Lãi Bộn Với Chiêu “hóa” Giòn Cá Chép | Báo Dân Trí

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Bỏ quy định cấm bán bia cho phụ nữ cho con bú: “hợp lý, hợp tình”* “VN-Index có thể đạt 650 điểm vào cuối tháng 10!”* 10 ý tưởng trang trí tuyệt vời từ đồ cũ* Khối ngoại "tranh cướp" gom hàng cổ phiếu Kinh Bắc* Tổng cục Đất đai từ chối "chỉ tên" đơn vị gây nhũng nhiễu cấp sổ đỏ
Thời gian gần đây, tại một số nhà hàng lớn ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, TP. Long Xuyên… thực khách bắt đầu hiếu kỳ với giống cá chép giòn và sẵn sàng chi bạc triệu để thưởng thức món cá chép giòn nấu mẻ, nấu ngót hoặc chiên… mặc dù nguồn gốc cá cũng như sự “hóa” giòn bất thường của cá vẫn còn là ẩn số.

Quan sát hình dáng bên ngoài cá chép giòn đang được bán ở các nhà hàng chẳng khác giống cá chép vàng mà người dân miền Tây hay nuôi nhiều vào mùa lũ. Nhưng hiện nay, nhiều người vẫn chưa rõ nguồn gốc cá chép giòn này, vì đa phần đều cho rằng giống cá chép giòn được lai tạo từ một loài cá có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Hà Lan…

Nhìn bề ngoài, cá chép giòn chẳng khác mấy với giống các chép vàng mà người dân ta hay nuôi lâu nay
Nhìn bề ngoài, cá chép giòn chẳng khác mấy với giống các chép vàng mà người dân ta hay nuôi lâu nay

Về bên ngoài cá chép giòn và các chép ta chẳng khác mấy, tuy nhiên khi cá chép giòn được chế biến, thịt cá bỗng dai, giòn… Người ăn không thể dùng đũa để sẻ mà phải dùng đến kéo hoặc dao để cắt thịt cá ra thành từng miếng nhỏ, vừa ăn.

Hỏi thăm về nguồn gốc giống cá này, nhân viên các nhà hàng cho biết được mua ở An Giang. Qua giới thiệu của nhiều người chúng tôi được biết hiện nay tại An Giang có hai hộ nuôi các chép giòn rất thành công là ông Phạm Đăng Thập ở phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên và ông ông Nguyễn Văn Chiến ở ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú.

Theo hai hộ nuôi này cho biết nguyên nhân chính làm thịt cá chép “hóa” giòn là từ nguồn thức ăn đậu tằm. Tuy nhiên, khi cá đạt trọng lượng từ 900gr trở lên, người nuôi mới bắt đầu cho cá ăn đậu tằm để cá đạt trọng lượng từ 1,2 -1,5kg là xuất bán. Hiện nay, giá cá chép giòn bán cho các thương lái tại ao khoảng 190.000 – 200.000 đồng/kg.

Nhìn bề ngoài, cá chép giòn chẳng khác mấy với giống các chép vàng mà người dân ta hay nuôi lâu nay
Hiện giá các chép giòn bán tại ao có giá từ 190.000 - 200.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi thu lời rất cao tuy nhiên các nhà quản lý thì cảnh báo người dân không nên thả nuôi ồ ạt khi chất lượng cá chưa được đánh giá đầy đủ

Ông Chiến cho biết: "Cá chép giòn rất dễ nuôi, tỉ lệ hao hụt khoảng 1%. Trong 9 tháng đầu, cá chép giòn được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp và khoảng 3 tháng sau cá mới chuyển qua thức ăn đậu tằm. Trung bình 1 tấn các chép giòn cần khoảng 1,5 tấn đậu tằm (1kg đậu tằm khoảng 25.000 đồng) và giá thành nuôi cá hiện nay khoảng 90.000 – 100.000 đồng/kg cá. Do vậy, với giá mua hiện nay mỗi ký các người nuôi còn lời trên dưới 100.000 đồng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Thanh Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ khẳng định: “Giống cá chép giòn chính là giống cá chép của ta bấy lâu nay chứ không phải giống cá lai tạo hay du nhập từ bên ngoài vào. Tuy nhiên về việc thịt cá trở nên dai, giòn,… nhiều người bảo do cá ăn đậu tằm thì cần phải có nghiên cứu thêm. Vì đến nay, tại TP. Cần Thơ cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu, giải đáp được các câu hỏi vì sao thịt cá dai giòn, có đảm bảo sức khỏe hay không?... Do vậy, người dân cũng không nên vì lợi nhuận trước mắt, đổ xô nuôi cá, không may thị trường “từ chối” là thua lỗ nặng.”

Nguyễn Hành
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Từ khóa » Cá Chép Giòn An Có Tốt Không