Lạm Phát 2011 đến Nay: Con Số Và Dự Báo
Có thể bạn quan tâm
- Đầu tư
- Trao đổi - Bình luận
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt trong trường hợp lạm phát cao hoặc siêu lạm phát và không dự đoán được sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối, làm cho hoạt động của của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm do sản xuất bị suy thoái… chính vì vậy nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Trong thực tế, có nhiều thước đo để đo lường biến động giá cả của các quốc gia, hay chính là đo lường lạm phát như: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát GDP nhưng CPI vẫn được coi là thước đo phổ biến nhất để đo lường lạm phát và được quan tâm nhiều nhất vì biến động CPI phản ánh biến động trong mức sống của người dân. Do đó, khi nền kinh tế có lạm phát có nghĩa là có sự gia tăng liên tục và kéo dài của CPI.
Trong vài năm gần đây, một khái niệm mới được nhiều người nhắc đến là “lạm phát cơ bản”. Khái niệm này xuất phát từ thực tiễn rằng lạm phát CPI đôi khi biến động rất thất thường nên nếu chính sách tiền tệ (CSTT) phản ứng với những biến động này có thể đem lại những hậu quả không tốt cho nền kinh tế.
Lạm phát cơ bản là lạm phát thể hiện sự thay đổi giá cả mang tính dài hạn, loại bỏ những biến động tạm thời, điều đó sẽ giúp cho CSTT phản ứng chính xác hơn với các biến động giá cả. Do đó, thước đo lạm phát cơ bản được tính bằng lạm phát CPI loại trừ các yếu tố biến động tạm thời mà thông thường là năng lượng, lương thực. Lạm phát cơ bản tăng chính là chỉ báo rằng lạm phát dự kiến sẽ còn tăng trong dài hạn và khi đó CSTT cần phải hành động để kiềm chế nguy cơ lạm phát.
Ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh, trong quá trình phát triển kinh tế rất nhiều quốc gia đã từng đối mặt với lạm phát và những tác động không mong muốn của lạm phát. Nhiều quốc gia đã đưa ra những biện pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm kiểm soát lạm phát và kiểm soát lạm phát thành công.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trong giai đoạn 2011 - 2015 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT), phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013, 1,84% năm 2014 và 0,6% năm 2015.
Trên cơ sở đánh giá dự báo kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, giai đoạn 2016 - 2020, NHNN đặt ra các chỉ tiêu định hướng về tiền tệ, tín dụng thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015 nhưng vẫn cân đối đảm bảo phù hợp với sức hấp thụ của nền kinh tế và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát hợp lý lượng tiền cung ứng qua các kênh, qua đó đã góp phần kiểm soát tốt lạm phát.
Giai đoạn 2011-2015 đánh dấu thời kỳ giữ lạm phát ổn định ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua. Lạm phát ổn định ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên mức kỷ lục, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện vững chắc là những yếu tố cơ bản được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế sử dụng làm căn cứ để nâng hệ số tín nhiệm của Việt Nam.
Nếu như năm 2010, các tổ chức xếp hạng như Moody’s, Fitch Rating, Standard & Poor’s đồng loạt đánh giá tín nhiệm Việt Nam ở mức “tiêu cực” do quan ngại về chính sách kinh tế, dự trữ ngoại hối và thực trạng của hệ thống ngân hàng thì giai đoạn 2011-2015, Fitch nâng xếp hạng của Việt Nam lên mức BB, Moody’s nâng xếp hạng của Việt Nam lên mức B1, tiến gần hơn đến ngưỡng khuyến nghị đầu tư.
Vào nửa cuối năm 2011, thanh khoản của hệ thống TCTD thiếu hụt nghiêm trọng, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, có thời điểm lên đến 30%/năm, nguy cơ đổ vỡ hệ thống hiện hữu có tình trạng các ngân hàng hạn chế cho vay lẫn nhau.
Trước tình hình trên, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp nhằm mục tiêu ưu tiên về kiềm chế lạm phát, để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ hệ thống TCTD, NHNN đã điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện tái cấp vốn kịp thời cho hệ thống TCTD, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, đảm bảo an toàn hệ thống...
Với việc điều hành đồng bộ các công cụ CSTT, từ đầu năm 2012 đến nay, thanh khoản hệ thống đã được cải thiện và đảm bảo nên nhu cầu vay vốn trên liên ngân hàng để cân đối vốn không cao, do vậy không tạo sức ép tăng lãi suất liên ngân hàng như thời gian trước đây. Lãi suất liên ngân hàng đã giảm mạnh và dao động trong khoảng 2-5%/ năm; Tỷ lệ tín dụng/huy động vốn bằng VND giảm từ trên 100% cuối năm 2011 xuống còn khoảng 90% hiện nay.
CPI tháng 3/2016 tăng 0,57% so với tháng trước, 1,69% so với cùng kỳ; 0,99% so với cuối năm trước. Theo quy luật mùa vụ hàng năm, tháng 3 là thời điểm sau tết Nguyên Đán nên CPI thường có xu hướng giảm. Tuy nhiên, diễn biến tăng lạm phát tháng 3 năm nay xuất phát từ một số yếu tố đột biến gồm:
(i) Giá dịch vụ y tế tăng từ 1/3/2016 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, theo đó, giá các mặt hàng dịch vụ y tế áp dụng cho đối tượng có bảo hiểm y tế tăng 32,9% góp phần làm cho CPI tăng khoảng 1,27%.
(ii) Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, một số tỉnh đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,66%.
(iii) Cú sốc cung lúa gạo do tình trạng hạn hán, ngập mặn nghiêm trọng đẩy nhu cầu mua lúa, gạo tích trữ trong khi nguồn cung giảm tác động làm giá lương thực tăng 0,23% (Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tổng lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp thành viên tính đến ngày 18/2/2016 còn khoảng 826 nghìn tấn thấp hơn gần 500 nghìn tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Vụ Đông Xuân năm nay dự báo sẽ có sản lượng thấp hơn năm trước do bị hạn hán và xâm nhập mặn).
Ngoại trừ 3 nhóm trên đây, các nhóm hàng khác đều giảm hoặc tăng chậm lại so với tháng trước do quy luật giá giảm sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán; cùng với việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu, gas trong kỳ tính CPI. Lạm phát cơ bản giảm 0,09% so với tháng trước và tăng 1,64% so với cùng kỳ 2015, thấp hơn mức tăng 1,72% của tháng 2/2016. Điều này cho thấy áp lực tiền tệ và tăng trưởng kinh tế lên lạm phát là chưa đáng lo ngại.
Dự tính cả năm 2016, lạm phát có khả năng tăng mạnh nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Nhà nước điều chỉnh tăng mạnh giá dịch vụ y tế, giáo dục. Đối với giá y tế, sau khi đã điều chỉnh tăng hơn 30% vào tháng 3/2016, dự kiến sẽ còn 1 lần điều chỉnh tăng vào tháng 7/2016. Học phí giáo dục hiện đã được một số địa phương điều chỉnh tăng dần nhưng dự kiến cao điểm tăng sẽ vào thời điểm đầu năm học mới.
Đáng chú ý, nếu như lạm phát giảm thấp trong năm 2015 chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu giảm mạnh thì 2 loại giá này bắt đầu tăng trở lại, tạo thêm áp lực lạm phát năm 2016. Như vậy, nếu các áp lực từ tăng trưởng kinh tế và yếu tố tiền tệ lên lạm phát vẫn ổn định như thời gian trước (theo đó giúp ổn định lạm phát cơ bản ở mức khoảng 2%) thì tỷ lệ lạm phát cuối năm vẫn có khả năng lên đến trên 5%, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải được điều hành thận trọng không tạo thêm áp lực gia tăng lạm phát. Nếu lạm phát cơ bản của NHNN vẫn dao động ổn định trong khoảng 2% là tương đối ổn định và giá các mặt hàng nhà nước quản lý được điều chỉnh phù hợp. Nhưng nếu tiếp tục điều chỉnh tăng mạnh giá nhà nước quản lý theo lộ trình, giá lương thực xăng dầu tiếp tục tăng... thì lạm phát có khả năng lên trên 5%.
Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế chậm lại, sức ép lạm phát có xu hướng tăng lên nhưng xuất phát từ các nhân tố bên cung thì trước mắt cần chú ý: Điều chỉnh tăng các mặt hàng do nhà nước quản lý cần xem xét thời điểm hợp lý để tránh cộng dồn tăng lạm phát; Chính sách tài khóa cần có hiệu quả, huy động nguồn vốn trái phiếu chính phủ cho ngân sách với lãi suất hợp lý, tránh sức ép làm tăng lãi suất của các TCTD; Với kỳ vọng lạm phát tăng cao, CSTT tiếp tục duy trì ổn định lãi suất để một mặt hỗ trợ tăng trưởng nhưng vẫn thận trọng với rủi ro lạm phát...
Lạm phát cuối năm nhiều khả năng tăng trên 5%, do đó chính sách tiền tệ phải tiếp tục thận trọng để không làm gia tăng áp lực lạm phát nhưng cũng không tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần chú ý:
(i) CSTT cần tiếp tục điều hành thận trọng theo hướng: giữ ổn định mặt bằng lãi suất thị trường và kiểm soát tốc độ tăng M2, tín dụng theo đúng chỉ tiêu đã đặt ra từ đầu năm (tín dụng tăng 18-20%).
(ii) Có biện pháp truyền thông chủ động, tích cực để giải thích nguyên nhân lạm phát tăng cao trong năm nay không xuất phát từ yếu tố tiền tệ hay tăng trưởng “nóng” mà do điều chỉnh giá NN quản lý, cú sốc cung; lạm phát sẽ ổn định trở lại nếu các yếu tố này không còn và chính sách tiền tệ vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Điều này giúp công chúng hiểu rõ hơn về diễn biến lạm phát tăng trong năm 2016, kiểm soát kỳ vọng lạm phát và củng cố lòng tin của công chúng vào điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, qua đó cũng giảm bớt yếu tố tâm lý lên tỷ giá.
(iii) NHNN phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành đặc biệt là Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Tổng cục Thống kê để thu thập thông tin về dự kiến điều chỉnh các loại giá Nhà nước quản lý, tính toán tác động lên lạm phát năm 2016 và 2017, phục vụ phân tích triển vọng lạm phát trung hạn để có phương án điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, đồng thời kiến nghị phối hợp chính sách đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Từ khóa » Các Giai đoạn Lạm Phát ở Việt Nam 2011
-
Kiềm Chế Lạm Phát Thành Công – điểm Sáng Của Việt Nam
-
Nhìn Lại Lạm Phát 2011: Hai đột Biến Và Sự “đi Hoang” Của Dòng Tiền
-
Lạm Phát 2011: Nhận Diện Và Giải Pháp - VnEconomy
-
[PDF] Lạm Phát Việt Nam, Nguyên Nhân Căn Bản Và Giải Pháp
-
Lạm Phát Cả Năm 2011 Là 18,13% - Quốc Hội
-
Lạm Phát ở Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Lạm Phát Sau 4 Tháng đầu Năm 2011: Vấn đề Nổi Cộm, Căn Nguyên ...
-
Kinh Tế Việt Nam Giai đoạn 2011-2013 Và Triển Vọng 2014-2015
-
Nỗ Lực ổn định Kinh Tế Vĩ Mô Và Phục Hồi Tăng Trưởng - Báo Nhân Dân
-
[PDF] Viễn Cảnh Kinh Tế Năm 2011 Và Hàm ý Chính Sách Nguyễn Đức Thành
-
Xã Hội Năm 2015 Và Giai đoạn 2011 - Chi Tiết Tin
-
Năm 2011 Tập Trung ổn định Kinh Tế Vĩ Mô, Kiểm Soát Lạm Phát Ngay ...
-
Phối Hợp Chính Sách Tài Khóa Và Chính Sách Tiền Tệ ở Việt Nam Giai ...
-
Dự Báo Lạm Phát Năm 2022 Từ 2 - 3% - Sở Tài Chính Tỉnh Nam Định