Lại Chuyện Thiêng ở Hang Tám Cô - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Mạo muội nhắc lại
Hàng vạn du khách trong ngoài nước nhiều năm qua khi cá nhân khi tốp khi đoàn, quanh năm suốt tháng ngày nào cũng có hương khói viếng Hang Tám Cô.
Đã nghe rồi nghe lại. Đã nhắc rồi nhắc thêm. Sự liệt oanh cùng tử tế, có lẽ chả bao giờ nhàm?
Vâng, chỉ có là huyền thoại. Về Đường 20 Quyết Thắng xuyên dãy Trường Sơn ấy. Đường nối từ đông sang tây Trường Sơn nhằm phá thế độc đạo của đường 12, khắc phục túi nước Xiêng Phan trong mùa mưa Lào.
Đường khởi đầu từ Động Phong Nha, qua A ki Ta Lê - đèo Phu La Nhích, dài 125 km; trong đó 41 km xuyên qua những khoảng núi đá vôi chất ngất. Ngày khởi công được tiến hành bí mật vào đúng Tết Bính Ngọ (1966). Hơn 4.000 thanh niên xung phong (TNXP), gần 50% là nữ của các tỉnh Hà Nam, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Quảng Bình, Nghệ An, Thái Bình, Hà Tây, Thanh Hóa đã tham gia khai mở con đường. Sau 77 ngày đêm liên tục thi công, tuyến đường cơ giới bí mật vận chuyển người và vũ khí cho chiến trường miền Nam đã hoàn thành.
Huyền thoại nối tiếp huyền thoại. Với yếu tố bí mật bất ngờ sau nhiều tháng con đường đưa vào vận hành, địch mới phát hiện ra. Đường 20 Quyết Thắng oằn mình liên tục dưới hàng vạn tấn bom các loại của kẻ thù. Hàng chục trọng điểm máu lửa với những Cua Chữ A, Đèo Pu La Nhích, Ngầm Ta Lê do TNXP và bộ đội ngày đêm sống bám đường chết kiên cường dũng cảm. Hơn 550 TNXP và bộ đội đã lần lượt ngã xuống với con đường này để đảm bảo cho đường luôn thông suốt.
Trên đường 20 Quyết Thắng, ở km 16+500 có một cái tên đã trở thành huyền thoại. Buổi chiều ngày 14/11/1972, rất gần với thời điểm ngừng bắn, một trận oanh tạc khủng khiếp của máy bay B52 đã rải hàng ngàn quả bom cỡ lớn xuống đường 20 Quyết Thắng.
Tại km 16+500 của đường 20 Quyết Thắng có một cái hang. Tạm tránh bom thù đang trút xuống, trong hang khi đó có 8 TNXP và bộ đội. Cái hang từng che chở mạng sống của nhiều TNXP và bộ đội trong những đợt hủy diệt con đường đã không cứu được họ. Một tảng đá khổng lồ trên 1.000 tấn rơi xuống bịt kín cửa hang.
Ba chiếc xe tăng T54 mau chóng được điều đến. Móc cáp. Những chiếc chiến xa đồng loạt rú ga. Bánh xích cày xuống đá tóe lửa. Cáp căng như dây đàn. Lát sau đứt phựt. Lại móc cáp tiếp. Khối đá ngàn tấn vẫn trơ trơ…
Một, rồi hai ngày đêm nặng nề trôi qua. Ngay khi mới dứt bom, phát hiện có người trong hang bị đá chẹn lấp, đồng đội tìm mọi cách để cứu nhưng đành bất lực trước khối đá khổng lồ quái ác đương bít chặt cửa hang. Âm thanh xa xăm yếu ớt vọng ra từ khối đá Mẹ ơi con tức thở quá. Các anh chị ơi cứu chúng em…
Đồng đội bên ngoài, thôi thì đủ cách trong tuyệt vọng, những là pha sữa, nấu cháo rồi luồn dây nhựa bơm vào. Bóp vụn lương khô rắc qua kẽ đá nứt với hy vọng mịt mù rằng người trong hang nhận được. Nhưng không khí còn bị bít chặn nói gì đến khe hở cho cháo sữa với lương khô?
Một phương án được đưa ra và bàn cãi căng thẳng là dùng bộc phá khối lượng lớn để phá tảng đá bịt cửa hang! Nhưng không một ai dám làm vì như thế sức ép của khối thuốc nổ sẽ xé nát ngay lập tức những gì trong hang!
Đến ngày thứ 4. Rồi thứ 5. Vẫn có tiếng kêu rên vọng ra nhưng rất yếu ớt. Nhưng đến ngày thứ 6 thì bặt hẳn…
Rồi mãi đến nhiều năm sau, tảng đá quái ác ấy mới được các phương tiện thi công cơ giới hiện đại ấy dịch đi…
Ngay trước cửa hang, một tấm bia đá ghi tên Tám liệt sỹ TNXP hi sinh trong hang.
Lạ và linh
Vâng có 4 cô gái TNXP hy sinh trong hang.
Nhưng Hang Tám Cô, không rõ tên ấy tự bao giờ đã thông dụng đã truyền khẩu? Có lẽ, những gương nghĩa liệt vì Nước ấy, Dân mình vốn trọng đạo nghĩa cùng là ấm áp của những tôn nghi thờ Mẫu đã tự động thăng hoa thành Cô? Con số 8 linh thiêng đã được viết hoa!
Hang Tám Cô trở thành địa danh, di tích lịch sử cùng địa chỉ tâm linh tự khi nào?
Một buổi dâng hương trước Hang Tám Cô
Có lẽ không phải bắt đầu từ cái ngày 16/5/2009, trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn, Chủ tịch nước ký quyết định công nhận Tập thể Anh hùng cho các TNXP hy sinh tại Hang Tám Cô. Ngay trong ngày lễ trọng ấy, những người coi sóc di tích rùng mình khi hết thảy chứng kiến cây chuối rừng trước cửa hang đột ngột trổ ra đúng tám nải!
Hay là từ thời điểm tháng 2/1986, thầy giáo Nguyễn Tiến Chung (sau này trở thành nhà thơ nhà báo có tên mới là Cảnh Giang) của trường PTCS của huyện Bố Trạch khi dẫn đoàn các thầy các cô ở trường đi chặt đót (để làm chổi) làm kinh tế cho trường ở Đường 20 Quyết Thắng. Cả đoàn bất ngờ đụng tấm bia trước Hang Tám Cô khi đó đương còn hoang vu chưa đền miếu hương khói gì. Bài báo cùng bài thơ đầu tiên viết về Hang Tám Cô năm ấy của Cảnh Giang có lẽ là thông tin về Hang Tám Cô sau 14 năm quên lãng đã loang nhanh ra khắp nước?
Giữa Trường Sơn rừng núi điệp trùng/Không thấy mộ đâu/Chỉ có tấm bia chung ghi tên từng liệt sĩ...
Coi sóc cơ ngơi thờ tự cùng Di tích lịch sử Hang Tám Cô và ngôi Đền thờ Liệt sĩ bộ đội và TNXP Trường Sơn là Lê Thanh Lương người Lệ Thủy phụ trách 7 anh em cũng quê Quảng Bình. Ban quản lý khu Di tích này trực thuộc Trung tâm du lịch Phong Nha.
Chuyện thêm rôm vì nhà Lương có hai người anh là học sinh K8 những năm bom Mỹ ác liệt từng phải ra tá túc vài năm ở đất Thanh Hóa.
Tưởng việc nhàn hóa không phải. Liên tục ngày nào cũng có khách viếng. Đi theo đoàn thì cắt cử người đọc diễn văn thực chất là bài là lời khấn sao cho văn minh tao nhã, cúi xin anh linh hương hồn Liệt sĩ phù hộ cho quốc thái dân an vv… Phạm Văn Duyệt người Lệ Thủy tốt giọng lại hoạt ngôn thường được phân công thực hiện việc này.
Có bữa đã hai, ba giờ sáng có đoàn ghé viếng cũng phải chu tất việc khói hương, hướng dẫn. Khách viếng thường kết hợp vận trù thăm Động Phong Nha, Thiên Đường, hang Sơn Đoòng… nên nhỡ thậm chí bỏ bữa trưa bữa tối là thường.
Ngồi chuyện với anh em trong Ban quản lý mà cứ nghĩ vẩn vơ… Nghĩ đến nghĩa cử 8 cuốn sổ tiết kiệm mỗi sổ 10 triệu đồng tặng cho 8 gia đình thân nhân TNXP Hang Tám Cô mới rồi.
Vẩn vơ nghĩ đến hơn 300 du khách ngoại quốc từng tìm đến đây, có người dâng hương có người không nhưng đã để lại trong sổ lưu niệm những ý nghĩ cảm động.
Rồi chuyện lạ một cán bộ ngành văn hóa địa phương có số má hẳn hoi. Bữa ấy ông lên Hang Tám Cô. Không biết có tí men hay kém thành tâm, ông cười phớ lớ thành lời rằng các o chưa chồng con chi cả chưa biết mùi đời là gì thì cũng mau mau cặp đôi với các anh lính trẻ trai tân cũng là liệt sĩ…
Ngay chiều đó về Đồng Hới đang cơm rượu, đầu ông bỗng ật sang một bên. Ông ú ớ Ố các Ở các Ô… Rồi tắt thở. Các Ô? Những liệt sĩ TNXP ở Hang cùng được phối thờ ở ngôi Đền thiêng…
Một đại gia cất công lặn lội từ Sài Gòn ra thắp hương Hang Tám Cô. Mỗi một câu kém nhã lúc hành lễ… Xe mới rời Hang Tám Cô ba cây số xuôi Nam chiếc lốp sau bỗng nổ đùng. Ông tái mặt mười năm nay cái xe lích xựt (Lexus) này chưa khi nào trục trặc nữa là nổ lốp?!
Dạo cuối năm ngoái thi công bức phù điêu hoành tráng đặt gần Hang Tám Cô. Một tốp quan chức có trách nhiệm quản lý chất lượng việc thi công ấy đến Đền. Trong cuộc họp, hình như một vị buông nhời không được nhã, ý rằng nên qua quýt phiên phiến cái công trình nơi thâm sơn cùng cốc này!
Trưởng coi sóc Đền Lê Thanh Lương nhớ rằng, ba hôm trước đã bắt tay tạm biệt tiễn đoàn khách này ra về rồi. Nhưng lấy làm lạ bữa nay lại thấy họ quanh quẩn thắp hương ở đây? Tò mò một vị tuế tóa càng thành tâm càng tốt… Sau một ông trong đoàn mới hé rằng, bữa về cách Phong Nha ba cây số, mấy cái xe cứ luẩn quẩn sao đó, suốt 5 tiếng đồng hồ mới gặp được nhau! Rồi về Đồng Hới có nhiều việc khác trục trặc? Gẫm kỹ, đành trở lại dâng hương tạ lỗi…
Vẩn vơ lẩn thẩn một việc nữa, tò mò khi thấy cái giàn phơi hoa của người nhà Đền. Hỏi Lương thì được biết, hoa của khách thập phương mang đến Đền nhiều lắm. Dâng cúng xong, vứt ra rừng núi cũng được nhưng sợ ủng thúi ô nhiễm nên phơi phóng cho khô rồi thải đi tiện hơn…
Tôi nghĩ cũng là một cách nói? Đúng hơn, một cách kiêng?
Tiết Ngâu năm NgọXuân BaTám TNXP hy sinh trong hang
1. Nguyễn Văn Huệ (1952 - 1972) - Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 2. Nguyễn Văn Phương (1954 - 1972) - Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 3. Nguyễn Mậu Kỹ (1953 - 1972) - Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 4. Hoàng Văn Vụ (1953 - 1972) - Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 5. Trần Thị Tơ (1954 - 1972) - Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 6. Lê Thị Mai (1952 - 1972) - Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 7. Đỗ Thị Loan (1952 - 1972) - Hoằng Ngọc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa 8. Lê Thị Lương (1953 - 1972) - Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Năm liệt sỹ pháo binh hy sinh cùng trong trận bom 1. Mai Đức Hùng (1952 - 1972) - Hải Giang, Hải Hậu, Nam Hà 2. Đinh Công Đính (1953 - 1972) - Hải Tây, Hải Hậu, Nam Hà 3. Nguyễn Văn Quận (1952 - 1972) - Vĩnh Lợi, Sơn Dương, Tuyên Quang 4. Sầm Văn Mắc (1952 - 1972) - Thôn Vạch, Cam Đường, Lào Cai 5. Nguyễn Văn Thủy (1954 - 1972) - Yên Định, Vị Xuyên, Hà Giang
Từ khóa » Hang Tám Cô
-
Hang Tám Cô - Huyền Thoại Và Sự Thật - Báo Thanh Niên
-
Hang Tám Cô – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hang Tám Cô – Lịch Sử Đầy Bi Tráng Của Những Anh Hùng Tuổi 20
-
Hang Tám Cô - UBND Tỉnh Quảng Bình
-
Di Tích Lịch Sử Hang 8 Cô - Thanh Niên Xung Phong
-
Hang Tám Cô: Điểm Du Lịch Tâm Linh Tại Phong Nha Kẻ Bàng
-
Hang Tám Cô Và Những Tiếng Vọng - Báo Đồng Nai
-
Hang Tám Cô - Di Tích Lịch Sử Nổi Tiếng Tại Quảng Bình - QBTravel
-
Hang "Tám Cô" - Cổng Thông Tin Du Lịch Quảng Bình
-
Hang Tám Cô - Nơi Bom Mỹ Vùi Lấp 8 Thanh Niên Xung Phong Tại ...
-
Hang Tám Cô Huyện Bố Trạch Quảng Bình
-
Sáng Tỏ Sự Thật Về Hang Tám Cô
-
Hang Tám Cô - Nơi Yên Nghỉ Của 8 Cô Gái Chiến Sĩ Thanh Niên Xung ...