thành phẩm.

– Cách dùng: Mỗi ngày uống 40ml cao lỏng và chia thành 2 lần uống.

5. Sử dụng lá vông nem chữa mất ngủ bằng cách ngâm rượu

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g lá vông bánh tẻ tươi, 1 lít rượu trắng khoảng 30-40 độ, lọ thủy tinh.

– Cách thực hiện: Lá vông tươi rửa sạch rồi phơi khô ở trong bóng râm. Thái nhỏ lá vông đã phơi rồi cho hết vào lọ thủy tinh, tiếp tục đổ 1 lít rượu vào sao cho ngập  hết lá vông. Để ngâm khoảng 20 ngày thì thể mang ra sử dụng.

– Cách dùng: Mỗi ngày uống khoảng 10 đến 20ml rượu ngâm lá vông.

6. Canh lá vông chữa mất ngủ

Ngoài những bài thuốc lá vông trị mất ngủ ở trên, người bệnh có thể nấu lá vông thành canh để chữa bệnh mất ngủ. 

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá vông nem tươi, lá dâu tằm.

– Cách thực hiện: Rửa sạch lá dâu tằm và lá vông nem sau đó cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi. Khoảng 5 phút sau thì tắt bếp.

– Cách dùng: Ăn mỗi ngày 1 bát canh lá vông giúp an thần, giảm căng thẳng và dễ ngủ.

Ăn lá vông trị mất ngủChữa mất ngủ bằng cách ăn canh lá vông hàng ngày

Các bài thuốc trên bệnh nhân nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ y học cổ truyền, trường hợp bệnh nhân mất ngủ kéo dài, thì tốt nhất nên đi khám bác sỹ để có cách điều trị phù hợp.

IV – Cây vông chữa mất ngủ có thực sự hiệu quả?

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, lá cây vông nem có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ và đã có rất nhiều người sử dụng lá vông trị mất ngủ.

Vậy lá vông chữa bệnh mất ngủ thực sự có hiệu quả hay không? – đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trước khi áp dụng phương pháp chữa mất ngủ bằng lá vông

Lá vông nem là thảo mộc tự nhiên được nhiều người tin dùng để cải thiện triệu chứng mất ngủ vì rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên cần sử dụng đúng cách và tuân thủ theo bác sĩ y học cổ truyền.

Lưu ý khi sử dụng lá vông nem: Người bệnh tự ý dùng lá vông nem mà không có hướng dẫn và kê đơn từ các bác sĩ y học cổ truyền về liều lượng hay cách dùng. Điều này dẫn tới lá vông gây phản ứng phụ khiến người bệnh mất ngủ nặng hơn.

Do vậy, để điều trị chứng mất ngủ, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị cụ thể theo từng nguyên nhân gây bệnh.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Đánh giá

Từ khóa » Cây Lá Vông