Làm Giàu Từ Nuôi Dúi - Báo Yên Bái

Thứ năm, 19/12/2024 English Truyền hình Infographics Báo in Chuyên mục +
  • Chính trị +
    • Xây dựng Đảng
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Yên Bái - Lào Cai hợp tác cùng phát triển
    • Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh Yên Bái
    • Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp
    • Nâng cao chỉ số hạnh phúc cho nhân dân
    • Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV
  • Kinh tế +
    • Phòng chống thiên tai
    • Giảm nghèo bền vững
    • Cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi
    • Ô tô - xe máy
  • Vấn đề hôm nay
  • Xã hội +
    • Y tế
    • Quảng cáo
    • Giáo dục
    • Pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7
  • Giáo dục
  • Pháp luật
  • Thế giới +
    • Chuyện bốn phương
    • Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
  • Thể thao +
    • Giải Việt dã Báo Yên Bái lần thứ XVII
    • Euro 2024
    • Đại hội TDTT tỉnh Yên Bái lần thứ IX
  • Văn hóa +
    • Ảnh
    • Làm đẹp
  • Du lịch - Lễ hội +
    • Ẩm thực
    • Tôn vinh “Nghệ thuật xòe Thái”
  • Ảnh
  • Biển đảo quê hương
  • Quảng cáo
  • Euro 2024

Xây dựng con người Yên Bái “Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”

Làm giàu từ nuôi dúi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/1/2022 | 1:54:31 PM
  • Google News
  • Facebook
  • Twitter
  • YênBái - Với quyết tâm làm giàu, chị Lý Thị Huế, thôn Đồng Lần, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã đưa con dúi về nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ vậy, chị còn hỗ trợ các chị em ở địa phương cùng phát triển mô hình này.

    Các thành viên Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi.
    Các thành viên Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm nuôi dúi.

    Tỉ mỉ quan sát từng chuồng kiểm tra tình hình phát triển của đàn dúi để điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý, chị Huế chia sẻ: "Sau khi xây dựng gia đình, tôi phát triển kinh tế bằng cách chăn nuôi gà, lợn nhưng nhiều năm mà vẫn khó khăn. Tìm hiểu thị trường và tham quan học hỏi mô hình ở tỉnh Điện Biên, tôi nhận thấy nuôi dúi không tốn công sức mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đó, tôi bàn với chồng quyết tâm vay vốn, mạnh dạn đầu tư vừa chăn nuôi vừa học hỏi thêm kinh nghiệm, kỹ thuật”. Năm 2018, với số vốn tích lũy được cùng với vay mượn, chị Huế xây dựng 100 m2 chuồng, mua 50 đôi dúi giống nuôi thử nghiệm. Chú trọng áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, đàn dúi của chị Huế phát triển tốt. Năm 2020, vợ chồng chị lại mở rộng chuồng trại nhập thêm 50 con dúi đực, 250 con dúi cái về nuôi. Chị Huế lắp quạt thông gió, rèm chắn gió lùa và thiết kế 200 ô rộng 50 x 50cm bằng tấm gỗ hoặc gạch lát để nuôi nhốt dúi. Dúi với đặc điểm là loài động vật gặm nhấm, thức ăn chủ yếu là ngô, mía, lá tre, thân cỏ... có thể tự trồng nên chị Huế chủ động được nguồn thức ăn. Một năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2 - 6 con. Dúi nuôi trong khoảng 10 tháng là có thể xuất bán với trọng lượng từ 1,5 - 2,5 kg/con, giá bán 550.000 đồng/kg. Ngoài ra, chị Huế còn bán dúi giống từ 1 - 3 triệu đồng/cặp, tùy theo độ tuổi lớn nhỏ. Thịt dúi là món ăn đặc sản thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Hiện, số lượng dúi thịt của chị Huế cung cấp không đủ nhu cầu thị trường và mỗi năm sau khi trừ chi phí, chị Huế thu về khoảng 150 - 200 triệu đồng. Cuộc sống gia đình chị đã thay đổi rõ rệt, xây được nhà khang trang và tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi dúi. Không chỉ phát triển kinh tế cho gia đình, chị Huế còn chia sẻ kinh nghiệm giúp 4 hội viên phụ nữ trong và ngoài xã phát triển mô hình này. Chị Nguyễn Thị Hồng Thu, thôn Đồng Chuối, xã Cường Thịnh cho biết: "Gia đình tôi đang loay hoay tìm hướng để tăng thu nhập và tôi đã đến nhà chị Huế học hỏi kỹ thuật chăn nuôi dúi và sửa sang chuồng lợn cũ để nuôi 50 cặp dúi. Hơn 1 năm sau, đàn dúi của gia đình tôi đã xuất bán được 3 lứa dúi thịt và nhân lên gần 100 đôi dúi bố mẹ”. Để giúp các hộ hội viên nuôi dúi và trồng dược liệu tại Cường Thịnh phát triển kinh tế, năm 2021, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ thành lập Hợp tác xã Dược liệu và Chăn nuôi động vật rừng Cường Thịnh. Qua đó, các thành viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, liên kết tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Theo chị Phùng Thị Hiền - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Cường Thịnh, mô hình chăn nuôi dúi của gia đình chị Lý Thị Huế là một mô hình tiêu biểu trong làm kinh tế của xã và rất phù hợp với điều kiện của địa phương nên Hội Phụ nữ xã đang khuyến khích hội viên học hỏi và làm theo mô hình của chị Huế để xóa đói giảm nghèo. Minh Huyền

    Tags xã Cường Thịnh huyện Trấn Yên con dúi nuôi dúi

    • Twitter
    Các tin khác

    Chuyện về nữ nhà giáo viết văn

    Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng nhà giáo Bùi Kim Cúc vẫn miệt mài sáng tác văn chương.

    Trong căn nhà nhỏ ở khu phố 3, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tôi đã gặp một người như thế: bà Bùi Kim Cúc - một giáo viên dạy Ngữ văn nhưng luôn coi sáng tác văn chương là cái “nghiệp” không thể tách rời với nghề dạy học.

    Bí thư chi bộ trách nhiệm, gương mẫu

    Ông Phạm Quốc Hiệp chăm sóc vườn bưởi của gia đình.

    Những năm gần đây, thôn 2, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ có nhiều đổi thay. 50% tuyến đường trục chính liên thôn được bê tông hóa; nhà văn hóa được sửa chữa; khu vui chơi dành cho thiếu nhi rộng rãi, khang trang; đời sống nhân dân vào diện trung bình khá. Kết quả đó có phần đóng góp của ông Phạm Quốc Hiệp - người đến nay đã 8 năm làm Trưởng thôn và 3 năm làm Bí thư Chi bộ thôn.

    Những thanh niên tiêu biểu của Hưng Thịnh

    Mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của đoàn viên Nguyễn Thanh Tùng ở thôn Yên Ninh, xã Hưng Thịnh.

    Thời gian qua, Phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” luôn được Đoàn xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên quan tâm, chú trọng, giúp nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) có việc làm, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Từ đó, xuất hiện nhiều ĐVTN làm kinh tế giỏi, liên kết, giúp đỡ nhau, phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

    Quyết chí thoát nghèo

    Đàn trâu nái của gia đình anh Doãn Văn Hải luôn được chăm sóc tốt.

    Gia đình anh Doãn Văn Hải và chị Trương Thị Chiến ở thôn Quyết Tiến, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên cách đây khoảng 4 năm vẫn còn là hộ đặc biệt khó khăn của thôn.

    Xem các tin đã đưa ngày:
    Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
    Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

    Từ khóa » đầu Tư Nuôi Dúi