Làm Gì Khi Bị Nôn ói, Chóng Mặt Do Dùng Thuốc Kháng Vi-rút ...

Truy cập nội dung luôn MENU
  • TRANG CHỦ
  • CHÍNH QUYỀN
    • GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
    • BỘ MÁY TỔ CHỨC
  • CÔNG DÂN
  • DOANH NGHIỆP
  • DU KHÁCH
​ English Facebook RSS ​ Hỏi đáp​ ​ Sơ đồ cổng - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Làm gì khi bị nôn ói, chóng mặt do dùng thuốc kháng vi-rút Molnupiravir? 02/04/2022 - Lượt xem: 2730

Về chuyên môn, ngoài tác dụng hữu ích của thuốc, hầu hết các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn mặc dù không phải ai cũng trải qua chúng. Thuốc là chất lạ đối với cơ thể, khi chất lạ vào cơ thể, lập tức hệ miễn dịch phản ứng nhằm chống lại và đào thải chất lạ ra ngoài, quá trình này có thể sản sinh các chất gây hại cho cơ thể. Phản ứng dị ứng thuốc phụ thuộc vào yếu tố di truyền, cơ địa và thể tạng dị ứng của từng người, chứ không phải ai cũng bị dị ứng. Những tác dụng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể người bệnh thích nghi với thuốc

Chị Đỗ Thanh H., 58 tuổi, nhà ở Phường 10, TP. Mỹ Tho có kết quả dương tính với Covid-19 được bác sĩ cho toa thuốc kháng vi-rút Molnupiravir, dặn uống sớm ngay ngày đầu tiên. Uống thuốc được 03 lần thì chị H. bị nôn ói nhiều, kèm chóng mặt, đi loạng choạng. Bác sĩ điều trị khuyên chị H cần làm 03 việc: Đo huyết áp, đo SpO2, theo dõi triệu chứng. Nếu huyết áp ổn định, chỉ số oxy trong máu SpO2 trên 94%, không khó thở, thì an tâm tiếp tục uống thuốc kháng vi-rút. Nếu huyết áp thấp, SpO2 máu giảm dưới 94%, có khó thở, thì ngưng uống thuốc và phải đến bệnh viện ngay, các dấu hiệu trên là bệnh nhân có khả năng bị dị ứng nặng với thuốc.

Về chuyên môn, ngoài tác dụng hữu ích của thuốc, hầu hết các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn mặc dù không phải ai cũng trải qua chúng. Thuốc là chất lạ đối với cơ thể, khi chất lạ vào cơ thể, lập tức hệ miễn dịch phản ứng nhằm chống lại và đào thải chất lạ ra ngoài, quá trình này có thể sản sinh các chất gây hại cho cơ thể. Phản ứng dị ứng thuốc phụ thuộc vào yếu tố di truyền, cơ địa và thể tạng dị ứng của từng người, chứ không phải ai cũng bị dị ứng. Những tác dụng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể người bệnh thích nghi với thuốc

Tác dụng phụ của Molnupiravir thường là nhẹ, không nguy hiểm, như: Tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, nổi mề đay, ngứa, phát ban da, buồn nôn. Vậy người bệnh cần làm gì khi bị tác dụng phụ của Molnupiravir?

Trước tiên, người bệnh nên bình tĩnh và báo cho bác sĩ điều trị về các triệu chứng khác thường của mình khi xảy ra tác dụng phụ của thuốc. Kiểm tra tình trạng huyết áp, oxy máu, thở có khó khăn không. Nếu tất cả ổn thì tùy triệu chứng tác dụng phụ mà có cách xử lý phù hợp:

Tiêu chảy: Rất cần uống nhiều nước để đề phòng mất nước. Nước sôi để nguội hoặc nước biển khô.

Nôn, buồn nôn: Ăn các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu như cháo, súp, uống thêm nước gừng.

Nhức đầu: Uống nhiều nước và có thể dùng một loại thuốc giảm đau phù hợp do bác sĩ hướng dẫn.

Chóng mặt: Nằm nghỉ ngơi, thay đổi tư thế phải từ từ, chậm chậm, không được leo cầu thang, không được điều khiển máy móc, hạn chế xem vi tính, màn hình điện tử.

Ngứa, đỏ da: Tắm nước ấm, uống thuốc chống dị ứng do bác sĩ hướng dẫn.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào khác mà nghĩ có thể là do tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân nên báo với bác sĩ điều trị, không được tự ý ngưng uống thuốc Molnupiravir. Vì thuốc này phải uống liên tục đủ 05 ngày mới hết bệnh. Tác dụng phụ nếu có, thường chỉ xảy ra trong 02 ngày đầu tiên, sau đó cơ thể sẽ tự quen với thuốc và không còn bị tác dụng phụ.

Bác sĩ Nguyễn Thành Úc

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Thị xã Cai Lậy có 08 xã đầu tiên đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế năm 2024 giai đoạn đến năm 2030 - 22/11/2024 Tiền Giang: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã năm 2024 - 15/11/2024 Thành phố Gò Công: Tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại xã Bình Đông - 08/11/2024 Hội nghị Khoa học ngành Y tế Tiền Giang mở rộng năm 2024: Đổi mới và sáng tạo trong khám và điều trị - 31/10/2024 Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2024: Quyết tâm đạt tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng - 28/10/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi

Văn bản chỉ đạo điều hành

Công báo Tiền Giang

Góp ý dự thảo văn bản

Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật

Dịch vụ công trực tuyến

CSDL Quốc gia về TTHC

Xem tất cả Pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp(06-05) Hướng dân thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai(24-08) Hướng dẫn bầu cử 2021-2026(19-05) Nâng cao hiệu quả hành chính công(20-01) Về thăm làng cổ Đông Hòa Hiệp(09-01) Slideshow Image 1 Liên kết website Đảng cộng sản Việt Nam Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Bộ Công an Bộ Công Thương Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Giao thông Vận tải Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng Bộ Tài chính Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Tư pháp Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Xây dựng Bộ Y tế An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Cần Thơ Đà Nẵng Kiên Giang Hồ Chí Minh Đang truy cập: Hôm nay: Tuần hiện tại: Tháng hiện tại: Tháng trước: Tổng lượt truy cập: Chung nhan Tin Nhiem MangCổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang - https://www.tiengiang.gov.vn Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Giấy phép số 19/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tiền Giang cấp ngày 11/9/2023 Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: Số 23, đường 30/4, Phường 1, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Điện thoại: 0273.3873153 - 0273.3977184, Email: banbientap@tiengiang.gov.vn ® Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang" hoặc "www.tiengiang.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ Cổng Thông tin này // ]]>

Từ khóa » Chích Ngừa Covid Bị Chóng Mặt Phải Làm Sao