Lạc Tiên - Vị Thuốc An Thần, Chữa Mất Ngủ
1. Đặc điểm của cây lạc tiên
Lạc tiên còn gọi là cây lạc, cây nhãn lồng (Nam Bộ), lồng đèn, hồng tiên, long châu quả, mắc mát (Đà Lạt). Tên khoa học Passiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae.
Lạc tiên là một loại dây mọc leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm. Lá mềm, mọc so le, hình tim, dài 6-10cm, rộng 5-8cm, mép lượn sóng và xẻ hơi sâu thành 3 thùy. Đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuống lá dài 7-8cm. Đầu tua cuốn thành lò xo.
Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng hay hơi tím nhạt, đường kính 5,5cm, lá dài màu trắng phía dưới có gân xanh, dưới lá dài có 3 gân chính với những gân phụ trông như lá mà không có phiến chỉ có gân lá không thôi.
Một đĩa có 2 tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong cũng có lông mịn. Trụ cao có đầu tím đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới.
Quả hình trứng dài 2-3cm. Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7.
Cây lạc tiên mọc hoang ở khắp nơi tại nước ta. Năm 1940, một dược sĩ Việt Nam từ Pháp về thấy cây này hơi giống Passiflora ở bên Pháp mà tại Pháp người ta dùng cây đó làm thuốc an thần nên đã dùng cây lạc tiên của ta chế thành thuốc làm thuốc an thần.
Hái toàn cây trừ rễ, dùng tươi hay phơi khô mà chế thuốc sắc hay pha rượu thuốc.
Quả lạc tiên chín chứa acid xyanhydric.
2. Công dụng và liều dùng
Lạc tiên thường được sử dụng làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp; thường được phối hợp với nhiều vị thuốc khác như tim sen (liên tâm), lá dâu..
Ngày dùng 6 đến 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc hay pha rượu.
3. Bài thuốc có lạc tiên trị mất ngủ
Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh, để làm thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3-5cm. Trước khi dùng sao hơi vàng, dùng dần.
- Trường hợp ngủ không yên giấc: Sắc riêng 20 - 40g lạc tiên khô, uống.
- Trường hợp tim hồi hộp, loạn nhịp, mất ngủ, lo âu, đau đầu, choáng váng: Lạc tiên nấu thành cao lỏng với tỷ lệ 1 phần lạc tiên 1 phần nước, pha thêm chút đường cho dễ uống, ngày 2-3 lần, mỗi lần 50 -100ml, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Phối hợp với một số dược liệu an thần khác như lạc tiên, lá vông, lá dâu, lá sen, mỗi loại 20g, tâm sen 4g. Sắc uống ngày một thang. Uống 2-3 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Hoặc hái phần ngọn và lá non của lạc tiên mỗi lần khoảng 100 - 200g nấu canh ăn giúp ngủ ngon.Trong dân gian, bà con ta thường thu hái quả, rửa sạch, bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả, thêm ít nước đun sôi để nguội và chút mật ong hoặc đường đủ ngọt để uống. Dịch quả lạc tiên thơm, ngon, bổ, mát; thích hợp cho giải nhiệt mùa hè.GS.TS. Phạm Xuân Sinhhttps://suckhoedoisong.vn/cay-lac-tie...
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chính phủ chỉ đạo xem xét cấp giấy lưu hành vaccine nội địa Nanocovax.
Từ khóa » Cây Rau Lạc Tiên
-
Cây Lạc Tiên Một Loại Rau ăn Quả Mọc Dại Có Nhiều Công Dụng
-
TÁC DỤNG CÂY LẠC TIÊN (CÂY CHÙM BAO)
-
Cách Làm Rau Lạc Tiên Luộc Và Rau Lạc Tiên Xào Thịt Bò Cực Dễ - AFamily
-
Hướng Dẫn Cách Chế Biến Rau Lạc Tiên: Cách Nấu Canh Và Xào Rau
-
Cây Lạc Tiên: Đặc Điểm, Công Dụng Và 7 Bài Thuốc Hay Nhất
-
Tác Dụng Của Cây Lạc Tiên - Vinmec
-
Cách Sử Dụng Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ, An Thần, Suy Nhược
-
Rau Lạc Tiên Nấu Canh
-
Rau Lạc Tiên Nấu Canh
-
Cây Lạc Tiên: Vị Thuốc Giúp Ngủ Ngon Từ Thiên Nhiên
-
Cây Lạc Tiên: Tác Dụng Chữa Mất Ngủ Và Cách Dùng Vị Thuốc Quý
-
2 Công Thức Món Ngon Từ Rau Lạc Tiên Cho Bà Bầu Bị Mất Ngủ Về đêm
-
Tác Dụng Và Cách Dùng Cây Lạc Tiên Tốt Cho Sức Khỏe