Làm Gì Khi Bị Tiểu Không Kiểm Soát?

Tiểu không kiểm soát thường gặp và gây khó chịu ở người cao tuổi. Tỉ lệ mắc tăng theo tuổi và tăng theo mức độ suy yếu cơ thể. Rối loạn này  ảnh hưởng đến sức khỏe, tự ty mặc cảm hạn chế giao tiếp xã hội, nặng hơn gây rối loạn tâm thần, hạnh phúc của bệnh nhân.

Bệnh hay gặp ở nữ giới

Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu tiện không tự chủ được xác định là bất kỳ sự phàn nàn về sự rò rỉ nước tiểu không tự chủ gây khó chịu.Tiểu không kiểm soát là một dấu hiệu hay triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu chứ không phải là một bệnh.

Tiểu không kiểm soát thường gặp và gây khó chịu ở người cao tuổi.Tỉ lệ mắc tăng theo tuổi và tăng theo mức độ suy yếu cơ thể và nữ nhiều hơn nam. Theo thống kê, tỉ lệ mắc chứng tiểu không kiểm soát vào khoảng 35% phụ nữ lớn tuổi và 22% nam giới lớn tuổi, tỉ lệ bệnh tăng cao ở các nhà dưỡng lão có thể lên đến 60%. Tại nước ta, chưa có số liệu chính thức về chứng bệnh này. Chứng tiểu không kiểm soát thay đổi theo mức độ nghiêm trọng từ hiện tượng xì nước tiểu khi có gia tăng áp lực ổ bụng khi gắng sức khi ho… tới mức độ són tiểu liên tục, đến nặng hơn là tiểu không kiểm soát có kèm theo đại tiện không tự chủ.

Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát?Không dùng các đồ uống có caffein

Một số biểu hiện thường gặp

Chứng tiểu không kiểm soát có nhiều nguyên nhân tại bàng quang, tại cơ thắt hoặc từ sự bất đồng vận bàng quang cơ thắt hoặc từ căn nguyên thần kinh. Hậu quả thực thể của chứng tiểu không kiểm soát là nguy cơ nhiễm khuẩn niệu ngược dòng, nếu không ngăn chặn dễ dàng gây nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ thận gây suy thận và tăng huyết áp.Bệnh nhân nên dùng khoảng 1.500ml/ngày, hạn chế nước buổi tối

Chứng tiểu không kiểm soát do gắng sức: thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, xảy ra khi bệnh nhân có hoạt động gắng sức như: ho, hắt hơi, rặn, cười, khiêng vật nặng… lượng nước tiểu thường thoát ra ít. Mức độ được coi là bệnh lý được định nghĩa là thường xảy ra nhiều hơn 2 lần mỗi tháng. Hay gặp ở phụ nữ béo phì, chửa đẻ nhiều lần, mãn kinh… Ở nam giới thường gặp sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, nhất là cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc.

Chứng tiểu không kiểm soát gấp (đái vãi): thường do suy yếu chức năng lưu giữ nước tiểu của bàng quang hay còn gọi bất ổn định cơ detrusor. Hay gặp khi thời tiết lạnh, rối loạn tinh thần, rửa ráy bằng nước. Ở nam giới chứng tiểu không kiểm soát gấp có thể là biểu hiện tắc nghẽn dòng tiểu, bất ổn định cơ destrusor vô căn, bệnh lý thần kinh, xạ trị vùng tiểu khung.

Chứng tiểu không kiểm soát tràn đầy (đái rỉ): hay gặp ở bệnh nhân suy yếu co bóp bàng quang, hoặc tắc nghẽn đường ra của bàng quang nhất là nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt chèn ép đường ra cổ bàng quang, ở nữ có thể do sa tử cung, hoặc do táo bón.

Chứng tiểu không kiểm soát hoàn toàn (đái rỉ liên tục): nguyên nhân có thể thấy trong rối loạn chức năng bàng quang do bệnh lý thần kinh: tổn thương tủy sống, đột quỵ, tổn thương thần kinh ngoại biên, sau cắt bỏ tuyến tiền liệt tận gốc ở nam giới.

Chứng tiểu không kiểm soát chức năng: các cơ quan hệ tiết niệu bình thường nhưng bệnh nhân do rối loạn tâm thần hay sa sút trí tuệ nên không quan tâm đến các quy tắc xã hội về thời gian, địa điểm đi tiểu.

Về điều trị

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và phân loại có các phương pháp điều trị khác nhau. Sau khi khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân mới giải quyết được tình trạng chứng tiểu không kiểm soát.

Làm gì khi bị tiểu không kiểm soát?Hàng ngày cần tập thể dục

Các trường hợp sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn bằng cách điều trị các bệnh lý liên quan gây ra chứng tiểu không kiểm soát. Ở người cao tuổi nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng chứng tiểu không kiểm soát hoặc làm bệnh nặng lên (nguyên nhân là do các bệnh lý gây ra tình trạng đa niệu, tiểu đêm, tăng áp lực ổ bụng và rối loạn hệ thần kinh trung ương), các bệnh lý ảnh hưởng đến chứng tiểu không kiểm soát gồm: bệnh nhân mắc các bệnh suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn thần kinh, đột quỵ, sa sút tâm thần, đa xơ cứng, rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ (hội chứng ngừng thở khi ngủ). Do đó, điều trị các bệnh lý này có thể điều trị khỏi hoặc cải thiện tình trạng chứng tiểu không kiểm soát.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định điều chỉnh việc sử dụng các thuốc có thể gây ra chứng tiểu không kiểm soát và có thể được sử dụng các miếng thấm (băng tã), chụp tiểu bao quy đầu ở nam giới, nón chụp âm hộ ở nữ giới để hứng nước tiểu, hoặc đặt xông tiểu (cách quãng hoặc liên tục): có thể thích hợp với một số bệnh nhân giúp ngăn chặn chứng tiểu không kiểm soát, tuy nhiên phải được các nhân viên chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp thực hiện. Không nên thực hiện ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu, kích thích bàng quang, sỏi bàng quang…

Đối với một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc đặc hiệu để cải thiện tình trạng chứng tiểu không kiểm soát. Các can thiệp không xâm lấn như: kích thích điện học bằng các điện cực bề mặt tại tầng sinh môn, da vùng xương mu, thành âm đạo; Sử dụng các xung từ tại vùng tầng sinh môn và xương cùng cũng được xem xét để cải thiện chứng tiểu không kiểm soát.  Đối với một số trường hợp cụ thể khi sử dụng các biện pháp không cải thiện có thể xem xét đến phương pháp phẫu thuật.

Lời khuyên của thầy thuốcBệnh nhân mắc chứng tiểu không kiểm soát ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc và khám định kỳ thì cần thay đổi lối sống bằng cách không dùng các đồ uống có caffein: cà phê có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, lợi tiểu, giãn cơ thắt niệu đạo dễ gây tiểu gấp và tiểu nhiểu lần. Hàng ngày cần tập thể dục và các bài tập Kegel (tập co thắt lặp đi lặp lại các cơ vùng tầng sinh môn): tập thể dục giúp giảm cân nặng, giảm tình trạng thừa cân béo phì, bài tập Kegel làm săn chắc cơ vùng tầng sinh môn giúp cải thiện chứng chứng tiểu không kiểm soát.Cần kiểm soát lượng nước đưa vào (nước và các loại dịch truyền): thường khuyên bệnh nhân dùng khoảng 1.500ml/ngày, hạn chế nước buổi tối.Đối với nam giới hay nghiện thuốc lá, thuốc lào cần ngừng hút. Luyện tập bàng quang và thói quen đi tiểu: theo chế độ tránh đi tiểu ngay lập tức, lập kế hoạch đưa bệnh nhân vào nhà vệ sinh theo giờ (ban ngày 2h/lần, ban đêm 4h/lần) có thể cải thiện triệu chứng sau vài tháng, phương pháp này có thể phù hợp với bệnh nhân chứng tiểu không kiểm soát gấp và chứng tiểu không kiểm soát hỗn hợp (bệnh nhân phải có chức năng nhận thức còn tốt và có động lực phấn đấu điều trị).

Từ khóa » Tiểu Không Kiểm Soát Là Bệnh Gì