LÀM GÌ KHI BỊ TÁC DỤNG PHỤ CỦA VẮC XIN COVID-19

25 Tháng 4 2021

CN. Nguyễn Thị Nguyên EmSau thời gian dài chống chọi với dịch bệnh COVID-19, thế giới cũng đã tìm ra được vắc xin chống lại dịch bệnh nguy hiểm này, việc tiêm phòng vắc xin sẽ giúp bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và tử vong. Tuy nhiên, một người sau khi tiêm vắc xin có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ, đó là những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang được bảo vệ, khi gặp phải các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin có nghĩa là vắc-xin đang hoạt động và hệ thống miễn dịch của chúng ta đang đáp ứng một cách bình thường.Các chuyên gia cho hay, việc tiêm vắc -xin gặp có tác dụng phụ không hẳn là điều xấu, đây là những dấu hiệu cho thấy vắc-xin đã kích hoạt cơ thể sản xuất kháng thể chống lại COVID-19 và thông thường mũi tiêm thứ hai có thể tạo ra nhiều tác dụng phụ khó chịu hơn, vì chúng giúp tạo ra phản ứng kháng thể bền vững hơn. Cũng theo các thông kê lâm sàng người lớn tuổi có xu hướng ít có tác dụng phụ dữ dội hơn so với người trẻ, có thể do hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi ít có phản ứng mạnh, hoặc nhận thức về cơn đau là khác nhau.Các tác dụng phụ thường gặp và cách xử tríĐau ở chỗ tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm, mẩn đỏ hoặc sưng tấy, có thể làm dịu chỗ tiêm bằng đắp khăn mát mà không dắp bất cứ lá hay thuốc gì lên chỗ tiêm.Đau đầu: Có 30% trường hợp bị đau đầu, nếu tác dụng phụ này xảy ra, có thể dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc pacetaminophen (tylenol).Mệt mỏi: Mệt mỏi có thể xảy ra sau một trong hai liều vắc-xin. Có thể giảm mệt mỏi bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau tiêm.Sốt và/hoặc ớn lạnh: Tác dụng phụ này là kết quả của việc hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Nếu bị sốt và ớn lạnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi, mặc quần áo thoáng mát. Có thể dùng thuốc hạ sốt không kê đơn như aspirin hoặc acetaminophen theo chỉ định.Đau cơ: Việc mắc COVID-19 có thể khiến người bệnh bị đau nhức cơ và vắc -xin COVID -19 cũng vậy. Đây là phản ứng miễn dịch của cơ thể, tùy thuộc từng trường hợp mà có thể thấy đau hay không.Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết sưng lên khi tiêm vắc-xin giống như khi bị bệnh. Tình trạng sưng tấy này xảy ra ở ở vùng dưới cánh tay gần vết tiêm. Nguyên nhân là do các hạch bạch huyết đang hoạt động quá mức tạo ra các kháng thể chống nhiễm trùng, khiến chúng tăng kích thước.Buồn nôn: Khoảng 20% cho biết bị buồn nôn sau khi tiêm. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn sẽ không kéo dài. Để giảm bớt tình trạng này, hãy cân nhắc nghỉ ngơi, ăn thức ăn nhạt nếu đói và có thể sử dụng thuốc chống buồn nôn không kê đơn theo chỉ định.Chóng mặt: Khoảng 17% trường hợp cảm thấy chóng mặt sau khi tiêm COVID-19. Đây là tác dụng phụ phổ biến mà mọi người gặp phải sau khi tiêm vắc-xin, nên nghỉ ngơi nhiều để tránh bị ngã.Sốc phản vệ: Đây là một phản ứng dị ứng có thể đe dọa tính mạng, cực kỳ hiếm gặp. Phản ứng nguy hiểm thường xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm phòng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, nổi mề đay hoặc sưng tấy, khó thở, chóng mặt và ngất xỉu. Vì vậy việc theo dõi sau tiêm 30 tại điểm tiêm là nghiêm ngặt để được chăm sóc y tế khẩn cấp nếu bị sốc. Những người bị sốc phản vệ sau lần tiêm đầu tiên không nên tiêm liều thứ hai.Giảm Tiểu Cầu, Huyết Khối: hiếm gặp (khoảng 1/1triệu người tiêm) xuất biện muộn sau 4-28 ngày sau tiêm, dấu hiệu đầu tiên thường gặp là đau đầu mức độ trung bình đến nặng, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, tiếp theo là các triệu chứng thần kinh khu trú như co giật, rối loạn ý thức. Muộn hơn có đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa), đau phù chi dưới hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết da,... Khi thấy 1 trong các dấu hiệu trên cần đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Hiện nay Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19.Lưu ý:Theo các chuyên gia, tác dụng phụ thường xảy ra từ 12 đến 24 giờ sau khi tiêm, có thể lên đến hai ngày ở một số người. Nếu các tác dụng phụ không biến mất sau vài ngày hãy liên hệ với bác sĩ để có hướng giải quyết.Để tránh bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi trong ngày tiêm. Tránh làm những việc cần nhiều năng lượng hoặc sự tập trung sau khi tiêm. Tuyệt đối không uống thuốc giảm đau, kháng viêm trước khi tiêm để cố gắng ngăn ngừa tác dụng phụ, bởi thuốc sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch.

Từ khóa » Chích Ngừa Covid Bị Lạnh Phải Làm Sao