Làm Content Facebook Như Thế Nào Cho Hiệu Quả? (phần Cuối)

Ở các bài viết trước mình đã chia sẻ với các bạn “Làm Content như thế nào cho hiệu quả Phần 1 và Phần 2”.  Ở phần cuối này, mình sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn các bước tiếp theo của quy trình làm Content. Xem thêm phần 1 tại đây: “Làm Content như thế nào cho hiệu quả Phần 1”.

Xem thêm phần 2 tại đây: ” Làm content như thế nào cho hiệu quả phần 2″

3.3. Kiểm soát và tập trung xây dựng Content

Đến đây là bạn hoàn toàn có thể bắt đầu xây dựng Content rồi. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi: Mình đang viết cái gì đây?”. Hoặc đối với những Content quá dài, bạn dễ bị lạc đường trong chính cái mê cung của mình.

Trong những sự kiện lớn, người dẫn chương trình luôn cần một tờ kịch bản chương trình. Đó là để kiểm soát và tập trung vào nội dung của chương trình. Với chúng ta( những người làm Content) cũng vậy, cần phải kiểm soát những gì sẽ làm và tập trung vào những gì nên làm.

Bây giờ, bạn hãy liệt kê ra các đề mục cần phải có trong Content của bạn đi.

Ví dụ: Với chủ đề  “Làm content marketing facebook thế nào cho hiệu quả?, mình liệt kê ra được 8 đề mục cần giải quyết:
  1. Content facebook là gì?.
  2. Tầm quan trọng của Content Marketing Facebook?.
  3. Nghiên cứu Sản phẩm
  4. Nghiên cứu người dùng
  5. Xây dựng mục tiêu của Content
  6. Nghiên cứu từ khóa
  7. Tối ưu nội dung
  8. Kênh truyền thông trực tuyến

Hãy luôn nhớ người xem mục tiêu của bạn là ai. Đừng mất tập trung khi xây dựng Content, nếu không bạn sẽ bị phí công toiNếu bạn viết Content cho một người giỏi đọc, và bạn cảm thấy kiến thức về Content này của bạn chưa đủ tốt. Hãy nghiên cứu thêm đến khi bạn hiểu thật sâu thì thôi. Nếu khi nào bí, tâm trạng không tốt, đừng cố viết thêm. Điều đó sẽ làm hỏng cả bài viết của bạn!!! Và nhớ là luôn có mở đầu và kết thúc mỗi Content.

3.4. Tối ưu Content

Sau khi xây dựng xong Content, việc tiếp theo đó là Tối ưu lại Content của mình. Vậy tối ưu nó như thế nào?

Tối ưu Content
Tối ưu Content

1. Content Multimedia

Nếu là bài chia sẻ, tâm sự thì cần có hình ảnh/video/music chứ  đừng để nguyên toàn chữ là chữ… Nếu là các sự kiện thì các chương trình nên thêm vào các trò chơi, bữa ăn ngọt,.. Tóm lại, cần phải đa dạng hóa Content.

2. Đa dạng hóa Content

Sử dụng các loại Content khác nhau như: e-book, videos, infographic,…

3. Bản quyền Content

Kể cả bạn không đăng ký bản quyền theo luật pháp, thì trong  một số kênh, về bản quyền vẫn luôn có những luật ngầm riêng của nó. Ví dụ trên kênh Internet, việc bạn copy lại bài của 1 chuyên gia nào đó và tự nhận là của mình là 1 điều cấm kị. Hãy đóng dấu ảnh với logo của mình, ghi tên tác giả ở phía cuối. Điều này sẽ giúp bạn không bị phí hoài công sức của mình.

4. Tối ưu

Nếu bạn làm Content trên Internet. Hãy tìm hiểu thêm quy trình làm Content, bạn sẽ có một lượng người dùng nhất định truy cập vào Content của mình hàng ngày, hàng tháng.

5. Bố cục cho Content.

Không phải tự nhiên mà các trang báo điện tử ở Việt Nam lại có bố cục tập trung vào bên trái màn hình, thực tế là người dùng có xu hướng nhìn từ trái sang phải. Tập trung bố cục vào bên trái sẽ khiến người dùng có những phản ứng tích cực hơn.

6. Xem lại Content.

Điều đó không bao giờ là thừa, xem lại để sửa lỗi và tối ưu hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng xây dựng Content xong là xong. Hãy xem lại và chắc chắn rằng bạn không bị mắc 1 vài lỗi nhỏ nào đó.

7. Thăm dò công chúng mục tiêu.

Hãy thử gửi cho 1 (hoặc 1 vài) người bạn thân thiết và có quan tâm đến cái bạn đang làm, để họ đọc/xem/trải nghiệm thử xem thế nào, việc của bạn là nhận lại phản hồi và đóng góp từ họ để có nhìn nhận chính xác hơn cũng như những thứ cần xem xét về Content mà bạn vừa xây dựng xong.

3.5. Kênh truyền thông

Mục này thực chất là một mục riêng và không liên quan nhiều trong việc xây dựng Content. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nó là kỹ năng cần thiết mà chúng ta cần phải biết và ứng dụng.

Từ bước xác định công chúng mục tiêu. Hãy tìm ra các kênh có chứa nhiều đối tượng mục tiêu nhất. Ví dụ trong trường hợp của mình xác định được 4 kênh hiệu quả:

  • Group Facebook Cộng đồng isocial: Chứa nhiều đối tượng mục tiêu.
  • Profile Facebook: Tập trung vào thương hiệu cá nhân.
  • Các trang tin điện tử chuyên ngành: Tập trung vào thương hiệu cá nhân.

Đo lường mục tiêu (hiệu quả)

Sau khi sản xuất xong Content và cho hoạt động một thời gian, giờ là lúc bạn cần đo lường hiệu quả mà Content đó mang lại và so sánh với mục tiêu bạn tự đưa ra trước đó.

Việc đo lường có thể dựa trên:
  • Các tương tác trên mạng xã hội (like/share/comment/followers/…)
  • Survey (phiếu đánh giá) Online/Offline
  • Email cảm nhận cá nhân
  • Rating (Chấm điểm)
  • Bình luận (người quan tâm)
  • Traffic (nguồn lưu lượng truy cập ngày/tháng)
  • Doanh thu (Sales)

Việc đo lường mục tiêu (hiệu quả) sẽ giúp bạn định hình được những gì mình đã làm có hiệu quả tới đâu. Từ đó có những tối ưu, đánh giá hợp lý cho những mục tiêu sau này.

Với bài viết ví dụ phía trên, mình đã đo lường được mục tiêu:
  • Tăng Followers Facebook: Tăng hơn 300.
  • Tăng Subcrides Email Website: Tăng hơn 50.
  • Tăng Traffic truy cập Website: Mỗi ngày trung bình bài viết nhận được 20 vistors. Tổng cộng đã nhận được hơn 1200 vistors.
  • Thêm nhiều cơ hội hợp tác ngành đào tạo / tư vấn: 12 doanh nghiệp và trung tâm đào tạo đã liên hệ hợp tác làm việc, và mời làm diễn giả mảng Facebook.
  • Bình luận: 17 comments trên trang chính, tất cả đều là phản hồi tốt.
  • Trang tin điện tử: 5 trang tin điện tử chuyên ngành đăng lại và rất nhiều blog cá nhân có sử dụng.

Nhìn vào những con số này, bạn có cảm thấy tích cực hơn không? Mình thì chắc chắn là có rồi! Vậy mới bảo, việc xác định mục tiêu, và đo lương mục tiêu là cần thiết, và phải đi liền với nhau mà.

>>>Đón đọc các bài viết thú vị khác của PA Marketing về Facebook TẠI ĐÂY!!!

Xem ngay

Từ khóa » Bố Cục Content Facebook