Làm Gì Khi Ngón Chân Bị Dập - Bảo Hộ Bình An

Bạn đã bao giờ bị vật nặng rơi trúng chân khiến ngón chân bị dập hay chưa?

Cảm giác như thế nào? Đau đớn đến tột cùng đúng không? Bởi đầu chân có rất nhiều dây thần kinh thụ cảm nên việc đau đớn như vậy là điều dễ hiểu thôi.

Chính vì vậy, việc sơ cứu kịp thời giúp giảm đau và tránh gây ảnh hưởng về sau là điều hết sức quan trọng và cần thiết

ngón chân bị dập

Bài viết này, Bảo Hộ Bình An chia sẻ đến bạn 4 cách xử lý hiểu quả khi ngón chân bị dập

Tham khảo ngay nào!

1. Lấy đá chườm ngay chỗ ngón chân bị dập

Bạn hãy lấy một một chiếc khăn bông mềm, sau đó bỏ đá vào khăn quấn tròn lại rồi giữ túi này chườm lên vùng bị tổn thương giữ trong vòng 20 phút.

Hãy nhớ: Thực hiện một cách liên tục 1 – 2 giờ đồng hồ trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sau đó sang ngày thứ hai, thứ ba thì chỉ cần 3 – 4 lần thôi. Điều này sẽ giúp tan cục máu đông ở ngón chân

Với phương pháp này, bạn hoàn toàn có thể ngâm chân trực tiếp vào trong nước đá thay vì chườm

Tức bạn sẽ sử dụng 1 bát nước có bỏ đá, sau đó lấy chân bị dập ngâm vào chậu nước.

Phương pháp này có thể gây khó chịu cho bạn khi thực hiện nhưng nó sẽ giúp bạn giảm được đau và giảm phù nề sau này

ngâm nước đá giúp giảm đau

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, điều này không chỉ giúp bạn bớt đau mà còn giảm được tình trạng viêm nhiễm sau này nữa.

Ngoài ra, bạn có thể nghe nhạc hoặc xem phim để tạo cảm giác dễ chịu, quên đi cơn đau tạm thời.

3. Băng bó ngón chân

Móng chân có thể bị gãy, bong, bầm dập hoặc tụ máu. Nếu trường hợp, móng của bạn bị bong một phần thì bạn nên bôi kem kháng sinh và băng bó để tránh những tác động làm bong tróc móng.

Còn nếu tụ máu quá lớn thì tốt nhất bạn nên đi đến trung tâm y tế để khám

Tại sao ư? Bởi khi tụ máu bầm nhiều thì bác sĩ sẽ khoang 1 lỗ nhỏ ở móng giúp máu dễ dàng lưu thông, giảm đau cho bạn.

Việc này cần phải thực hiện trong vòng 24h đầu khi ngón chân của bạn bị dập, bởi nếu để lâu thì máu sẽ đông lại rất khó để hút ra.

Ngoài ra, khi đến bác sĩ bạn sẽ được theo dõi trường hợp có thể bị sốt, bị nhiễm trùng như ngưng mủ, sưng, nóng đỏ,…

4. Nâng cao vùng tổn thương để giảm đau

Đây là cách giúp bạn sơ cứu ngay tức thì bằng cách nâng cao vùng bị tổn thương (cần làm trong vòng 48 giờ đầu)

Sau khi bị dập, bạn sẽ ngồi ở tư thế thuận tiện nhất, sau đó dùng chăn hoặc gối êm đặt bàn chân lên, nên để chân bị dập cao ngang tim.

Làm sao để bảo vệ ngón chân khỏi bị dập?

Để tránh ngón chân của bạn bị dập khi làm việc bởi các vật cứng, vật nặng thì việc trang bị giày bảo hộ lao động là giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất cho bạn để bảo vệ chân một cách an toàn

giày bảo hộ chống dập ngón

Có rất nhiều mẫu giày bảo hộ có khả năng bảo vệ ngón chân khỏi bị dập: Giày bảo hộ nhập khẩu (Safety Jogger, Takumi, Hans, K2,…), giày bảo hộ Việt Nam (ABC, Pro – pro)

Đây là vật dụng không thể thiếu trong quá trình lao động để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của bạn

Hãy sắm ngay cho mình một đôi giày bảo hộ thực sự chất lượng ngay tại: https://goo.gl/hLbdrc

Nếu quý khách cần tư vấn, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH BẢO HỘ LAO ĐỘNG BÌNH AN

[Chuyên cung cấp công dụng cụ và trang thiết bị bảo hộ lao động]

* Hotline: 0934 253 453

* Email: baoholaodongbinhan@gmail.com

* Add: 298 Tô Ngọc Vân, Phường Tam Phú, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

* www.baohobinhan.com

Từ khóa » Tím Ngón Chân