LÀM DÂU XỨ NGHỆ - Thơ Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
LÀM DÂU XỨ NGHỆ
Cô gái Thủ đô làm dâu Xứ Nghệ Khi mới về ai cũng bảo rồi gay – Nàng ấy đẹp như thần Vệ Nữ Gió Lào lên có sống nổi ba ngày
Mặc cảm ấy rồi ra không còn nữa Ba năm sau tôi trở lại nhà Con tôi đã lên ba và hệt mẹ Riêng cái lời trọ trẹ hệt quê cha.
Trong chuyện làm ăn bà con ai cũng kể -Anh ra đi cô ấy giỏi vô cùng Đất sỏi đá, gân gà nghiệt ngã Gái Hà Thành trụ nổi có tài không!
Bão Miền Trung ai nghe mà chẳng sợ Mùa bão qua đi nhà vẫn nguyên lành Con nhỏ, chồng xa, mẹ già, vườn chật Theo với xóm làng ruộng khoán vẫn lên xanh.
Nết ăn ở, thì ai cũng phục Lịch sự, văn minh, chung thủy, hiền từ Xa Thủ đô có ai mà chẳng tiếc Năm nhớ nhà, đánh gửi mấy đường thư
Có tôi về nhà vui như tết Cô gái Thủ đô, vẫn Thủ đô mà Lại rất Nghệ mặn mòi nắng gió Tình yêu làm đời đẹp hóa bài ca!…
PHƯƠNG THẢO
LỜI BÌNH
PHƯƠNG HOA
“Xứ Nghệ” mảnh đất miền Trung khúc ruột thân thương của Tổ quốc. Vậy mà nơi đây khí hậu khắc nghiệt vô cùng, gió Lào khô sém thịt da, bão lụt mưa dông đời không mong đợi. Đến với bài thơ “Làm dâu xứ Nghệ” của nhà thơ Phương Thảo tôi có cảm giác hình ảnh thơ có thể là nguyên mẫu đời thường hay là điển hình để ngợi ca tình yêu, tình vợ chồng đẹp đến độ như một “thiên tình sử” vậy. Bài thơ như một câu chuyện đời thường nhưng nó không có cốt truyện, không có mâu thuẫn, nó nhẹ nhàng, dịu dàng một tình yêu. Người vợ cô gái Thủ đô, thanh lịch, hiền thục, đẹp xinh như “thần Vệ Nữ”. Xứ Nghệ gió Lào thì người con gái xinh đẹp da trắng như trứng gà bóc ấy, ai chẳng nghi ngờ liệu có “trụ nổi” nơi đây, liệu có “sống nổi ba ngày”? .Tác giả giới thiệu cô dâu xứ Nghệ:
” Cô gái Thủ đô làm dâu Xứ Nghệ Khi mới về ai cũng bảo rồi gay – Nàng ấy đẹp như thần Vệ Nữ Gió Lào lên có sống nổi ba ngày”
Thế mà chồng đi công tác xa, không chỉ ba ngày mà ba năm, mà cả cuộc đời nàng là người vợ, là người mẹ, nàng là người con, nàng là xã viên hợp tác xã. Nàng dâu đảm đang việc nhà, nuôi con chăm sóc mẹ chồng, quán xuyến gia đình trong cảnh chồng công tác xa. Dâu Thủ đô mà theo được việc đồng áng ở mảnh đất miền Trung thì giỏi quá :
” Trong chuyện làm ăn bà con ai cũng kể -Anh ra đi cô ấy giỏi vô cùng Đất sỏi đá, gân gà nghiệt ngã Gái Hà Thành trụ nổi có tài không!”
Chuyện làm ăn ở đấy miền Trung là cực kỳ khổ cực, với cái năng như thiêu, gió Lào sém mặt, lốc xoáy bão giông, đất thì “gân gà”…mà cô dâu Hà Thành vẫn vượt qua. Còn nết ăn ở từ thủ đô hào hoa lịch sự mà đồng nhập thành cô gái quê nghepf xứ Nghệ , quả tình không dễ
” Nết ăn ở, thì ai cũng phục Lịch sự, văn minh, chung thủy, hiền từ”
Đó là nét đẹp của phẩm hạnh người phụ nữ mà đạo đức xã hội mong ước. Ở chị trong bài thơ thật tuyệt vời. Mẫu người phụ nữ trong bài thơ có lẽ ở những thập niên cuối của thế kỷ trước:
“Xa Thủ đô có ai mà chẳng tiếc Năm nhớ nhà, đánh gửi mấy đường thư”
Lời thơ như ngôn ngữ nói thường ngày, chất thật đời thường như hiển hiện nỗi nhớ quê nhà, nơi Thủ đô yêu dấu, nỗi nhớ chồng công tác nơi xa. Khi người chồng trở về cảnh gia đình thật đầm ấm niềm vui, òa lên như tết:
“Có tôi về nhà vui như tết Cô gái Thủ đô, vẫn Thủ đô mà Lại rất Nghệ mặn mòi nắng gió Tình yêu làm đời đẹp hóa bài ca!..” . “ Có tôi về”, cách xưng hô “tôi” thật là rất riêng và thật đúng hợp lý, bởi điều bền chặt, đẹp về đạo lý bao giờ cũng bắt nguồn từ một cá thể, một con người cụ thể, một gia đình như một tế bào của cơ thể xã hội vậy. Phải nói nhà thơ rất điệu nghệ khi viết hai câu thơ:
““ Cô gái Thủ đô, vẫn Thủ đô mà Lại rất Nghệ mặn mòi nắng gió””
Anh nhìn người vợ “ Cô gái Thủ đô, vẫn Thủ đô mà”, một câu thơ có hai từ Thủ đô mà không hề trùng lặp ý. Từ Thủ đô thứ nhất chỉ địa danh, nơi cô sinh ra ớn lên trước khi về làm dâu. Từ Thủ đô thứ hai trong câu thơ “vẫn Thủ đô mà” thì ta hiểu nàng vẫn đẹp như “Thần Vệ Nữ”, “Lịch sự, văn minh, chung thủy, hiền từ”. Và người vợ ấy không những “vẫn Thủ đô” mà còn “Lại rất Nghệ mặn mòi nắng gió”. Bằng cách thể hiện đảo từ “lại” lên đầu câu như để nhấn sự hài hòa đẹp thêm, nét thanh lịch dịu hiền thêm “mặn mòi nắng gió”, như đằm thắm hơn, chắc chắn hơn. Ở đây nhà thơ không dùng danh từ “xứ Nghệ” hoặc “Nghệ An”để nói mà tác giả đưa từ “rất” là tính từ đặt trước danh từ “Nghệ”, như vậy “rất Nghệ” trở thành tính từ, vậy “rất Nghệ” hiểu phẩm giá, em đã trở thành nàng dâu “xứ Nghệ”, người con của đất Nghệ An. Kết thúc “Làm dâu xứ Nghệ” là tình yêu, cô gái Thủ đô thanh lịch dịu hiền làm dâu xứ Nghệ mặn mòi nắng gió, thủy chung đảm đang việc nhà, giỏi việc đồng thay chồng làm tất cả nuôi con chăm mẹ thuận hòa. Tất cả điều đó được nhà thơ lý giải đều có nguồn gốc từ tình yêu: “Tình yêu làm đời đẹp hóa bài ca!…” Đúng vậy, tình yêu làm cho ta đẹp thêm, cho ta sức mạnh vưọt qua tất cả, cho ta niềm tin để ta vun đắp tình yêu. Bài thơ hay ở nét dung dị như câu chuyện đời thường của chàng trai xứ Nghệ lấy vợ Thủ đô, mối tình chung thủy vẹn toàn. Nhưng cũng làm cho ta hiểu bài thơ như một sự điển hình vậy, sự điển hình của tình yêu ở hai cung bậc. Cung bậc thứ nhất là những nàng dâu xứ Nghệ, cung bậc thứ hai là tất cả những người phụ nữ làm dâu. Họ đều chịu thương chịu khó dịu hiền. Nhà thơ chọn hình ảnh người phụ nữ ở nơi “đài các” nhất là Thủ đô, chọn nơi khó khăn gian khố về hoàn cảnh sống nhất, nơi có gió Lào nắng gió “sém da”…, đã vậy lại chồng đi công tác xa, lại chăm nom mẹ chồng… Có lẽ là một dụng ý để nhà thơ đề cao ca ngợi “tinh yêu” trọn vẹn. Bài thơ hay còn ở cách dùng từ tài nghệ của nhà thơ, hình ảnh thơ đẹp, âm thơ như khúc nhạc vương mãi trong lòng người đọc, đẹp như bài ca, bài ca tình yêu muôn đời. Xin chúc mừng những nàng dâu xứ Nghệ đẹp tuyệt vời bởi tình yêu:
“Cô gái Thủ đô, vẫn Thủ đô mà Lại rất Nghệ mặn mòi nắng gió Tình yêu làm đời đẹp hóa bài ca!…!”
Xin cảm ơn nhà thơ!
Phương Hoa, 21h, ngày 8/4/2015
NGUYỄN THỊ LOAN
Hình ảnh cô gái Thủ đô đã được nhà thơ Phương Thảo đưa vào bài thơ: LÀM DÂU XỨ NGHỆ “. Vẻ đẹp của cô gái,phẩm chất thanh lịch, đó là niềm tự hào về nét văn hóa truyền thống của phụ nữ Việt Nam, họ là những bông hoa, là mùa xuân của cuộc đời. Ngoài cái vẻ đẹp bên ngoài ” như thần Vệ Nữ ” cô gái còn mang nét đẹp” lịch sự,văn minh, chung thủy, hiền từ”. Hình ảnh các cô gái Hà Nội đã được đưa vào các ca khúc ru hồn của các nhạc sĩ, hay những ước ao của những chàng trai: ” Con gái Hà Nội đẹp dịu dàng / tóc đưa hương sữa mỗi mùa sang / Ngẩn ngơ, ngơ ngẩn lòng du khách / ước sao cho anh có được nàng. ” Vâng! Người con gái ấy, theo tiếng gọi của tình yêu đã về làm dâu ở đất miền Trung: Nơi gió Lào, cát trắng với thời tiết nổi tiếng là khắc nghiệt… với nỗi ái ngại của mọi người : ” Gió Lào lên có sống nổi ba ngày”. Nhưng người phụ nữ ấy với tình yêu và lòng chung thủy đã chiến thắng tất cả, chị vừa là Mẹ, là Cha của con, đã biến ” Đất sỏi đá, gân gà nghiệt ngã” thành màu “xanh ” của ruộng vườn. Được biết người phụ nữ ấy là chị dâu của tác giả, có lẽ đó là điều mà anh đã khai thác được những chi tiết rất cụ thể và sinh động thể hiện trong bài thơ để chúng ta laị đến với một triết lý, sự kì diệu của tình yêu: Đó là nguồn động viên về tinh thần và nó đã chiến thắng tất cả những khó khăn trong cuộc sống… Vì vậy : ” Tình yêu làm đời đẹp hóa lời ca”. Cám ơn nhà thơ Phương Thảo với bài thơ hay, một chiêm nghiệm của cuộc đời: Hãy giữ gìn để tình yêu mãi đẹp trong cuộc sống của mỗi người.
THANH YÊN
Buổi sáng đọc thơ bác, nỗi nhớ quê hương ùa về, tâm hồn tôi như đang được ngất ngây trở về từng con đường làng nho nhỏ. Nếp nhà, nếp quê cứ xinh xắn, mộc mạc hiện ra. Cô dâu mới trong ánh mắt đầy thông cảm và hoài nghi của dân quê tôi chân chất thật thà. Tiết hạnh ấy đã được minh chứng qua thời gian, không gian và cảm nhận…Lời thơ ấm áp, bình dị, từng câu chữ làm người đọc càng hiểu thêm về giá trị của con người trên vùng đất mà thiên nhiên không mang đến sự ưu ái về thổ nhưỡng… Sự khó khăn không làm người ta nản chí, về làm dâu mảnh đất đá sỏi gân gà ấy người phụ nữ đến từ nơi đô thị phồn hoa ấy vẫn hoàn thành tốt bổn phận, trách nhiệm của mình. Một nhân cách xứng tầm với những giá trị cao quý về tình người, lòng người và phẩm hạnh. Tuyệt vời hơn là tác giả đã xây dựng hình ảnh chính tác giả là người thẩm định, quê hương tác giả thẩm định những giá trị cao quý đó.
Cảm ơn nhà thơ Thanh Yên !
Partager :
Từ khóa » Bài Thơ Làm Dâu Xứ Nghệ
-
Bài Thơ : MẦN DU XỨ NGHỆ... - Sách Tiếng Nghệ - Thế Mạnh
-
Thơ Tuyệt Hay: Nỗi Lòng Làm Dâu Xứ... - Hóng Biến Nghệ An - Facebook
-
Bài Thơ: Làm Dâu Xứ Nghệ (lục Bát) | Thơ 4 Mùa
-
Bài Thơ Hay Về Phận Làm Dâu ❤️️50+ Bài Ngắn Gọn Sâu Lắng
-
Làm Dâu Xứ Nghệ. Nói Tiếng Nghệ Hay Đáo Để - YouTube
-
Chuyện Kể Nàng Dâu Xứ Nghệ - Đáng Yêu Và Cảm động :) - YouTube
-
Lời Bài Thơ Làm Dâu Quê Anh (Lê Sáng) - TKaraoke
-
Top 10 Bài Thơ Hay Viết Về Xứ Nghệ 2022 - IBlogKienThuc
-
Tổng Hợp Thơ Hay Viết Về Nghệ An, Xứ Nghệ Quê Choa Từ Thi Hữu
-
Thơ Nghệ: Bi Hài Làm Du Nghệ An - Songlamplus
-
Nàng Dâu Xứ Nghệ "review" Tết ở Quê Chồng Cực Dễ Thương
-
Thơ Xứ Nghệ Hay, Loạt Thơ Ca Ngợi Xứ Nghệ Và Tình Yêu đôi Lứa
-
Nếu Em Về Mần Du Xứ Nghệ?