Làm Cầu Răng Sứ Có Đau Không? Nên Làm ở đâu Tốt & An Toàn Nhất?

Bắc cầu răng sứ đang là phương pháp phục hình răng được rất nhiều người ưa chuộng nhờ sở hữu hàng loạt ưu điểm vượt trội như tính thẩm mỹ cao, thời gian thực hiện nhanh chóng… Tuy nhiên, làm cầu răng sứ có đau không vẫn luôn là mối bận tâm của không ít người. Lời giải đáp chi tiết sẽ được Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha khoa Paris) chia sẻ trong bài viết dưới đây.

  • 1. Làm cầu răng sứ là gì?
  • 2. Ai nên làm cầu răng sứ?
  • 3. Làm cầu răng sứ có đau không?
  • 4. Các loại cầu răng sứ phổ biến hiện nay
    • 4.1. Cầu răng sứ truyền thống
    • 4.2. Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)
    • 4.3. Cầu răng sứ nhảy
  • 5. Quy trình làm cầu răng sứ tại Nha khoa Paris
  • 6. Tại sao làm cầu răng sứ bị đau nhức nhiều ngày?
  • 7. Cách phòng ngừa tình trạng đau nhức sau khi làm cầu răng sứ
  • 8. Chi phí làm cầu răng sứ là bao nhiêu?
  • 9. Khách hàng review làm cầu răng sứ tại Nha khoa Paris
  • 10. Những câu hỏi thường gặp
    • 10.1. Cầu răng sứ có bền không?
    • 10.2. Mài răng có làm yếu răng thật không?

1. Làm cầu răng sứ là gì?

Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình một hoặc nhiều răng mất bằng cách bắc cầu hai bên giữa răng bị mất. Cầu răng sứ sẽ bao gồm 2 mão răng được gắn vào 2 đầu răng kế cận để làm trụ và 1 – 2 răng giả nằm ở giữa 2 mão sứ này.

Lợi ích khi làm cầu răng sứ:

  • Khôi phục chức năng ăn nhai
  • Nâng cao tính thẩm mỹ, cho nụ cười tự tin.
  • Cải thiện các vấn đề về phát âm.
  • Độ bền cao

Ưu điểm

  • Khôi phục chức năng nhai, hỗ trợ ăn nhai thoải mái.
  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên, tương đồng với răng thật.
  • Cho phép phục hình răng với chi phí thấp hơn cấy ghép Implant.

Nhược điểm

  • Yêu cầu phải mài răng thật.
  • Không ngăn ngừa tiêu xương do chỉ thay thế phần răng trên, không phục hình chân răng.
  • Tuổi thọ ngắn chỉ khoảng 7 – 10 năm.
Khái niệm làm cầu răng sứ trong phục hình răng

Khái niệm làm cầu răng sứ trong phục hình răng

2. Ai nên làm cầu răng sứ?

Những trường hợp dưới đây nên làm cầu răng sứ bao gồm:

  • Người bị mất một hoặc một vài răng, đặc biệt là với những răng nằm cạnh liên tiếp nhau.
  • Người bị mất răng nhưng 2 răng kế cận còn khoẻ mạnh, xương hàm không bị tiêu.
  • Sức khỏe răng miệng tốt, không mắc bệnh lý.
  • Người không có thời gian và chi phí để cấy ghép Implant.

3. Làm cầu răng sứ có đau không?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm: “Làm cầu răng sứ hoàn toàn không đau do trước khi mài răng, khách hàng sẽ được bác sĩ gây tê vùng nướu tại vị trí cần mài răng. Nhờ vậy, khách hàng sẽ không cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau khi làm xong, có thể xuất hiện cảm giác ê buốt nhẹ ở vùng răng được mài. Tình trạng này thường kéo dài trong 2 – 3 ngày đầu và có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết.”

Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác đau:

  • Cơ địa: Mỗi người có một ngưỡng chịu đau khác nhau nên cảm giác cũng khác nhau.
  • Vị trí răng mài: Răng cửa thường đau nhiều hơn do vùng răng này thường có nhiều dây thần kinh nên cảm giác.
  • Số lượng răng cần mài: Càng nhiều răng cần mài thì khách hàng sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn.

4. Các loại cầu răng sứ phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 3 loại cầu răng sứ phổ biến đó là cầu răng sứ truyền thống, cầu răng sứ cánh dán và cầu răng sứ nhảy.

3 loại cầu răng sứ phổ biến

3 loại cầu răng sứ phổ biến

4.1. Cầu răng sứ truyền thống

Đây là loại cầu răng sứ phổ biến nhất được sử dụng để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất liên tiếp. Cầu răng được bắc qua khoảng trống răng mất, dựa vào hai răng thật ở hai bên làm trụ đỡ.

  • Ưu điểm: Khôi phục chức năng nhai tốt, độ bền cao, chi phí hợp lý.
  • Nhược điểm: Cần mài nhỏ răng thật làm trụ đỡ, có thể gây yếu răng và tăng nguy cơ sâu răng.

4.2. Cầu răng cánh dán (Maryland Bridges)

Cầu răng cánh dán được thiết kế với hai cánh kim loại mỏng gắn vào mặt trong của răng thật, sau đó gắn răng sứ lên trên.

  • Ưu điểm: Ít xâm lấn, không cần mài nhiều răng thật, chi phí thấp.
  • Nhược điểm: Độ bền không cao bằng cầu răng truyền thống, dễ bị bong tróc, không phù hợp với trường hợp mất răng chịu lực nhai lớn.

4.3. Cầu răng sứ nhảy

 Cầu răng sứ nhảy là loại cầu răng không có trụ đỡ ở một bên, chỉ có một răng trụ ở một bên. Loại cầu này thường được sử dụng khi chỉ mất một răng và răng bên cạnh còn đủ khỏe.

  • Ưu điểm: Giảm thiểu việc mài răng thật, chi phí thấp hơn so với cầu răng truyền thống.
  • Nhược điểm: Độ bền không cao, chỉ phù hợp với một số trường hợp cụ thể, không chịu được lực nhai mạnh.

5. Quy trình làm cầu răng sứ tại Nha khoa Paris

Tại Nha khoa Paris, quy trình làm cầu răng sứ được xây dựng chuyên nghiệp và tỉ mỉ, đảm bảo mang đến cho khách hàng hàm răng đẹp tự nhiên và đảm bảo chức năng nhai.

Quy trình làm cầu răng sứ chi tiết

Quy trình làm cầu răng sứ chi tiết

Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ tình trạng răng miệng, đánh giá sức khỏe của các răng kế cận và vùng mất răng.
  • Tiến hành chụp X-quang để đánh giá mật độ xương hàm, xác định vị trí và kích thước của vùng mất răng, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Dựa trên tình trạng răng miệng, nhu cầu thẩm mỹ và khả năng tài chính của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn về các loại cầu răng sứ phù hợp, kế hoạch điều trị, thời gian và chi phí dự kiến.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

  • Bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch răng, loại bỏ các mảng bám, cao răng để đảm bảo vùng điều trị được vô trùng.

Bước 3: Mài răng

  • Trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để bệnh nhân không cảm thấy đau.
  • Thời gian mài răng tùy thuộc vào số lượng răng cần mài và độ phức tạp của ca điều trị, thường kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.

Bước 4: Lấy dấu răng

  • Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu lấy dấu chuyên dụng để tạo một khuôn chính xác của hàm răng.
  • Sau khi lấy dấu, bác sĩ sẽ lắp cầu tạm để bảo vệ răng và giúp bệnh nhân ăn nhai trong thời gian chờ cầu răng chính thức.

Bước 5: Chế tạo cầu răng

  • Mẫu dấu răng sẽ được gửi đến phòng lab để kỹ thuật viên chế tạo cầu răng sứ theo thiết kế.
  • Quá trình chế tạo cầu răng thường mất từ 3-5 ngày.

Bước 6: Gắn cầu răng cố định

  • Trước khi gắn cố định, bác sĩ sẽ thử cầu răng để kiểm tra độ khít, màu sắc và hình dáng.
  • Nếu cầu răng vừa khít và khách hàng cảm thấy thoải mái, bác sĩ sẽ sử dụng xi măng hoặc keo dán nha khoa để gắn cầu răng cố định vào các răng trụ.
  • Bác sĩ có thể tiến hành điều chỉnh nhỏ để đảm bảo cầu răng vừa khít và thoải mái nhất.

Bước 7: Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ cầu răng sứ và các răng thật. Đồng thời, hẹn lịch tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của cầu răng.

6. Tại sao làm cầu răng sứ bị đau nhức nhiều ngày?

Tình trạng đau nhức nhiều ngày sau khi làm cầu răng sứ có thể đến từ nhiều nguyên nhân như bác sĩ mài răng quá tay, khớp cắn cao, mắc các bệnh lý răng miệng, keo nha khoa bị hở, thân răng sứ bị nứt.

  • Do bác sĩ mài quá tay: Khi bác sĩ mài răng quá sâu, lớp men răng bảo vệ bị mất đi, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
  • Khớp cắn quá cao: Nếu cầu răng được lắp quá cao, khớp cắn sẽ bị lệch, gây áp lực lên các răng và khớp thái dương hàm, dẫn đến đau nhức.
  • Các bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm nướu nếu không được điều trị triệt để trước khi làm cầu răng sứ sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào răng và mô nướu gây tổn thương và đau nhức.
  • Keo nha khoa bị hở, thân răng sứ bị nứt: Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra cơn đau nhức răng.

7. Cách phòng ngừa tình trạng đau nhức sau khi làm cầu răng sứ

Để làm cầu răng sứ không bị đau nhức kéo dài, bạn cần áp dụng ngay những điều dưới đây.

  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, dịch vụ chất lượng.
  • Lựa chọn bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi làm cầu răng sứ.
  • Hạn chế ăn nhai các thực phẩm cứng hoặc quá dai.
  • Đeo máng bảo vệ răng khi ngủ (nếu bị nghiến răng).

8. Chi phí làm cầu răng sứ là bao nhiêu?

Giá 1 mão sứ dao động từ 1.200.000 – 18.000.000 VNĐ/răng. Để tính chi phí bắc cầu răng sứ, bạn cần áp dụng theo công thức sau:

Chi phí bắc cầu răng sứ = Giá 1 răng sứ x Số răng trên cầu

Nếu như bạn bị mất 1 răng và chọn loại mão sứ có giá 6.000.000 VNĐ/mão, số lượng mão sứ trên cầu là 3, tổng chi phí sẽ là 6.000.000 * 3 = 18.000.000 VNĐ.

Bảng giá răng sứ cụ thể như sau:

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ CHI PHÍ (VNĐ)
Mão sứ kim loại Cr- Co Răng 1.200.000
Mão sứ kim loại Titan Răng 2.500.000
Răng toàn diện Vàng Răng 10.000.000
Răng sứ Venus Răng 3.500.000
Răng Sứ Roland (Zirconia) Răng 5.000.000
Mão toàn sứ Emax Zic Răng 6.000.000
Mão sứ Cercon Răng 6.000.000
Răng Sứ Bio Paris Răng 7.000.000
Răng Lava Plus – 3M ESPE Răng 8.000.000
Răng Toàn Sứ 3S Paris Răng 10.000.000
Răng Toàn Sứ 4S Paris Răng 12.000.000
Răng Toàn Sứ 5S Paris Răng 15.000.000
Răng Thẩm mỹ Kim Cương Paris Răng 18.000.000

*Note: Bảng giá trên chưa bao gồm ưu đãi

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm cầu răng sứ:

  • Loại vật liệu: Cầu răng sứ kim loại rẻ nhưng dễ đen viền nướu, cầu răng sứ toàn sứ có thẩm mỹ cao hơn nhưng giá thành đắt hơn.
  • Số lượng & vị trí: Số lượng răng trên cầu càng lớn thì chi phí càng cao; trong đó, chi phí làm răng cửa thường đắt hơn.
  • Tình trạng răng: Nếu răng trụ yếu hoặc cần can thiệp sẽ cộng chi phí riêng.
  • Đơn vị nha khoa: Trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi, tay nghề cao, nằm ở vị trí trung tâm sẽ có mức giá dịch vụ cao hơn.
Chi phí làm cầu răng sứ

Chi phí làm cầu răng sứ

9. Khách hàng review làm cầu răng sứ tại Nha khoa Paris

Anh Minh, 42 tuổi, Hà Nội:

“Sau khi mất răng hàm, tôi cảm thấy rất bất tiện trong việc ăn nhai. Nhờ đội ngũ bác sĩ tận tâm tại Nha khoa Paris, tôi quyết định làm cầu răng sứ và kết quả thật ngoài mong đợi. Cầu răng sứ sau khi làm đẹp tự nhiên, ăn uống thoải mái như răng thật. Hơn nữa, quy trình thực hiện nhanh chóng, không đau đớn như tôi lo lắng ban đầu.”

Chị Ngọc, 34 tuổi, TP. Hồ Chí Minh

“Sau khi bị mất răng do tai nạn, tôi cảm thấy khá tự ti khi nói chuyện và gặp khó khăn khi ăn uống. Sau khi làm cầu răng sứ tại Nha khoa Paris, tôi đã tự tin hơn rất nhiều. Răng sứ không chỉ đẹp mà còn bền chắc, giúp tôi ăn nhai thoải mái những món mình thích.”

10. Những câu hỏi thường gặp

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về cầu răng sứ và giải đáp chi tiết:

10.1. Cầu răng sứ có bền không?

Cầu răng sứ có tuổi thọ từ 7 – 10 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Thời gian sử dụng có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn tuỳ vào chất liệu mão sứ, tình trạng răng miệng và cách chăm sóc tại nhà. Nếu răng trụ yếu, khách hàng có thói quen nghiến răng và thường xuyên ăn đồ dai cứng, tuổi thọ của cầu răng sứ có thể giảm đi.

10.2. Mài răng có làm yếu răng thật không?

Mài răng không làm yếu răng thật do kỹ thuật này chỉ là tác động đến lớp men và ngà, không ảnh hưởng đến tủy răng. Hơn nữa, việc bác sĩ mài một phần nhỏ men răng cũng giúp tăng cường khả năng bám chắc của mão sứ với răng thật, ngăn ngừa tình trạng lung lay, rơi rụng khi ăn nhai.

Mài răng không làm yếu răng thật

Mài răng không làm yếu răng thật

Hy vọng rằng, với giải đáp làm cầu răng sứ có đau không của Nha khoa Paris sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn trước khi thực hiện. Và hãy liên hệ đặt lịch hoặc điền form đăng ký để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất

Từ khóa » Hình ảnh Làm Cầu Răng Giả