Lạm Bàn Về “vẽ Như ảnh” Thông Qua Tác Phẩm Mona Lisa Smile Của ...
Có thể bạn quan tâm
“Vẽ như ảnh” là cách mà người Việt dùng để khen/chê những bức tranh cực thực. Quan niệm về phương pháp sáng tác của trường phái này luôn là đề tài tranh luận của các hoạ sĩ và người yêu tranh. Nhân đây, mượn bức tranh Mona Lisa Smile của Leng Jun làm ví dụ.
1. Khá nhiều hoạ sĩ Việt Nam, thậm chí thành danh cho rằng: vẽ như thế này thì vẽ làm gì, như một người thợ cần mẫn làm thay công việc máy ảnh… hơn là một nghệ sĩ.
Có thể bạn sẽ thích
Tượng David bị phàn nàn là “tài liệu khiêu dâm” bởi phụ huynh ở Mỹ
Bộ ảnh khám phá rừng Amazon từ trên cao và cận cảnh của Richard Mosse
Đoàn Việt Tiến – Họa sĩ vẽ tranh ngược kính duy nhất của Việt Nam chinh phục thành công Kỷ lục Thế giới
Thế nhưng:
Trường phái cực thực – Hyperrealism xuất hiện từ những năm 1960 với hàng loạt hoạ sĩ nổi tiếng như Marilyn Minter, Alyssa Monks, David Kassan… cùng các tác phẩm gây kinh ngạc về khả năng của con người, không thể nói là vô giá trị.
Bản thân hoạ sĩ Leng Jun (1963) là phó chủ tịch Học viện nghệ thuật Vũ Hán, phó chủ tịch Hội nghệ sĩ tỉnh Hồ Bắc, thành viên của Hiệp hội sơn dầu Trung Quốc, hoạ sĩ cấp 1 quốc gia… luôn được mời thị phạm ở các học viện, đại học mỹ thuật trong nước và quốc tế… cũng như có nhiều tác phẩm xuất sắc trong các bảo tàng đương đại… không thể nói rằng ông ấy sáng tác như vậy là vô bổ.
2. Chúng ta vẫn hay truyền tai nhau rằng nghệ sĩ thì phải thăng hoa, thậm chí điên một chút, ngông cuồng một chút… để sáng tạo. Chuyện sinh viên trường mỹ thuật để tóc dài, quần áo te tua, rít thuốc lào, rượu đút túi… và thích vào học lúc nào thì vào là chuyện không hiếm. Ngược lại, việc không thể thị phạm trực tiếp cho sinh viên cũng như không có giáo trình giảng dạy khoa học… của giảng viên các trường mỹ thuật cũng là chuyện không lạ.
Trong khi:
Học viện Nghệ thuật Trung Quốc mỗi năm có khoảng 80.000 thí sinh dự thi nhưng chỉ lấy 1.600 sinh viên. Học viện Mỹ thuật Trung ương ở Bắc Kinh có hơn 40.000 thí sinh nhưng chỉ nhận 700 đến 800 sinh viên. Học viện Mỹ thuật Trung ương tổ chức các kỳ thi của mình mỗi năm tại 5 địa điểm thi: Bắc Kinh, Thanh Đảo, Trịnh Châu, Thành Đô, Thâm Quyến và thường phải thuê các trung tâm hội chợ, nhà thi đấu thể thao có sức chứa hàng chục nghìn người để tổ chức thi tuyển. Các sinh viên mỹ thuật phải thi hai ngày, với 6 giờ để vẽ, ba giờ cho lý thuyết màu và ba giờ cuối cùng để vẽ phác thảo, với tiêu chuẩn rất chuyên nghiệp và cực kỳ khó nhưng trên hết vẫn là vẽ hiện thực.
Khi vào trường mỹ thuật, sinh viên chủ yếu được đào tạo trên cơ sở lấy hiện thực làm thước đo năng lực, tiêu chí đánh giá.
Chúng ta vẫn hay phàn nàn là người Trung Quốc ồn ã, nhưng khi tôi xem một buổi thị phạm của Leng Jun trước sinh viên thì tôi thấy họ cực kỳ trật tự, trên tay luôn là máy quay, sổ ghi chép… rất nghiêm túc. Điều này thật hiếm thấy ở ta.
3. Chúng ta có vẻ như rất đố kỵ khi cho rằng bức tranh Mona Lisa Smile của Leng Jun đấu giá đạt 300 tỷ đồng là một động thái rửa tiền, rằng Trung Quốc nhiều tỷ phú.
Thật ra:
Ấn Độ là nước đông dân sau Trung Quốc nhưng họ lại có những giầu nhất Châu Á (Mukesh Ambani và Gautam Adani). Nhưng mua tranh nội địa và làm được như Trung Quốc thì Ấn Độ không có số. Tất nhiên Việt Nam cũng vậy. Có vẻ như tu duy, tầm nhìn và cả lòng tự tôn dân tộc của các tỷ phú Trung Quốc hơi đặc biệt chăng?
4. Chúng ta chưa từng nhìn trực tiếp bức tranh Mona Lisa Smile của Leng Jun mà đã kết luận nó không đẹp, thậm chí có hoạ sĩ còn ám chỉ cách sáng tác như vậy là thiếu sáng tạo, không nghệ sĩ.
Trong khi:
Chính chúng ta luôn dặn ai đó mua tranh hãy đến ngắm trực tiếp bức tranh để biết được giá trị thật. Chúng ta cũng biết, một bức tranh xem qua ảnh, qua facebook là hoàn toàn khác xa ngoài đời. Vậy thì chúng ta có cực đoan không khi dám khẳng định một bức tranh mà người ta muốn chiêm ngưỡng tận nơi, thậm chí soi cả kính lúp để thấy hết vẻ đẹp của tác phẩm là vô hồn, vô giá trị.
Thử đặt một câu hỏi nếu bây giờ, hội hoạ chỗ nào cũng là nghệ thuật ám thị, là những tấm toan trắng, là một quả chuối dán lên tường, thậm chí là một khoảng không chả có gì cả… thì hội hoạ còn cái gì nhỉ?
5. Chúng ta nói, vẽ như Leng Jun thì kém xa hội hoạ phục hưng, là giống ảnh.
Thực tế:
Hội hoạ thời kỳ Phục Hưng và phong cách cực thực là hai trường phái nghệ thuật khác nhau, cách đặt vấn đề và phương pháp sáng tác là khác nhau. Chúng ta chỉ có thể so sánh nó có những đặc điểm chung – riêng như thế nào chứ không nên nói vẽ cực thực là lối mòn, không bằng Phục Hưng.
Mặc dù xuất thân từ trào lưu trào lưu Photorealism nhưng mục đích của trường phái Hyperrealist tạo ra những hình ảnh sống động mà đến cả máy ảnh cũng không làm ra được. Bản thân Leng Jun cũng chia sẻ ông mong muốn các tác phẩm của mình tạo được sự rung động đối với người xem, nhất là thông điệp về khả năng vượt trội của con người.
Nhiếp ảnh và hội hoạ (trong đó có trường phái cực thực) là hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là tâm thức sáng tạo của nghệ sĩ, là mối quan hệ giữa đối tượng sáng tác và người sáng tác, là phương thức, quá trình sáng tác; một đằng là khoảnh khắc, một đằng là nghiên cứu kết cấu của đối tượng. Hãy nhìn cách mà Leng Jun vẽ nghiên cứu chì, cách ông vẽ trực hoạ, cách ông sử dụng palet, kỹ thuật cầm bút; cách ông dựng mannequin để nghiên cứu đối tượng… để thấy một khả năng hình hoạ vững vàng, kỹ thuật sơn dầu điêu luyện và cách thức làm việc khoa học, chuyên sâu.
6. Có vẻ như cứ nhắc đến Trung Quốc là chúng ta không thích. Có phải đó là tâm lý một nước nhược tiểu không. Có phải không thích lối vẽ cực thực cũng như cái tư duy “đẽo cầy giữa đường”, phương cách “đi tắt đón đầu” thích bắt chước hơn là sáng tạo, thích adua hơn là chính kiến… khiến chúng ta chả mấy khi làm việc gì đến nơi đến chốn, không nhiều thành tựu và kém phát minh?
Tôi may mắn có tham gia vài workshop quốc tế mới vỡ ra rằng, hoạ sĩ Việt nhà mình vẽ tay bo cực kém, càng không vẽ hiện thực suôn sẻ nếu không nhìn ảnh, tư liệu. Bầy tranh ra giữa hội chợ, thật khó nhận biết đâu là tranh Việt Nam. Trong khi tranh Thái Lan, Ấn Độ, thậm chí Campuchia… nhìn thoáng là ra ngay, trong khi mình cứ tự hào là “đậm đà bản sắc dân tộc”. Ngay cả tranh sơn mài, thứ “dân tộc” nhất của chúng ta, giờ mà xem tranh Nhật Bàn, Trung Quốc… thì ta cũng chả là gì.
Chúng ta có bao giờ tự hỏi lại mình, đào tạo mỹ thuật như vậy, trình độ hoạ sĩ như thế, vai trò hội nghề nghiệp cùng các triển lãm khu vực, toàn quốc vốn vậy… chúng ta làm được gì và sẽ làm gì. Cái sẽ làm gì ấy nó quan trọng cho sự phát triển của chính chúng ta. Nên chăng chúng ta nên tạo cho mình một tâm thế biết tôn trọng các trường phái khác và hãy làm việc say mê, khoa học và tận hiến theo năng lực của mình.
7. Nhân đây cũng xin chia sẻ, nhiều bạn nói, nhìn bức tranh Mona Lisa Smile của Leng Jun thấy ghê ghê, nửa nam nửa nữ… thì đúng ý đồ tác giả rồi đấy. Một tác phẩm phái sinh từ kiệt tác của Leonardo da Vinci với nụ cười bí hiểm mà lại không gây băn khoăn, nhiều chiều kích thì còn gì là giá trị nữa. Chẳng phải sự bí hiểm là điều cuốn hút kỳ lạ của các tác phẩm kinh viện sao. Và Leng Jun đã làm được điều đó.
Giờ thì chúng ta đi vẽ thôi nào.
Theo Lê Thế Anh
Tin liên quan
Sài Gòn trong tâm tưởng của một họa sĩ gốc Bắc Những tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc được vẽ trên bàn tay của hoạ sĩ Họa sĩ Lê Văn Đệ – cuộc đời và sự nghiệp Bí quyết để cảm thụ một tác phẩm hội họa đúng cách? Tags: hoạ sĩhoạ sĩ Leng JunHyperrealismLeng JunMona Lisa Smilemỹ thuậtnghệ thuậttranh sơn dầutrường phái cực thựcvẽ cực thựcvẽ như ảnhTừ khóa » Hoạ Sĩ Việt Nam Vẽ Mona Lisa
-
Nàng 'Mona Lisa Việt' Của Mai Trung Thứ Sắp Lên Sàn đấu Giá
-
Mona Lisa Của Danh Họa Mai Trung Thứ Sẽ Làm Nên Chuyện?
-
Danh Họa Việt Có Tranh Vượt Ngưỡng 3 Triệu USD: "Mona Lisa" Lên ...
-
Bức Tranh "Mona Lisa" Phiên Bản Việt: Lên Sàn đấu Giá Với Mức Giá 3 ...
-
Vẻ đẹp Của Bức Tranh Mona Lisa - MyThuatMS
-
Dự đoán Trái Chiều Xung Quanh "nàng Mona Lisa Việt Nam" Sắp Lên ...
-
Mona Lisa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nàng Mona Lisa Của Họa Sĩ Việt Lên Sàn đấu Giá Thế Giới
-
Vẽ Mona Lisa Đơn Giản Lớp 7 - Việt Nam Overnight
-
Họa Sĩ 'tái Sinh' Marilyn Monroe, Mona Lisa - VnExpress Giải Trí
-
Phân Tích Chi Tiết Bức Họa "Mona Lisa" Thời Kỳ Văn Nghệ Phục Hưng
-
Danh Họa Mai Trung Thứ
-
Mona Lisa đã được Leonardo Da Vinci Vẽ Theo Một Cách “nhìn” Vô ...