Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Lạc cảnh Đại Nam văn Hiến (hay còn gọi là Đại Nam Du lịch thần tiên, tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Đại Nam, tên quốc tế: ĐAI NAM JOINT STOCK CORPORATION, viết tắt: ĐAI NAM CORP) là một khu du lịch tọa lạc tại phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Đây là công trình du lịch quy mô lớn được xây dựng từ năm 1999 với tổng kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng và sau đó bắt đầu mở cửa đón du khách từ ngày 11 tháng 9 năm 2008 đến nay.
Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến có đủ cả biển, hồ, sông, núi và các tường thành,[1] trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ Đại Nam hay còn gọi là Kim Điện và dãy núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có nhiều hạng mục quan trọng khác như vườn thú mở, biển nhân tạo và khu vui chơi giải trí.[1] Chủ nhân của khu du lịch này hiện là ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng. Tuy nhiên bà Hằng bị tạm giam kể từ ngày 24/3/2022 với tội danh Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam.[2][3][4]
Điểm du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Kim Điện
[sửa | sửa mã nguồn]Cổng Thanh Vân
[sửa | sửa mã nguồn]Cổng Thanh Vân được xây dựng bằng chất liệu gỗ hoàn toàn từ trong ra ngoài. Trước cổng Thanh Vân là bến xe điện và nhà rường kiểu Huế ở cả hai bên được lợp bằng ngói lưu li xanh. Sau cổng Tam Quan này là dãy hành lang miêu tả 54 dân tộc Việt Nam trải dài cập theo cổng Tam Quan. Từ cổng chính vào, qua cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích thì sẽ đến cổng chính của Đại Nam Quốc Tự. Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m², cầu thang đi lên có 9 bậc tam cấp.[cần dẫn nguồn]
Kim Điện
[sửa | sửa mã nguồn]Kim Điện là một công trình được xây dựng dựa theo kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000m² với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căn Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt.[cần dẫn nguồn]
Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, vua Hùng Vương và vua Trần Nhân Tông, hai bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh tướng Trần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam. Các cánh cửa đền được khắc những câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là hai bức tượng Thánh Gióng và danh tướng Lý Thường Kiệt cưỡi ngựa mạ vàng. Tuy nhiên ban đầu khi khai trương công trình chỉ có ba bệ tượng là tượng Phật Tổ, vua Hùng và Hồ Chí Minh.[cần dẫn nguồn]
Khu vui chơi
[sửa | sửa mã nguồn]Dãy núi Bảo Sơn
[sửa | sửa mã nguồn]Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65.8m, rộng 250m, được đánh giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Bên trong dãy Bảo Sơn là công trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Phật Di Lặc,v.v.. Bao quanh dãy Bảo Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang.[cần dẫn nguồn]
Biển Đại Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Biển Đại Nam được xây dựng trên diện tích gần 22 ha, tổng diện tích mặt nước 20.000m², chiều dài bờ biển 1,4 km. Đây được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam.[cần dẫn nguồn] Biển có các bãi tắm, hệ thống tạo sóng nhân tạo có thể làm ra những con sóng cao 1,6m.
Vườn thú Đại Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Vườn thú Đại Nam là vườn thú mở đầu tiên ở Việt Nam.[cần dẫn nguồn] Vườn thú có khuôn viên rộng 12,5 hécta, bao gồm 100 loài động vật như: sư tử trắng, tê giác trắng, hổ trắng, v.v..
Tạm ngừng hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Từ 8 tháng 9 đến 28 tháng 10 năm 2014, tỉnh Bình Dương đã ban hành 12 văn bản trong 4 ngày gửi tới Công ty cổ phần Đại Nam, liên quan tới việc thu hồi quyền sử dụng 61,4ha đất ở của công ty.[5] UBND tỉnh Bình Dương khẳng định không hề thu hồi đất khu công nghiệp Sóng Thần 3 mà chỉ thu hồi sổ đỏ cấp sai; còn ông Dũng nói thực chất đó là quyết định thu hồi đất và đòi Bình Dương bồi thường 1.800 tỷ đồng.[6]
Để đáp lại, ông Huỳnh Uy Dũng đã có tuyên bố sẽ đóng cửa Khu du lịch Đại Nam. Ngày 3 tháng 11 năm 2014, trong văn bản thông báo do Tổng giám đốc công ty Nguyễn Hữu Phước ký nêu rõ: từ 10 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014, Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến sẽ tạm ngừng hoạt động.[7][8][9][10] Vào ngày 7 tháng 11 năm 2014, Công ty cổ phần Đại Nam vừa ra thông báo dời lại ngày tạm đóng cửa tới hết ngày 19 tháng 11.[11]
Ông Dũng cũng cho biết ông quyết định đóng cửa khu du lịch Đại Nam và dần dần sẽ là các hoạt động khác của Công ty Đại Nam, để chờ đợi chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.[12][13]
Tình trạng tài chính Công ty cổ phần Đại Nam
[sửa | sửa mã nguồn]Trong năm 2019, Công ty cổ phần Đại Nam lỗ sau thuế 154 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp lỗ 422 triệu đồng.[14]
Thư viện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Tượng Lý Thường Kiệt
- Tượng Thánh Gióng
- Quảng trường lớn nhất
- Ngũ Hành Sơn nhân tạo
- Cổng Thanh Vân
- Cầu Ngọc Bích
- Quảng trường trung tâm
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Đại Nam Thế giới du lịch: Nơi tôn vinh văn hóa Việt”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2008.
- ^ “Khu du lịch văn hoá - lịch sử Đại Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
- ^ “ĐẠI LỄ CẦU SIÊU CHO TOÀN DÂN VIỆT ĐÃ KHUẤT TỪ KHI DỰNG NƯỚC”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2009.
- ^ Nơi đánh thức lòng tự hào dân tộc
- ^ “Ông Dũng 'Lò Vôi' bị thu hồi quyết định sử dụng đất - VnExpress Kinh doanh”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Ông Dũng lò vôi đòi Bình Dương đền 1.800 tỷ đồng”. Người Lao động. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Chính thức đóng cửa khu du lịch Đại Nam - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Khu du lịch Đại Nam đóng cửa sau tuyên bố của ông Dũng 'Lò Vôi' - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Xôn xao việc khu du lịch Đại Nam đóng cửa - Chính trị - Xã hội - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 5 tháng 11 năm 2014. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Ông Dũng lò vôi chính thức đóng cửa khu du lịch Đại Nam”. Báo điện tử Dân Trí. 4 tháng 11 năm 2014. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Khu du lịch Đại Nam dời ngày đóng cửa tới 20-11 - Chính trị - Xã hội - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 7 tháng 11 năm 2014. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Ông Huỳnh Uy Dũng: Tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam của tôi không phải là dọa”. Báo điện tử Dân Trí. 6 tháng 11 năm 2014. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Đóng cửa một khu du lịch ở Bình Dương vì tranh chấp đất đai?”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập 7 tháng 11 năm 2014.
- ^ “Công ty của ông Dũng 'lò vôi' lỗ gần nửa tỷ mỗi ngày”. VNN. 17 tháng 3 năm 2021.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.Từ khóa » Diện Tích Kdl đại Nam
-
Diện Tích Khu Du Lịch Đại Nam Rộng Bao ...
-
Khu Du Lịch Đại Nam Lớn Tới Mức Nào? Khám Phá Sản Nghiệp Bà ...
-
Kỷ Lục Nhiều Cái Nhất Của Khu Du Lịch Đại Nam Văn Hiến (Tỉnh Bình ...
-
Diện Tích Khu Du Lịch đại Nam
-
Khu Du Lịch Đại Nam - Bình Dương
-
Khu Du Lịch Đại Nam ở đâu? Khám Phá Kỷ Lục Tại Đại Nam - Aivivu
-
Diện Tích Khu Du Lịch Đại Nam Rộng Bao Nhiêu Hecta, Số điện Thoại ...
-
Dien Tich Khu Du Lịch đại Nam
-
Khu Du Lịch Đại Nam | Du Lịch Thủ Dầu Một | Dulich24
-
Dien Tich Khu Du Lịch Đại Nam Thiên Đường Lạc Cảnh Ngàn Năm ...
-
Khu Du Lịch Đại Nam Rộng Bao Nhiêu
-
Khu Du Lịch Đại Nam - Đất Sổ Hồng Bình Dương
-
Diện Tích Khu Du Lịch đại Nam - Ta
-
Bí Kíp đi Dã Ngoại Tại Khu Du Lịch Đại Nam Thiên đường Lạc Cảnh ...