Lạm Phát Do Cầu Kéo – Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng đến Nền Kinh Tế
Có thể bạn quan tâm
Lạm phát do cầu kéo là một hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một ví dụ điển hình của lạm phát do cầu kéo là việc giá xăng tăng khiến giá của các mặt hàng khác như: thực phẩm, nông sản,… cũng tăng theo. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát do cầu kéo, các tác động của nó tới nền kinh tế và các biện pháp kiểm soát thông qua bài viết dưới đây!
Lạm phát là gì?
Lạm phát là hiện tượng mức giá chung của các hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia tăng liên tục theo thời gian. Nói cách khác, lạm phát chính là việc đồng tiền của quốc gia đó bị mất giá trị.
Cụ thể, khi mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ tăng thì với cùng một lượng tiền, lượng hàng hóa mua được sẽ giảm đi so với trước đó. Như vậy, lạm phát thể hiện sự suy giảm sức mua của đồng tiền của một quốc gia.
Lạm phát do cầu kéo là gì?
Lạm phát do cầu kéo là hiện tượng lạm phát xảy ra do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của thị trường gia tăng một cách nhanh chóng khiến giá cả các mặt hàng bị đẩy lên cao (gọi là cầu kéo).
Lạm phát do cầu kéo thường bắt nguồn từ việc nhu cầu về một loại mặt hàng nào đó tăng khiến giá của mặt hàng đó leo thang, kéo theo giá của hầu hết các mặt hàng khác trên thị trường cũng có xu hướng tăng.
Nguyên nhân dẫn tới lạm phát do cầu kéo
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát do cầu kéo, bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ phía người tiêu dùng, các nhà đầu tư và chính phủ.
Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng đột biến
Trước hết, nguyên nhân dẫn đến lạm phát do cầu kéo xuất phát từ thị trường hay chính là các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng và đầu tư gia tăng nhanh chóng thể hiện sự tăng trưởng tích cực của một nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện tượng tăng trưởng “nóng” hay gia tăng đột ngột về nhu cầu tiêu dùng và đầu tư chính là một nguyên nhân dẫn tới lạm phát do cầu kéo.
Khi người tiêu dùng tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ và nhà đầu tư tăng nhu cầu sử dụng các nguyên liệu đầu vào sẽ khiến giá cả các mặt hàng này gia tăng, gây ra lạm phát do cầu kéo.
Chi tiêu chính phủ tăng quá mức
Bên cạnh nhu cầu của người tiêu dùng và nhà đầu tư, việc chính phủ thực hiện chi tiêu quá mức cũng là nguy cơ khiến lạm phát xảy ra. Chi tiêu chính phủ được sử dụng nhằm duy trì bộ máy nhà nước, thực hiện các phúc lợi cho người dân và bảo vệ trật tự an ninh quốc phòng. Ở nhiều quốc gia, tình trạng bội chi khiến ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng thâm hụt, là nguyên nhân dẫn tới lạm phát.
Khi Chính phủ thực hiện các biện pháp tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng đầu tư và chi tiêu công sẽ dẫn đến tổng cầu tăng, kéo theo mức giá chung tăng. Hơn thế, việc chi tiêu công quá mức dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước ở mức cao. Khi đó, để bù đắp cho nguồn ngân sách, chính phủ sẽ phải thực hiện các biện pháp như phát hành tiền, bán ngoại tệ, vay nợ,… Các biện pháp này là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ lạm phát xảy ra.
Nhu cầu xuất khẩu quá lớn
Khi việc xuất khẩu tăng, lượng hàng hóa trong nước sẽ giảm, trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước không đổi, điều này dẫn tới sự thiếu hụt hàng hóa bởi tổng cầu lớn hơn tổng cung.
Trong một thời gian dài, nếu nhu cầu về hàng hóa trong nước không được đáp ứng, tổng cầu và tổng cung trong nước mất cân bằng sẽ dẫn tới mức giá chung của các mặt hàng tăng khiến với cùng một lượng tiền, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn. Do đó, nhu cầu xuất khẩu quá lớn chính là một nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lạm phát do cầu kéo.
Tăng trưởng kinh tế và kỳ vọng lạm phát
Tăng trưởng kinh tế khiến cho cả người tiêu dùng và các nhà đầu tư cảm thấy tự tin hơn. Do đó, người tiêu dùng mua nhiều hàng hóa hơn, tiêu tiền nhiều hơn, thậm chí có thể đi vay để tiêu dùng. Kinh tế tăng trưởng tích cực khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh. Do đó, tổng cầu sẽ tăng dẫn tới mức giá chung tăng và nguy cơ lạm phát do cầu kéo xảy ra nếu mức giá tăng liên tục và không được kiểm soát.
Khi các nhà kinh tế dự báo và kỳ vọng rằng sẽ có lạm phát xảy ra trong tương lai, người tiêu dùng sẽ tăng nhu cầu tiêu dùng và mua sắm nhiều hơn ở hiện tại vì họ lo sợ lạm phát kỳ vọng sẽ khiến mức giá tăng trong tương lai. Nhưng chính việc tổng cầu ở hiện tại tăng là nguyên nhân khiến giá tăng và nguy cơ lạm phát do cầu kéo xảy ra trong tương lai.
Lượng tiền trong lưu thông tăng
Cung tiền tăng dẫn tới lượng tiền trong lưu thông tăng. Lượng tiền trong lưu thông tăng thường có nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng nhà nước thực hiện in thêm tiền hoặc mua vào ngoại tệ hoặc ngân hàng nhà nước mua trái phiếu, tín phiếu theo yêu cầu của Chính phủ dẫn tới tăng cung tiền.
Khi cung tiền dư thừa, lượng tiền trong lưu thông tăng và có quy mô lớn hơn giá trị tổng sản phẩm nội địa thì dẫn tới đồng tiền của quốc gia bị mất giá. Khi đó, người tiêu dùng cần một lượng tiền lớn hơn để mua cùng một lượng hàng hóa. Điều này làm nảy sinh lạm phát do cầu kéo.
Những ảnh hưởng của lạm phát do cầu kéo
Nhìn chung, lạm phát do cầu kéo mang lại cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực tới nền kinh tế của các quốc gia.
Ảnh hưởng tích cực
Lạm phát do cầu kéo sẽ có tác động tích cực tới nền kinh tế khi nó có tốc độ vừa phải (lạm phát tự nhiên), ở mức dưới 10% đối với các nước đang phát triển và từ 2 – 5% đối với các nước phát triển. Tỷ lệ lạm phát này là lý tưởng bởi nó tạo đà cho kinh tế tăng trưởng tích cực:
- Gia tăng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu đầu tư, nhu cầu vay nợ/ tín dụng.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng mức lương danh nghĩa của người lao động.
- Tăng sự đa dạng các công cụ của chính phủ để kích thích đầu tư hợp lý, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực kém phát triển.
- Tăng tín dụng, phân phối lại ngân sách, phân phối lại các nguồn lực của xã hội một cách hợp lý.
Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, lạm phát do cầu kéo còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với cả yếu tố kinh tế – xã hội của một quốc gia.
Thứ nhất, lạm phát do cầu kéo ảnh hưởng tới lãi suất. Lãi suất bao gồm lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực. Trong đó, lãi suất thực chính là lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế (Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát).
Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăng thì lãi suất thực sẽ giảm. Muốn lãi suất thực giữ ổn định và ở mức dương thì cần tăng lãi suất danh nghĩa luôn ở mức lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, lãi suất danh nghĩa tăng khiến nền kinh tế suy thoái và phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm giảm lòng tin của người dân đối với Chính phủ,…
Thứ hai, lạm phát do cầu kéo ảnh hưởng tới thu nhập thực tế của người lao động. Xét ở góc độ kinh tế học, thu nhập của người lao động bao gồm thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.
Khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa sẽ gia tăng, tức là với cùng một mức thu nhập, người lao động sẽ mua được ít hàng hoá hơn trước đó. Do đó, nếu lạm phát tăng mà thu nhập danh nghĩa không đổi thì thu nhập thực tế của người lao động bị giảm đi, dẫn tới đời sống người dân suy giảm.
Thứ ba, lạm phát do cầu kéo dẫn tới sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập dẫn tới phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc hơn. Lạm phát khiến người đi vay có lợi do lãi suất thực tế phải trả thấp hơn. Điều này khiến gia tăng nhu cầu vay tiền và do đó lãi suất danh nghĩa bị đẩy lên cao.
Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao khiến những người giàu sẽ dùng tiền để đầu cơ tích trữ, do đó họ càng trở nên giàu có hơn. Việc đầu cơ do đó gây mất cân đối cung – cầu hàng hóa và mức giá chung ngày càng gia tăng, khiến những người nghèo không mua đủ lượng hàng hóa cần thiết. Vì vậy, lạm phát gây rối loạn trật tự xã hội, gia tăng khoảng cách thu nhập giàu nghèo.
Thứ tư, lạm phát do cầu kéo làm gia tăng các khoản nợ của quốc gia. Điều này được lý giải bởi lạm phát khiến đồng nội tệ mất giá, do đó, tỷ giá giữa đồng ngoại tệ với đồng nội tệ sẽ gia tăng. Tức là một đơn vị ngoại tệ khi đó sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn. Như vậy, với cùng một khoản nợ nước ngoài, Chính phủ sẽ phải trả nhiều đồng nội tệ hơn.
Các biện pháp kiểm soát lạm phát do cầu kéo
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc kiểm soát lạm phát luôn là một vấn đề quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Các biện pháp kiểm soát lạm phát do cầu kéo phổ biến nhất bao gồm: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước, giảm chi tiêu chính phủ và và thực hiện chính sách tiết kiệm, điều chỉnh tỷ giá,…
Chính sách tiền tệ thắt chặt
Ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát tỷ lệ lạm phát bằng cách thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cụ thể, duy trì tốc độ gia tăng cung tiền ở mức ổn định (khi lạm phát quá cao cần giảm tốc độ gia tăng cung tiền). Việc ngừng phát hành tiền giúp giảm lượng tiền đưa vào lưu thông.
Ngoài ra, để giảm cung tiền, ngân hàng trung ương cũng thực hiện quy định gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu & lãi suất tiền gửi đối với các ngân hàng thương mại. Việc tăng lãi suất tiền gửi cũng khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn, giúp giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
Thắt chặt chi tiêu ngân sách nhà nước
Đây được coi là một biện pháp an toàn và đơn giản nhất nhằm kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Chính phủ các nước sẽ ban hành các chính sách nhằm cân đối ngân sách nhà nước, cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm đầu tư công, cũng như tạm hoãn đối với các khoản chi tiêu chưa cần thiết.
Giảm tiêu dùng, thực hiện chính sách tiết kiệm
Chính phủ cần đưa ra các biện pháp nhằm giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng. Chính phủ có thể kiểm soát nhu cầu của người tiêu dùng dựa trên việc tăng thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có cầu quá lớn,… Biện pháp này sẽ giúp cân đối lại cung – cầu do đó giúp kiểm soát tỷ lệ lạm phát.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thể kiểm soát tỷ lệ lạm phát thông qua điều chỉnh tỷ giá, thực hiện các cải cách về thu nhập của người lao động, hoặc đi vay viện trợ từ nước ngoài,…
Tóm lại, lạm phát do cầu kéo vừa gây ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế. Chính phủ các quốc gia cần có các biện pháp phù hợp duy trì tỷ lệ lạm phát do cầu kéo gia tăng với tốc độ vừa phải để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.
Từ khóa » Hiện Tượng Giảm Lạm Phát Xãy Ra Khi
-
Giảm Phát Là Gì? Giảm Phát Có Lợi Hay Hại? Hạn Chế Ra Sao?
-
[PDF] Trắc Nghiệm Chương 8 Võ Mạnh Lân (vomanhlan3005@)
-
Giảm Phát – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lạm Phát Là Gì? Hiện Tượng Lạm Phát Xảy Ra ... - Công Ty Luật Minh Gia
-
Hiện Tượng Lạm Phát Xảy Ra Khi Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Hiện Tượng Lạm Phát Xảy Ra Khi Nào ?
-
Lạm Phát Là Gì ? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Kiểm Soát Lạm Phát
-
Giảm Phát Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả & Giải Pháp đối Phó Với Lạm ...
-
Cắt Giảm Lạm Phát Là Gì? So Sánh Cắt Giảm Lạm Phát Với Giảm Phát?
-
Quan Hệ Giữa Giảm Phát, Lạm Phát Và Thiểu Phát - Tạp Chí Cộng Sản
-
Giảm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Và ảnh Hưởng Của Giảm Phát Ra Sao?
-
Lạm Phát Là Gì? Hiện Tượng Lạm Phát Xảy Ra Khi Nào?
-
Lạm Phát Là Gì? Cần Biết Gì Về Lạm Phát? - LuatVietnam
-
Lạm Phát Có ảnh Hướng Như Thế Nào đến Một Nhà đầu Tư? - Emime