Lạc Tiên: Vị Thuốc Thần Kỳ Chữa Mất Ngủ Quanh Ta
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Lạc tiên là gì?
- Thành phần hóa học và tác dụng của Lạc tiên
- Cách sử dụng Lạc tiên
- Một số bài thuốc từ Lạc tiên
- Kiêng kỵ
Lạc tiên là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà vị thuốc này có thể an thần, thanh nhiệt… hiệu quả. Sau đây, hãy cùng YouMed hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này
Lạc tiên là gì?
Tên gọi khác: Nhãn lồng, tây phiên liên, chùm bao, dây bầu đường…
Tên khoa học: Passiflora foetida L.
Họ khoa học: Họ Lạc tiên (Passifloraceae).
Tên dược liệu: Herba Passiflorae Foetidae.
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn bộ cây Lạc tiên trừ rễ.
1. Đặc điểm sinh trưởng và thu hái
Theo nhiều tài liệu, Lạc tiên có nguồn gốc từ Châu Mỹ. Ngày nay, cây di thực và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Lào,…
Trong số 15 loài thuộc chi Passiflora ở Việt Nam thì Lạc tiên là loài mọc tự nhiên, có vùng phân bố rộng rãi, rải rác từ trung du miền núi thấp, đến đồng bằng khắp 3 miền…Nhiều nhất ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn… Bên cạnh đó, cây còn được trồng ở các vườn thuốc nam để làm thuốc.
- Đặc điểm sinh trưởng
Loài cận nhiệt đới, ưa ẩm, ưa sáng, mọc trùm lên các cây bụi rậm. Cây cần có đủ ánh sáng, vì vậy cần tỉa bớt cành, tránh để rậm rạp.
Sinh trưởng mạnh từ giữa tháng 3-8. Hoa quả nhiều hằng năm.
Vào mùa đông, xuất hiện hiện tượng rụng lá ở cây.
Lạc tiên tái sinh chủ yếu từ hạt hay phương pháp giâm cành. Sau khi chặt phần còn lại tái sinh chồi khỏe. Hạt lấy ra khỏi quả, hong khô rồi gieo 2-3 tuần sẽ nảy mầm. Cành giâm là cành bánh tẻ của cây đã trưởng thành, giâm đoạn cây từ 3 mắt trở lên, thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân.
Không đòi hỏi đặc biệt từ chất đất, nhưng nếu đất nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt, cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Cần chú ý nhện đỏ, rệp đục quả…
- Thu hái
Lạc tiên dễ trồng, thu hái bất kỳ thời điểm trong năm, tốt nhất là vào mùa xuân.
Sau khi thu hoạch, đem vị thuốc loại bỏ tạp chất, rửa sạch, cắt ngắn thành từng đoạn nhỏ, rồi đem phơi, sấy khô.
Thời gian ra hoa thường vào tháng 5 – 7, sai quả thường vào tháng 8 – 9.
2. Mô tả toàn cây Lạc tiên
Thân leo, bên trong rỗng, lông mềm phủ quanh toàn cây. Có các tua cuốn quấn quanh, thường mọc ra từ kẽ lá
Lá Lạc tiên mọc so le, kích thước dài khoảng 6-8 cm, rộng khoảng 10 cm, phân thành 3 thùy nhọn. Phiến lá hình trái tim, có lông mềm bao phủ, mặt dưới xanh nhạt hơn phía trên. Cuống lá dài khoảng 4-5 cm.
Hoa to, đơn độc, màu trắng, lưỡng tính, đều. Tổng bao hoa gồm 3 lá bắc, tách rời nhau chia thành nhiều dải sợi nhỏ. Bao hoa gồm 5 lá đài màu xanh lục, mép viền trắng. Có một phần phụ hình sừng nhọn ở mặt ngoài mỗi lá đài. Hoa gồm 5 cánh rời, xếp xen kẽ với các lá đài, còn ở giữa có màu trắng pha tím. Lá đài màu trắng, phía dưới có gân xanh, phía dưới có 3 gân chín. Một vòng tua gồm rất nhiều phần phụ của cánh hoa, hình sợi chỉ màu tím. Ở giữa hoa có một cuống hình trụ mang 5 nhị, có bao phấn đính lưng màu vàng. Bầu nhụy gồm 3 lá noãn, bầu thượng 1 ô.
Dạng “quả tương” được bao xung quanh bởi lá bắc mạng lưới, dạng hình cầu, vỏ ngoài mỏng. Khi sống có màu xanh, vị chua, lúc chín thì chuyển thành màu vàng, vị ngọt dịu. Bên trong quả, có các hạt mọng và chất dịch. Quả dễ vỡ và nát nên khi thu hái phải cẩn thận, sấy khô nhanh chóng.
3. Bào chế – Bảo quản
- Mô tả dược liệu
Lạc tiên sau khi thu hái được phân thành những đoạn thân nhỏ, rồi đem phơi hay sấy khô. Thân dược liệu rỗng dài khoảng 5 cm, có lá và tua cuốn, thỉnh thoảng có lẫn quả và hoa. Toàn thân và lá có lông mịn bao phủ. Phiến lá đầu nhọn, mỏng màu vàng nâu, kích thước khoảng 7x10cm, có 3 thùy.
- Bảo quản
Dược liệu nếu quả trải qua sơ chế cần để nơi khô ráo, thông thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Thành phần hóa học và tác dụng của Lạc tiên
1. Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu, Lạc tiên có thành phần hoạt chất đa dạng và phong phú:
- Alcaloid 0,033%, trong đó có harman, Flavonoid 0,074%, Saponin
- Saporanetin, Passiflorin, Vitexin, Sapomarin, Harmin, Harmol, Harmalol, Hermalin, Chất xơ.
- Giàu khoáng chất và các loại vitamin như A, C…
- Bên cạnh đó, ở quả chín có chứa lượng muối khoáng lớn như P, Ca, Fe.
2. Tác dụng Y học hiện đại
- An thần, giúp ngủ ngon giấc: Thành phần alcaloid có nhân harman giúp kéo dài giấc ngủ nhờ ngăn cản được hoạt động của cafein trên cơ thể thỏ.
- Hỗ trợ bệnh lý tim mạch, hồi hộp trống ngực: Flavonoid khắc phục chứng tim đập nhanh tại một số thí nghiệm trên cơ thể chuột.
- Thanh nhiệt, mát gan
- Giãn cơ trơn, chống co thắt cơ: Điều trị hiệu quả các cơn đau tử cung và đường tiêu hóa.
- Theo tài liệu Ấn Độ, quả Lạc tiên chín có thể ăn được nhưng lúc còn xanh thì độc vì chứa glycoside cyanogenetic.
3. Tác dụng Y học cổ truyền
- Tính vị: Vị ngọt, đắmg, tính mát
- Quy kinh: Kinh Tâm, Can
- Công dụng: An thần, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc…
- Chủ trị: Chứng mất ngủ, nằm mơ nhiều, nóng gan, tim hồi hộp, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp, người mệt mỏi, viêm mủ da…
Cách sử dụng Lạc tiên
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Lạc tiên có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc ăn trực tiếp…
Liều dùng:
- Dạng thuốc sắc 6-16g/ ngày. Nên uống trước khi đi ngủ 1 giờ để tăng tác dụng an thần.
- Cao lỏng, siro lượng tương ứng.
- Dược liệu khô 20-40g hãm với nước uống hằng ngày thay trà.
- Dạng viên nang: Khoảng 90 mg/ ngày
- Có thể hái ngọn non luộc ăn. Quả chín vàng ăn trực tiếp.
Một số bài thuốc từ Lạc tiên
1. Hỗ trợ chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ
Lạc tiên 16g, đem đi sắc uống mỗi ngày.
Hoặc Lạc tiên 150g, lá Vông 130g, tâm Sen 2,2g, lá Dâu 10g, đường 90g. Tất cả nấu thành cao lỏng. Ngày dùng 2 – 4 thìa to (khoảng 5g), uống trước khi ngủ.
Hoặc Lạc tiên 20g, hạt Sen 12g, cỏ Tre 10g, lá Dâu 10g, cỏ Mọc 15g, lá Vông nem 12g, Cam thảo 6g, Xương bồ 6g, Táo nhân sao 10g. Đem tất cả dược liệu sắc nước uống, chia thành 2-3 lần uống/ ngày.
2. Hỗ trợ điều trị viêm ngoài da, ngứa
Lạc tiên tươi hoặc khô khoảng 100g, đem đun nấu với 2 lít nước, dùng tắm hoặc rửa lên vùng da cần điều trị.
3. Thanh nhiệt, mát gan từ quả Lạc tiên
Quả chín 500g, cắt đôi, nạt hết ruột rồi đem ép lọc chắt lấy nước. Sau đó, cho thêm 250g đường và 1l nước, trộn tất cả với nhau, sẽ tạo ra một loại nước giải khát bổ dưỡng, nhiều vitamin.
Kiêng kỵ
- Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vị thuốc.
- Không nên sử dụng vị thuốc bị hư hỏng, ẩm mốc.
- Khi sử dụng chung Lạc tiên với các loại thuốc tây y thuốc nhóm an thần, chống đông máu, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi dùng quá liều sẽ gây ra một số tác dụng không mong muốn như:
- Mệt mỏi, bồn chồn
- Buồn nôn
- Ngủ gật, luôn buồn ngủ…
Lạc tiên không chỉ là loài cây quen thuộc, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Từ khóa » Cây Lạc Tiên Uống Có Tác Dụng Gì
-
Cách Sử Dụng Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ, An Thần, Suy Nhược
-
Tác Dụng Của Cây Lạc Tiên - Vinmec
-
TÁC DỤNG CÂY LẠC TIÊN (CÂY CHÙM BAO)
-
Lạc Tiên - Vị Thuốc An Thần, Chữa Mất Ngủ
-
Cây Lạc Tiên: Đặc Điểm, Công Dụng Và 7 Bài Thuốc Hay Nhất
-
Công Dụng Của Cây Lạc Tiên? Chữa Mất Bệnh Ngủ Có Hiệu Quả?
-
Một Số Bài Thuốc Chữa Mất Ngủ Từ Cây Lạc Tiên
-
Tác Dụng Và Cách Dùng Cây Lạc Tiên Tốt Cho Sức Khỏe
-
Cây Lạc Tiên: Vị Thuốc Chữa Mất Ngủ Và Rất Nhiều Công Dụng, Bài ...
-
Cây Lạc Tiên Chữa Mất Ngủ - Vị Thuốc Quý Của Người Việt
-
Công Dụng Và Cách Sử Dụng Cây Lạc Tiên Trong điều Trị Bệnh Nhân Gian
-
Cây Lạc Tiên: Tác Dụng Chữa Mất Ngủ Và Cách Dùng Vị Thuốc Quý
-
Uống Cây Lạc Tiên Nhiều Có Tốt Không? Nên Uống Bảo Nhiêu Là ...