Làm Gì để Sống Sót Giữa đám đông Giẫm đạp? - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Một vụ giẫm đạp trong lễ hội ở sông Godavari bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) năm 2015 - Ảnh: newindianxpress
Dịp Giáng sinh, lễ tết... mọi người thường đưa nhau đến những điểm vui chơi giải trí ngoài trời, nhất là khi có bắn pháo hoa hay ca nhạc.
Vui thì vui thật, nhưng chúng ta cũng nên có sự chuẩn bị đề phòng nguy cơ bị giẫm đạp, chèn ép khi xảy ra tác nhân bất ngờ nào đó làm đám đông trở nên hoảng loạn, mạnh ai nấy chạy, xô lấn giẫm đạp nhau tìm đường thoát thân.
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều vụ xô lấn giẫm đạp nhau đến chết trong những sự kiện tụ tập đông người ở các nước trên thế giới.
Khảo sát nguyên nhân tử vong của những nạn nhân trong các vụ đám đông hoảng loạn, người ta thấy có 3 nguyên nhân chính sau đây:
1. Chết vì ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)
2. Chết vì bị chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)
3. Chết vì bị giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người)
Người ta thường chết vì hậu quả của sự sợ hãi, chứ ít người chết vì nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi.
Tại sao đám đông trở nên hoảng loạn?
Khán giả tháo chạy trong vụ xả súng ở Las Vegas năm 2017 - Ảnh: Guardian
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý hành vi đám đông, những khách bộ hành trên đường luôn chú ý đến những người xung quanh họ.
Do vậy, khi đi bộ trên đường, chúng ta thường xuyên quan sát và tính toán xem những người khác đang di chuyển nhanh hay chậm, hướng di chuyển của họ thế nào. Khi cảm nhận rằng sẽ có khả năng xảy ra va chạm giữa ta và họ trên đường ta đi, tâm lý của ta sẽ trở nên bất an.
Chúng ta ai cũng muốn tránh xảy ra những va chạm như thế, do đó, khi đi bộ nhanh trên đường, chúng ta thường có khuynh hướng đi ở khoảng không gian trống trải sát mép ngoài vỉa hè để tránh va vào những người đang đi chậm rãi ở phía trước.
Chúng ta vẫn giữ nguyên trạng thái tâm lý này ngay khi đi vào một đám đông. Chúng ta cứ luôn quan sát tìm một khoảng không gian trống trải hơn trước mặt mình. Bởi thế nó sẽ gây ra một hiệu ứng như làn sóng, người ta sẽ cứ chen vào những khoảng trống và làm cho không gian xung quanh càng chật chội hơn.
Vụ giẫm đạp ở Turin, Ý - Video: RT/Openyouryeys
Tình thế sẽ trở ngày càng căng thẳng hơn, khó chịu hơn khi xung quanh chúng ta không còn khoảng trống nào nữa. Tâm lý chúng ta trở nên bực bội, rất dễ nổi nóng vì một vài va quẹt nhỏ của những người xung quanh.
Ta trở nên hung hăng, sẵn sàng chen lấn, xô đẩy người khác để tìm cho mình một khoảng trống dễ chịu hơn. Đó là tâm lý chung của con người trong một đám đông, và khi mật độ tụ tập của đám đông ngày càng cao hơn, lại càng làm gia tăng sự căng thẳng và bất an về tâm lý cho mọi người.
Đó cũng là lúc dễ xảy ra hoảng loạn nhất. Nó thể xuất phát từ một vụ xô xát trong đám đông, một kẻ nghịch phá nào đó tung tin thất thiệt, một tiếng động lớn bất thường, một cái bóng điện bị nổ…
Mặc dù các chuyên gia vẫn thận trọng khi đưa ra những lời khuyên về cách ứng xử khi xảy ra những tình huống hoảng loạn vì nó còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nhưng họ khuyên điều tiên quyết là ta phải cố hết sức giữ bình tĩnh để đánh giá tình hình, điều này sẽ giúp cứu mạng chúng ta.
900 người chết do giẫm đạp trong lễ hành hương ở Mecca năm 2015 - Ảnh: CNN
Qua điều tra các tai nạn do giẫm đạp, người ta nhận thấy rất nhiều người bị thương vong vì những nguyên nhân tưởng tượng chứ không phải do mối đe doa thực tế tại thời điểm đó.
Với sự phổ biến của Internet và phim ảnh, hàng ngày chúng ta thường đọc và xem thấy những cảnh bạo lực. Do đó, khi có biến cố chúng ta hay bị ám ảnh, một dạng tự kỷ ám thị rằng những chuyện tồi tệ nhất sẽ xảy đến với mình.
Bởi thế, chúng ta cứ cắm đầu chạy, xô đẩy giẫm đạp nhau tìm cách thoát thân mà chẳng cần suy nghĩ, và đó chính là nguyên nhân chủ yếu của những thương vong trong những vụ đám đông hoảng loạn.
Bạn cần chuẩn bị thế nào khi dự định tham gia vào đám đông?
Năm 2010, 21 người chết cùng 650 người bị thương trong vụ giẫm đạp ở Lễ hội âm nhạc Duisburg, Đức - Ảnh: DW.com
Khi tham gia một sự kiện có rất đông người tụ tập, chúng ta cần chuẩn bị những điều sau đây:
- Nếu bạn bị hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp, vết thương chưa lành, thì tốt nhất là không nên đi vào đám đông.
- Lưu ý địa điểm tổ chức sự kiện là trong nhà hay ngoài trời. Nếu là trong nhà thì bạn nên tìm hiểu trước những lối thoát hiểm trong ấy để nhanh chóng hướng đến đó trong trường hợp khẩn cấp. Nếu sự kiện tổ chức ngoài trời, nên quan sát và định vị các vị trí làm mốc giúp bạn dễ dàng nhận ra hướng thoát hiểm khi đang ở trong đám đông.
- Không nên mang những vật sắc nhọn trong người khi tham gia sự kiện, chúng có thể làm bạn bị thương khi bị đám đông chen lấn, xô đẩy.
- Tốt nhất là không nên dẫn theo trẻ em khi tham dự những sự kiện có đông người tham gia.
Phải làm gì để sống sót giữa đám đông hoảng loạn?
900 người chết do giẫm đạp trong lễ hành hương ở Mecca - Ảnh: CNN
Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn phải thực hiện những điều sau đây:
- Giữ bình tĩnh để kiểm chứng thông tin về sự cố đang xảy ra: thông tin là thật hay chỉ là lời đồn, sự cố nếu có thật là do nguyên nhân gì: cháy, nổ, sập công trình..
- Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo đám đông. Khả năng bạn bị kẹt lại trong đám đông lớn hơn rất nhiều so với cơ hội thoát ra được khi có cùng lúc nhiều người chạy về một hướng.
- Quan sát xung quanh tìm những vị trí bạn đã định vị sẵn như: tòa nhà, công viên, hay cửa thoát hiểm gần nhất, và tìm cách di chuyển về hướng đó.
Tránh xa các bức tường, rào chắn để khỏi bị đám đông ép vào đó. Khi một đám đông dồn về một phía sẽ tạo nên một lực tác động rất lớn, có thể xô sập các bức tường gạch chắc chắn.
Bởi thế, những nạn nhân tử vong do bị đám đông đè ép vào tường, rào chắn, thường chết ở tư thế đứng với các chấn thương như gẫy xương sườn hoặc vỡ nội tạng bên trong.
- Nếu bị kẹt giữa dòng người, hãy di chuyển cùng họ và giữ 2 tay che trước ngực như tư thế của võ sĩ quyền Anh, điều này sẽ bảo vệ ngực bạn.
Đừng đứng yên một chỗ hay ngồi xuống. Hãy để lực của người khác đưa bạn đi, bạn đừng cố gắng cắt ngang hoặc đi ngược lại đám đông vì sẽ làm bạn mất sức và dễ bị người khác xô đẩy làm bạn bị ngã.
Di chuyển xéo góc vào những khoảng trống trong dòng người đang chạy, bao giờ cũng có những khoảng trống như thế, và quan sát xung quanh tìm cơ hội thoát khỏi đám đông.
- Cố giữ thăng bằng đừng để bị té ngã. Nếu ngã hãy cố đứng dậy, nếu không đứng được thì bò theo đám đông. Nếu không bò nổi thì nằm nghiêng co rúm người lại như kiểu thai nhi, hai tay che đầu. Không nằm sấp hay ngữa vì dễ bị giẫm đạp làm chấn thương phổi.
Cuối cùng, bạn hãy ghi nhớ rằng phải luôn giữ bình tĩnh, nó giúp cho ta có sự phán đoán chính xác và hành động phù hợp nhất để cứu mạng mình và những người thân bên cạnh.
Những vụ giẫm đạp gây chết nhiều người gần đây:
Năm 2005, do nghe tin đồn có kẻ đánh bom trên cây cầu al-Aima ở thủ đô Baghdad (Iraq), người ta giẫm đạp lên nhau chạy trốn khỏi cây cầu làm 960 người thiệt mạng.
Năm 2015, ở Saudi Arabia đã xảy ra hỗn loạn khi các tín đồ Hồi giáo chen nhau vào viếng hòn đá thiêng Kaaba ở Mecca, làm 800 người chết.
Năm 2010, trong Lễ hội Nước ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia), một vụ xô lấn để thoát chạy do tin đồn bị rò điện trên một cây cầu đã khiến hơn 340 người thiệt mạng.
Từ khóa » Chết Giẫm Hay Chết Dẫm
-
Có Bạn Hỏi "dẫm Lên" Và "giẫm Lên" Từ... - Nghệ Thuật Và Sách
-
Nghĩa Của Từ Chết Giẫm - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Chết Giẫm
-
Chết Giẫm Nghĩa Là Gì?
-
Tại Sao Các đám đông Hỗn Loạn Có Thể Gây Chết Người - Báo Lao động
-
Uốn Ván Nguy Kịch Vì Giẫm Phải đinh Mà Không Chịu đi Khám
-
Thảm Kịch Giẫm đạp Thường Xảy Ra Như Thế Nào - Công An Nhân Dân
-
Chấn động Vụ Voi Giẫm Chết Cụ Bà ở Ấn Độ Rồi Quay Lại Phá đám Tang
-
Giẫm đạp Gần Thánh địa Mecca, Hơn 700 Người Chết - VnExpress
-
Bé Trai Sơ Sinh Chết Vì Quyền được Giẫm đạp Của Người Cha
-
Nguy Cơ TỬ VONG Vì Bệnh Uốn Ván Do Giẫm đinh Trong Công Trường
-
Giẫm đạp ở Thượng Hải, 36 Người Chết - BBC News Tiếng Việt