Làm Gì Khi Trẻ Ho Kéo Dài Hậu Covid? - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Độc giả gửi câu hỏi tại đây
Trả lời:
Trước tiên, gia đình cần khai thác thêm thông tin từ trẻ. Trẻ ho khan hay ho có đờm, thời điểm ho (ban đêm hay ngày), tính chất ho (ông ổng, từng cơn...), có triệu chứng kèm theo như: sốt, chảy mũi, ngạt mũi, khó thở... hay không để tìm nguyên nhân.
Ho là phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm tống xuất tác nhân gây bệnh hay mầm bệnh ra ngoài. Chúng ta chỉ điều trị khi ho nhiều gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Ho kéo dài được định nghĩa là ho từ 4 tuần trở lên ở trẻ em và từ 8 tuần trở lên ở người lớn.
Sau khi mắc Covid -19, trẻ thường xuất hiện ho khan, một số trẻ ho có đờm, số lượng ít. Cơ chế của ho sau khi mắc Covid -19 chưa được nghiên cứu rõ ràng, tuy nhiên có thể có một vài cơ chế như sau: - Cơ thể tống xuất nốt các tác nhân gây bệnh và chất xuất tiết ở đường hô hấp ra ngoài. - Tế bào niêm mạc đường hô hấp tăng tính nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi các yếu tố môi trường (bụi, khói thuốc lá...) dẫn đến phản ứng ho. Sau nhiễm virus cũng tạo cơ hội để một số bệnh khởi phát như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản... đặc biệt ở trẻ có tiền sử dị ứng, viêm da cơ địa... - Cơ thể bị suy giảm miễn dịch sau nhiễm virus nCoV nên các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác (virus, vi khuẩn, nấm...) nhân cơ hội xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, dẫn đến triệu chứng ho.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác bao gồm: ho do tâm lý, ho do trào ngược dạ dày thực quản...
Để xác định được nguyên nhân gây ho kéo dài sau mắc Covid -19, trẻ cần được khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử: trẻ ho khan hay ho có đờm; tính chất ho (ho từng cơn hay ho húng hắng, các yếu tố gây tăng hoặc giảm cơn ho...); thời điểm ho (ho ban ngày hay đêm); các triệu chứng khác kèm theo (sốt, chảy mũi, ngạt mũi, khó thở...)... kết hợp với khám lâm sàng và cận lâm sàng. Đôi khi, trẻ cần chụp X-quang, đo chức năng hô hấp để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Đa số trẻ bị ho khan sau mắc Covid -19 và vài tuần sẽ hết. Để làm giảm cơn ho của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm từng ngụm nhỏ, nước mật ong - chanh, ngậm kẹo; tránh để khô họng, cung cấp đủ nước cho cơ thể; uống thuốc ho.
Nếu trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập thở bằng bụng, hít vào và thở ra bằng mũi cho đến khi hết ho hay nuốt và ngậm miệng... Cha mẹ cần tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá, chất tẩy rửa hoặc chất tạo mùi mạnh có thể kích ứng dẫn đến ho.
Nếu con của bạn tiếp tục ho kéo dài, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân cụ thể.
Bác sĩ Nhi Nguyễn Ngọc ÁnhNhóm bác sĩ hướng dẫn điều trị bé F0 tại nhà
- Đau đầu, choáng váng khi mắc Covid-19
- Di chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài đến 6 tháng
- Trẻ mắc đồng thời sởi và Covid-19
Từ khóa » điều Trị Ho Kéo Dài ở Trẻ Em
-
Trẻ Bị Ho Kéo Dài: Khi Nào Cần đi Khám? - Vinmec
-
Lý Do Khiến Trẻ Bị Ho Kéo Dài, Chữa Nhiều Vẫn Không Khỏi - Vinmec
-
Trẻ Ho Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Hướng Khắc Phục
-
Ho Kéo Dài ở Trẻ Em - Những điều Cần Biết
-
Trẻ Ho Kéo Dài: Nhận Biết Nguyên Nhân, Cách Xử Lý Và Chăm Sóc Tại ...
-
Nguyên Nhân Gây Ho Kéo Dài ở Trẻ Em - Sở Y Tế Nam Định
-
Cough In Children - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ho ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Những Sai Lầm Thường Gặp
-
Phương Pháp Chữa Ho Hiệu Quả Cho Trẻ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Bị Ho Khan: 6 Cách điều Trị Ho Cho Bé Tại Nhà đơn Giản, Nhanh Khỏi
-
Lý Do Khiến Trẻ Bị Ho Kéo Dài, Chữa Mãi Không Khỏi
-
Ho Có đờm Kéo Dài ở Trẻ Em Là Như Thế Nào? Nguyên Nhân Do đâu?
-
Trẻ Bị Ho: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa
-
Ho Kéo Dài Sau COVID-19, Xử Trí Như Thế Nào? - Bộ Y Tế