Lạm Phát Là Gì? Phương Pháp đo Lường Lạm Phát (Phần I)

“Một xu không còn đáng giá năm hào” .

inflation

Trong  năm 1970 Mỹ trải qua một thời kỳ lạm phát cao,các cuộc trưng cầu dân ý đều cho rằng lạm phát là một vấn đề nghiêm trọng nhất mà quốc gia phải đương đầu,tổng thống Ford cũng thể hiện điều này khi cho rằng lạm phát là kẻ thù số 1 của nhân dân.

Vậy Lạm phát là gì?

Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ Lạm phát để mô tả một tình huống mà mức giá chung của nền kinh tế đang gia tăng. Tôi sử dụng luôn định nghĩa của GS Mankiw:”Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung.”  Tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá chung so với kỳ trước đó.

100379298-inflation headlines.530x298

Làm sao để đo lường được lạm phát?

Một số nước sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI,một số lại sử dụng chỉ số giá sản xuất PPI, hoặc có thể là chỉ số giảm phát GDP hay đặc biệt hơn nữa Fed cũng theo dõi chỉ số  PCE. Tuy nhiên chỉ số CPI là chỉ số thông dụng nhất,  chỉ số này được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời  gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, các gia đình phải chi tiêu nhiều tiền hơn trước để duy trì mức sống như cũ.

Tính toán chỉ số CPI

Trước tiên người ta sẽ tạo ra một giỏ hàng hóa quan trọng mang tính chất điển hình lấy trọng số theo số lượng của từng mặt hàng mà người tiêu dùng mua , rồi  xác định giá cả từng loại hàng hóa dịch vụ tại từng thởi điểm trị của từng hàng hóa. Sau đó tính toán tổng chi phí của  giỏ hàng hóa dịch vụ điển hình đó tại các thời điểm. Chỉ định một năm gốc  hay năm cơ sở để so sánh với các năm khác:

CPI= (Giá cả của giỏ hàng hóa dịch vụ năm hiện tại)/( Giá cả của giỏ hàng hóa dịch vụ năm gốc)

Tỷ lệ lạm phát=(CPI n+1- CPI n)/ CPI n

Có một vài loại chỉ số CPI tùy thuộc theo cách chọn giỏ hàng hóa dịch vụ ban đầu.

CPI headline là  chỉ số giá (CPI) được các cơ quan thống kê quốc gia điều tra và công bố dựa trên một rổ hàng hóa đặc trưng quan trọng(như phía trên). Tuy nhiên có một vài hàng hóa dịch vụ trong giỏ hàng hóa  giá của chúng thường thay đổi rất mạnh so với các mặt hàng khác, bởi vậy làm headline CPI bị dao động quá mạnh. Điển hình là vụ ECB tăng lãi suất tháng 5/2008, ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vì giá dầu tăng lên $147/thùng, giá lương thực tăng một nguy cơ lạm phát ngay trước khi khủng hoảng toàn cầu !!!.

Đầu thập kỷ 70,  nhiều nước bắt đầu áp dụng tính lạm phát cơ bản  theo “phương pháp loại trừ” một số nhóm/mặt hàng dễ bị sốc “cung” như năng lượng,thực phẩm. Sau khi loại trừ những mặt hàng này ra khỏi rổ hàng hóa dịch vụ ta tính như binh thường. Chỉ số này là CPI core,lạm phát lõi.

Những người ủng hộ cho việc sử dụng các số liệu lạm phát lõi cho rằng giá năng lượng và thực phẩm có thể biến động đột ngột với các sự kiện bất ngờ, chẳng hạn như thiên tai, chiến tranh và sự gián đoạn nguồn cung từ các quốc gia khác . Do đó, core CPI  cho là cung cấp một cái nhìn ổn định hơn vào các hành vi cơ bản của lạm phát.

Tuy nhiên hiện nay một số nước đã sử dụng CPI trimmed mean(điển hình là Úc) để đo lường lạm phát lõi bằng cách đánh giá theo từng tháng,quý loại bỏ những hàng hóa biến động mạnh ra khỏi rổ hàng hóa tiền tệ chứ không phải cố định loại năng lượng và thực phẩm như Core CPI. Tôi không nắm rõ phương pháp thống kê cụ thể để lựa chọn ra những hàng hóa bị loại khỏi rổ hàng hóa  dịch vụ điển hình.

Tính toán chỉ số PPI,dùng để đo lường chi phí của một giỏ hàng hóa và dịch vụ được mua bởi các doanh nghiệp chứ không phải người tiêu dùng,vì các doanh nghiệp sẽ chuyển các chi phí cho người tiêu dùng dưới dạng giá tiêu dùng cao hơn cho nên việc theo dõi những thay đổi của chỉ số giá sản xuất PPI sẽ là hữu ích trong việc dự đoán sự thay đổi của chỉ số CPI.

Chỉ số PCE (Personal Consumption Expenditure – PCE)

Khi nói đến thảo luận về lạm phát trong nền kinh tế, hầu hết tất cả mọi người đề cập đến chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng). Tuy nhiên một số lượng ngày càng tăng của các nhà kinh tế và hoạch định chính sách, bao gồm cục dự trữ liên bang, tin rằng biện pháp tốt nhất của lạm phát giá tiêu dùng trong nền kinh tế là chỉ số giá PCE.

Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) là chỉ số đo lường một cách toàn diện về mức độ chỉ tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, bao gồm chi phí hàng hóa lâu bền, hàng tiêu dùng và dịch vụ.

Hàng hóa bền lâu thường là những sản phẩm đắt tiền mà kéo dài 3 năm hoặc lâu hơn và có thể bao gồm ô tô, tủ lạnh, máy giặt… Bởi vì các mặt hàng này là rất tốn kém và kéo dài trong một thời gian dài, hàng hóa lâu bền, tạo nên phần nhỏ nhất của chi tiêu tiêu dùng.Hàng hóa không bền lâu có tuổi thọ ngắn hơn 3 năm và bao gồm các mặt hàng như thực phẩm, quần áo và sách vở. Mua hàng hóa không bền lâu chiếm 30% trong tất cả chi tiêu. Thứ 3 là dịch vụ là thành phần phát triển nhất của mua sắm tiêu dùng, nhảy từ 40% trong năm 1960 lên 60% hiện nay. Các dịch vụ bao gồm điều trị y tế, cắt tóc, chi phí pháp lý, phim ảnh, du lịch hàng không….

Số liệu này đặc biệt có giá trị cho việc dự báo lạm phát. Nếu số liệu vượt quá mức cao trong tiêu dùng và sản xuất thì có thể dẫn đến sự gia tăng tổng thể về giá cả. Thật vậy, Fed thường dùng số liệu PCE như là thước đo chính của lạm phát.

Mặt khác, Chi tiêu cá nhân thấp liên tục có thể dẫn đến giảm mức sản lượng và kinh tế bị suy thoái.

Các nhà kinh tế theo dõi sự gia tăng của Chi tiêu cá nhân trong mối quan hệ với thu nhập và tiết kiệm để xác định xem người tiêu dùng có đang chi tiêu vượt quá khả năng kinh tế của, vốn sẽ ảnh hưởng đến mức độ vay mượn và tiêu dùng trong tương lai.

Số liệu PCE chính được công bố dưới dạng phần trăm thay đổi so với tháng trước.

Lý do chỉ số giá PCE được xem xét rất kỹ là vì  FEd xem xét chỉ số  này khi thiết lập chính sách lãi suất.

Phân loại lạm phát

2013_Inflation_rates_map_of_the_world_per_International_Monetary_Fund.svg.png

Lạm phát vừa phải. Lạm phát vừa phải được đặc trưng bởi mức giá tăng chậm thường ở mức một con số. Đó là mức lạm phát mà bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Lạm phát mang tính 2 mặt lạm phát ở mức vừa phải có thể giúp kích thích đầu tư ,tiêu dùng,hệ thống tài chính phát triển …

Hiện nay một số ngân hàng trung ương các nước đang sử dụng chính sách lạm phát mục tiêu đó là chính sách mà ngân hàng trung ương (NHTW) lấy mức lạm phát làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu.Mở đầu là New Zealand đất nước phụ thuộc vào xuất nhập khẩu  nền kinh tế New Zealand chịu một mức lạm phát cao và thiếu ổn định. Chính sách tiền tệ sau đó được thắt chặt, lạm phát giảm xoay quanh mức lạm phát mục tiêu 2-3%,về sau Úc hay Canada đều ứng dụng chính sách này.

Lạm phát phi mã.Lạm phát trong phạm vi hai hoặc ba con số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã. Khi lạm phát phi mã xảy ra giá trị đồng tiền bị mất giá rất nhanh, mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung  sang nền kinh tế thị trường đều phải đổi mặt với lạm phát phi mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.

Siêu lạm phát. Siêu lạm phát là trường hợp lạm phát đặc biệt cao. Siêu lạm phát bắt đầu khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%. Đặc điểm chung của mọi cuộc siêu lạm phát là sự gia tăng quá mức trong cung tiền,nhiều cuộc siêu lạm phát đã có xu hướng  xuất hiện trong thời gian sau chiến tranh, nội chiến, hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ.

Zimbabwe là quốc gia đầu tiên trong thế kỷ 21 xuất hiện siêu lạm phát.Cuộc siêu lạm phát ở Zimbabwe xuất hiện cuộc cải cách ruộng đất của Robert Mugabe những năm 2000-2001 Bắt nguồn từ chính sách cải tổ đất đai của Chính phủ, trong đó những thương gia người da trắng – nguồn lực chính kinh tế của đất nước đã bị xua đuổi, kéo theo đó là nguồn tài trợ của Mỹ và phương Tây. Đất đai chia cho nhiều người nhưng họ không biết cách canh tác.. Hậu quả là sản lượng của nước này sụt giảm tới 50%,,khiến GDP của Zimbabwe giảm 3 lần.

Việc can thiệp vào cuộc nội chiến ở Congo khiến cho ngân sách Zimbawe nhanh chóng bị thâm hụt nặng nề. Chi tiêu chính phủ tăng chóng mặt, trong khi thuế thu về lại cạn kiệt dần. Kết quả là chính phủ phải in thêm tiền để giải quyết vấn nạn thâm hụt ngân sách và hệ quả tất yếu là lạm phát ngày một nghiêm trọng hơn. Năm 2008, lạm phát hàng tháng ở Zimbabwe đã đạt mức 3,5 triệu %. Một quả trứng có giá 50 tỉ ZD, giá một ổ bánh mỳ tương đương giá 12 chiếc ô tô mới cứng 10 năm trước đó. Gần như cứ 25 tiếng, giá cả tăng gấp đôi một lần!!!!!

dolaZIm

Nguyên nhân gây ra lạm phát

Lạm phát do cầu kéo  xảy ra khi tổng cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá  mức tự nhiên.  Lạm phát có thể hình thành khi xuất hiện sự gia tăng đột biến trong nhu cầu về tiêu dùng và đầu tư. Sự gia tăng của cầu có thể đến từ sự chi tiêu quá mức của chính phủ hoặc nhu cầu đột biến làm tăng mạnh tiêu dùng, hoặc khi có sự gia tăng nhu cầu xuất khẩu hoặc đến từ lãi suất thấp sự lạc quan của nhà đầu tư làm tăng nhu cầu đầu tư và từ đó đẩy giá tăng

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát cũng có thểxảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên trong toàn bộ nền kinh  tế. Ba loại chi phí thường gây ra lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và giá nguyên liệu nhập  khẩu. Các nhân tố trên chúng tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá. Khi chúng xảy ra các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát xuất hiện.

Lạm phát ỳ

Trong các nền kinh tế hiện đại trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu  hướng ổn định theo thời gian. Hàng năm, mức giá tăng lên theo một tỷ lệ khá ổn định. Tỷ lệ  lạm phát này được gọi là tỷ lệlạm phát ỳ. Đây là loại lạm phát hoàn toàn được dự tính trước.

(Còn nữa,phần II về tiền tệ và lạm phát)

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » đo Lường Chỉ Số Lạm Phát