Làm Gì Khi Bị Lừa đảo Chiếm đoạt Tài Sản Qua Sàn Chứng Khoán?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn chứng khoán, qua việc kêu gọi đầu tư tài chính, đầu tư các đồng tiền ảo thông qua các sàn giao dịch  Discord, Telegram về giao dịch Forex, Cryptocurrency, Axie Infinity tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại rất phổ biến.

Với sự phát triển của công nghệ và những chiêu trò tinh vi của nhóm lừa đảo, rất nhiều người đã bị “dụ dỗ” tham gia những “cuộc đầu tư siêu lợi nhuận”. Họ biết rõ thủ đoạn chứng khoán lừa đảo của tội phạm nhưng không biết phải làm sao để phơi bày sự thật đó. Dưới đây là những thông tin luật sư tư vấn hình sự muốn hỗ trợ quý anh/chị có thể tham khảo khi rơi vào trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn chứng khoán

Câu hỏi: 

Tôi được bà H giới thiệu Công ty S-W sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế LCM Forex, được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, vàng, đầu tư ngoại hối. Việc đầu tư rất đơn giản, chỉ cần cung cấp CMND, email, số điện thoại để đăng ký tài khoản. Thực hiện đầu tư theo yêu cầu của bà H, tôi đã chuyển tiền vào tài khoản thụ hưởng là Công ty S-W số tiền 46.700.000 đồng.

Sau một tuần, bà H nói tôi tiếp tục đầu tư lớn hơn vì có phát sinh lợi nhuận lớn, nhưng tâm lý lần đầu tham gia nên tôi không tiếp tục mà yêu cầu chốt tất cả các lệnh để rút tiền về. Bà H đã chốt lệnh và báo tổng đài chốt lệnh thành công.

Khi tôi yêu cầu rút tiền, bà H báo là do cuối tuần nên tiền chưa về công ty, thứ hai sẽ hỗ trợ tôi rút tiền. Đến ngày thứ hai, bà H nói tài khoản của tôi hết sạch tiền. Tôi nghi ngờ bà H và công ty S-W sắp đặt để lừa tiền của tôi nên tôi có nhờ người tìm hiểu thông tin về công ty S-W thì đây là một công ty ảo. Làm sao để tôi có thể đòi lại tiền? Hành vi của bà H có bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn chứng khoán

1. Quy định của pháp luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, theo đó người phạm tội đã bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Tài sản chiếm đoạt phải có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Nhận thấy, trong trường hợp này, bà H đã dùng thủ đoạn gian dối chính là đưa ra các thông tin của công ty S-W được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, vàng và ngoại hối; cung cấp tài khoản để giao dịch trên sàn LCM. Tuy nhiên, những thông tin này không có thật, S-W chỉ là một công ty ảo. Bà H đã đưa ra các thông tin gian dối nhằm tạo niềm tin cho anh/chị để chuyển tiền cho họ. Số tiền thiệt hại của anh/chị là 46.700.000 đồng. Như vậy, bà H đã vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Làm sao để đòi lại tiền khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn chứng khoán

Khi bị rơi vào hoàn cảnh bị mất tiền do chứng khoán lừa đảo và không biết phải làm cách nào để đòi lại, điện thoại cho Công ty hoặc người môi giới hầu như sẽ không liên lạc được nên những người bị hại sẽ rất hoang mang. Nhưng để Tố giác hoặc Khởi kiện những đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản này ra Tòa án các bạn nên bình tĩnh thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin đối tượng lừa đảo

Đầu tiên, anh/chị cần phải thu thập các thông tin cá nhân của đối tượng lừa đảo để ghi vào đơn tố cáo, đơn tố giác nếu như các bạn nộp đơn mà trong đó không có thông tin của họ thì các cơ quan sẽ không tiếp nhận Đơn vì không có thông tin rõ ràng.

Những thông tin cơ bản nhất mà bạn phải thu thập là: Họ tên, địa chỉ (thường trú / tạm trú) của đối tượng lừa đảo, số điện thoại của đối tượng lừa đảo, số chứng minh thư / căn cước công dân của đối tượng lừa đảo. Đây là những thông tin ít nhất mà bạn phải cung cấp cho các cơ quan để được thụ lý và giải quyết vụ việc.

Bước 2: Thu thập bằng chứng bị lừa đảo

Đây là bước vô cùng quan trọng để bạn có thể lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng một cách hiệu quả nhất.

Anh/chị có thể thu thập bằng chứng bị lừa đảo như sau: Chụp tất cả đoạn hội thoại 2 bên nhắn tin trong quá trình giao dịch, lưu lại bản ghi âm cuộc gọi khi 2 bên gọi điện trao đổi giao dịch, lưu lại giấy tờ chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, các bản sao kê ngân hàng liên quan đến việc chuyển tiền cho những đối tượng chứng khoán lừa đảo,... 

Bước 3: Soạn đơn gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Anh/chị có thể đòi lại số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn giao dịch chứng khoán thông qua pháp luật hình sự. Một trong những căn cứ để khởi tố vụ án hình sự chính là tố giác của cá nhân. Theo đó, trên cơ sở Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, anh/chị có thể tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Hoa với cơ quan có thẩm quyền để đề nghị khởi tố vụ án hình sự.

Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

+ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Xét thấy, anh/chị có thể nộp đơn tố giác về tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện hoặc Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện nơi bà H cư trú. 

Lưu ý, khi tố giác về tội phạm, anh/ chị phải cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác kèm theo chứng cứ để chứng minh nội dung trong đơn tố giác về thủ đoạn chứng khoán lừa đảo là có cơ sở.

>>> Tải mẫu Đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

3. Lưu ý về thời hạn giải quyết tố giác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật hình sự quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

+ Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

+ Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Nếu trong trường hợp vụ việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Trên đây là một số tư vấn của công ty đối với trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua sàn giao dịch chứng khoán. Nội dung của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì dựa vào những tình tiết cụ thể thì tính chất vụ án sẽ khác nhau. Nếu có những thắc mắc khác về chứng khoán lừa đảo hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư hình sự, quý khách hàng có thể liên hệ đến công ty để nhận được sự tư vấn trực tiếp của các luật sư giàu kinh nghiệm thông qua hotline 094 221 7878 hoặc 096 267 4244 ; qua email Saigonlaw68@gmail.com hoặc Luatsutronghieu@gmail.com Trân trọng!

>> Xem thêm:

Văn phòng luật sư Dĩ An Bình Dương

Văn phòng luật sư Long An

Văn phòng luật sư Nhà Bè

Từ khóa » Sw Trong Chứng Khoán Là Gì