Làm Sao để Có 1000 Sub Youtube Dưới 3 Tháng? - LinkedIn
Có thể bạn quan tâm
Agree & Join LinkedIn
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Sign in to view more content
Create your free account or sign in to continue your search
Sign inWelcome back
Email or phone Password Show Forgot password? Sign inor
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
New to LinkedIn? Join now
or
New to LinkedIn? Join now
By clicking Continue to join or sign in, you agree to LinkedIn’s User Agreement, Privacy Policy, and Cookie Policy.
Skip to main contentĐể có thể bắt đầu bật quảng cáo và phát triển thương hiệu tốt, bạn cần 1000 sub và 4000 giờ xem trên kênh của bạn.
Mình đã làm được điều đó dưới 3 tháng sau video đầu tiên được đăng. Nếu bạn muốn biết mình đã làm được điều đó như thế nào, thì hãy xem hết 10 điểm mình đã làm và áp dụng cho kênh bạn nhé!
1. Làm hẹp niche (chủ đề cụ thể)
Trước khi bắt đầu làm mọi thứ, mình bắt buộc phải quyết định muốn làm niche gì. Vì có một niche rõ ràng, cụ thể, sẽ có thể mang lại 3 lợi ích cho bạn:
Nếu bạn tuần này làm về review đồ ăn, tuần sau làm về mỹ phẩm đẹp da, rồi làm về cách chọn bảo hiểm, người xem sẽ không biết kênh bạn nói về cái gì và không biết lý do vì sao nên follow bạn.
Hãy nhớ rằng, nếu bạn muốn làm hài lòng tất cả mọi người, thì bạn sẽ không làm hài lòng ai cả.
Nhưng cụ thể làm hẹp niche phải làm sao? Giả sử bạn muốn làm về “du lịch”, một chủ đề có quả nhiều cạnh tranh, bạn có thể lạm hẹp niche bằng cách suy nghĩ thêm:
Du lịch -> Du lịch đông nam á -> Du lịch trong Việt Nam -> Du lịch và đồ ăn trong VN -> Du lịch và đồ ăn vỉa hề trong nước VN
Những người muốn xem review nhà hàng cao cấp sẽ không theo dõi bạn và điều đó rất ok luôn.
Kênh của bạn sẽ có thể tăng trưởng rất nhanh nhờ điều làm hẹp niche, vì bạn sẽ có thể thu hút được những người xem thật sự quan tâm đến những gì bạn nói.
2. Quết định keyword chính của kênh
Kênh nhỏ không nên cạnh tranh với keyword quá cạnh tranh. Keyword thích hợp nhất là những từ khoá có tương đối nhiều số lượng tìm kiếm nhưng chỉ có ít video nói về keyword đó.
Để biết mình nên dùng keyword nào, mình phải làm keyword research. Đây là 2 công cụ bạn có thể dùng để nghiên cứu từ khóa.
Sau khi bạn tải chương trình về máy tính, bạn có thể tìm kiếm từ khóa trong youtube và xem những dữ liệu của keyword đó.
Là một kênh mới, nếu muốn video bạn có thể được xếp lên trang đầu, bạn nên chọn những từ khóa không có nhiều video cạnh tranh, và nên kết hợp keyword có nhiều lượng tìm kiếm với keyword ít lượng tìm kiếm (long-tail keyword).
Bạn cũng có thể tham khảo điểm phân tích của 2 công cụ trên.
Điểm cao (như hình dưới) là một từ khóa bạn có thể cạnh tranh được.
Điểm thấp thì có nghĩa là muốn xếp lên hạng đầu trong kết quả tìm kiếm rất khó.
Một loại keyword bạn nên tranh thủ làm là những từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng ít cạnh tranh, giống số liệu ví dụ ở hình trên.
3. Xem những video đã được ưu tiên hạng trang kết quả tìm kiếm
Trong khi bạn quyết định keyword, bạn cũng nên nghiên cứu những video đã được xếp hạng đầu trong kết quả tìm kiếm của 1 keyword nào đó.
Tubebuddy/VidIQ cũng có thể trình bày những dữ liệu phân tích của các video khi bạn kích vào video đó.
Từ những dữ liệu như lượt view, thời gian đăng, bạn có thể biết thị trường keyword đó là lớn hay nhỏ (có nhiều người làm không/có nhiều người muốn coi không), và đối thủ cạnh tranh có những ai.
(Phân tích video ở bên phải)
Bạn nên dành thời gian xem những video đã được đăng lâu và có lượt view nhièu, sau đó, tìm một cách nào đó làm một video “tốt hơn”. Như vậy, bạn sẽ có khả năng được xếp hạng cao khi người ta tìm kiếm keyword đó.
4. Làm chủ đề người ta "chủ động tìm kiếm"
Để người ta có thể tìm và xem được video, bạn nên làm nội dung người ta chủ động tìm kiếm trên youtube bằng nghiên cứu keyword.
Một trong những sai lầm thường gặp khi làm Youtube video marketing là làm “chủ đề bạn muốn làm” thay vì “người xem muốn xem”.
1 ví dụ là Vlog cuộc sống hàng ngày của bạn. Thành thật mà nói, ngoài bà nội hoặc những người thân, bạn bè quan tâm đến cuộc sống của bạn, trên internet hầu hết không ai sẽ quan tâm đến bạn gặp những gì mỗi ngày. (Không có ai chủ động tìm kiếm "1 ngày của Adam Yan")
Mình cũng đã từng làm những nội dung chỉ nói về "bản thân mình" mà không phải content “người khác muốn xem”, và kết quả hiển nhiên là rất tệ.
Nhận ra điều đó, mình đã nghiên cứu thật sâu và chọn ra những câu hỏi thường hỏi (keyword được tìm kiếm) để làm content. (Niche mình là Tiếng Hoa giao tiếp thực tế)
Nhờ những thông tin đó, mình đã làm được content có chủ đề người khác “chủ động” tìm kiếm. Chẳng hạn như “Làm sao để luyện phản xạ tiếng Trung”, “Tiếng lóng tiếng Trung”, hoặc "Làm sao để học tiếng Trung" vân vân.
5. Làm chủ đề "series"
Youtube muốn giữ chân người xem càng lâu càng tốt, vì có thể tăng thu nhập quảng cáo.
Một cách để giữ chân người xem lâu và khiến họ muốn quay lại kênh của bạn là làm nội dung series, hoặc video có chủ đề liên quan với nhau.
Ví dụ:
3 chủ đề ở trên đều có liên quan, và có thể khiến người xem tiếp tục coi video sau khi xem hết 1 trong 3 video đó.
Bạn có thể dùng chức năng “end screen” và “cards” để liên kết các video series để làm được điều này. Nếu bạn có thể giữ chân người xem trên kênh bạn, thuật toán Youtube cũng sẽ đánh giá kênh bạn cao.
(Endscreen của Youtube)
6. Tương tác với cộng đồng
Nếu muốn phát triển kênh nhanh hơn, bạn nên tham gia các cộng đồng liên quan trên Facebook và quan tâm những kênh có cùng niche của bạn.
Niche của kênh mình là tiếng Hoa giao tiếp thực tế, nên mình đã tham gia các nhóm tiếng Trung trên Facebook và theo dõi kênh Youtube khác chung lĩnh vực.
Mình đã trả lời những câu hỏi hoặc chia sẻ ý kiến cho các bài đăng. Ngoài ra, khi mình có video có thể trả lời một câu hỏi nào đó, mình cũng sẽ chia sẻ với người hỏi. Như vậy, người khác sẽ thấy mình đang muốn giúp đỡ họ, thay vì có cảm giác spam.
Tuyệt đối đừng vào group rồi cứ đăng bài kéo sub và like, hoặc vào kênh người khác comment kéo sub.
7. Repurpose content (1 chủ đề làm thành các loại nội dung)
Bạn có thể biến video thành những bài viết ngắn hoặc những hình ảnh infographic để đăng trên social media khác.
Ví dụ:
1 video về 7 cách học ngoại ngữ, mình có thể làm infographic để đăng trên Facebook hoặc instagram.
Trong bài đăng những hình ảnh đó, bạn cũng có thể thêm link video vào để người xem có thể kích vô xem video. (Instagram không thể thêm link vào)
Hãy tận dụng các social media thích hợp niche của bạn nhé.
8. CTA
Nhiều người xem video xong thường không biết phải làm gì tiếp, ví dụ như like, comment, chia sẻ, hoặc thậm chí là vào đường link bạn để trong phần miêu tả video.
Vì thế, bạn có trách nhiệm kêu gọi người xem làm những điều bạn muốn họ làm, và nên khuyến khích họ xem tiếp video khác của bạn.
Tuy nhiên, mình không nên kêu gọi họ like, share, sub, hoặc tương tác khác ngay trong phúc mở đầu của video.
Hãy nhớ rằng bạn chỉ có 15 giấy để thu hút người xem coi tiếp. (The First 15 Seconds )
Nếu kêu gọi hành động ngay từ đầu , bạn có thể khiến người xem ngưng xem video của bạn ngay lập tức vì họ đã đến một trang web khác để làm CTA đó.
Mình thường nhắc người xem like, comment, hoặc CTA khác ở giữa hoặc cuối video. Những cách kêu gọi hành động có thể như sau:
“Lúc nói tiếng Anh với người bản ngữ mình thấy hơi sợ, nếu bạn cũng vậy nhớ ấn thích nhé!”
“Bạn cảm thấy điều gì khó nhất khi xây dựng social media? Hãy comment ở bên dưới cho mình biết nhé!”
(Phụ thuộc vào niche của kênh bạn)
9. Thử nghiệm và thay đổi nếu cần thiết
Chưa bắt đầu làm video, bạn không thể nào biết được loại video nào hiệu quả nhất, nên bạn phải phân tích những video đã được đăng, và dựa vào dữ liệu phân tích để thay đổi cách làm video.
Ví dụ kênh của mình, lúc đầu chỉ có video về kiến thức trong sách giáo khoa, và kết quả rất là tệ. Biết được điều đó, mình đã thay đổi cách làm video và thử chủ đề chưa có ai khác làm.
Nhờ sự thay đổi nội dung, kênh của mình đã phát triển tốt hơn rất nhiều so với ban đầu, và nhận được 1k sub dưới 3 tháng.
Đừng sợ sự thay đổi, hãy làm thử các loại video và xem chủ đề/phong cách nào hiệu quả nhất.
10. Consistency
Hãy đặt một lịch đăng video cố định, có thể là 1 tuần 1 tập, 1 tuần 2 tập, hoặc 2 tuần 1 tập, phụ thuộc vào khả năng của bạn. Dù bạn quyết định sao, điều quan trọng nhất là bắt buộc phải đăng video theo lịch.
Đừng nghĩ rằng kênh mới bắt đầu, chưa có nhiều người biết đến, nên lỡ không đăng 1, 2 tập video cũng không sao.
Nếu bản thân bạn cũng không coi trọng kênh bạn, thế ai sẽ xem trọng?
Ngoài ra, nếu bạn không duy trì lịch đăng, sẽ ảnh hưởng phát triển của kênh cực kỳ nhiều. Thuật toán Youtube thích những kênh tích cực tham gia việc việc làm content.
Vui lòng xem hình ảnh ở bên dưới. Vào tháng 10 2020, vì lý do nào đó mình buộc phải tạm ngưng đăng video, và kết quả là lượt view đã giảm cực kỳ mạnh.
Sau khi bắt đầu đăng video lại vào tháng 1, bạn có thể thấy được lượt view của kênh đã bắt đầu tăng lên.
Duy trì đăng video là thực hiện lừa hứa với cả kênh và người theo dõi. Hơn nữa, điều đó cũng chó thuật toán Youtube biết kênh của bạn hoạt động tích cực, sẽ ưu tiên nội dung của bạn khi có thể.
Hãy tạo ra sự tin tưởng và uy tín bằng giữ lời hứa sản xuất video nhé!
Bạn có thắc mắc gì về làm Youtube video marketing không? Hãy cho mình biết để mình viết thêm bài về chủ đề đó nhé!
Like Like Celebrate Support Love Insightful Funny Comment- Copy
smmresellerpanel.net
1y- Report this comment
Nếu mua 1000 sub từ các bên bán dịch vụ như Vinasocial có ổn ko an
Like Reply 1 Reaction Huỳnh Ngọc DuyThinking...
2y- Report this comment
https://tinhte.vn/thread/tang-50-sub-youtube-mien-phi-va-cach-tang-1000-sub-bat-kiem-tien-youtube.3511612/
Like Reply 1 Reaction Tuan NguyenMarketing Specialist at Amigos brunch
3y- Report this comment
Mình đang cần những thông tin như vậy, cảm ơn Adam!
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions Hai-Thanh HoAccount Manager, Project Manager | Led Operational Transformation
3y- Report this comment
Ui thấy bài này ngay đúng lúc em cần. Cảm ơn anh Adam đã chia sẻ ạ
Like Reply 1 Reaction 2 Reactions See more commentsTo view or add a comment, sign in
No more previous content-
5 ý nghĩ sai lầm về thương hiệu cá nhân
Dec 8, 2021
-
Tìm content idea như thế nào?
Dec 1, 2021
-
Video marketing - kịch bản nên viết như thế nào?
Nov 25, 2021
-
4 sai lầm thường gặp khi xây dựng thương cá nhân trên social media
Nov 17, 2021
-
3 mẹo tăng tương tác trên Facebook và Instagram
Nov 10, 2021
-
Làm sao để quay video hiệu quả cho Youtube Marketing?
Nov 3, 2021
-
Hội chứng kẻ mạo danh là gì, và làm sao để khắc phục?
Oct 28, 2021
-
Cách làm social media content hiệu quả
Oct 22, 2021
-
15 tháng đạt 70k subscriber, làm sao để làm được?
Oct 12, 2021
-
Dù chỉ là nhân viên, bạn vẫn cần xây dựng personal brand
Oct 4, 2021
Explore topics
- Sales
- Marketing
- IT Services
- Business Administration
- HR Management
- Engineering
- Soft Skills
- See All
Từ khóa » Cách Kiếm 1000 Sub
-
Cách Kiếm 1000 Sub Youtube đầu Tiên (để Bật Kiếm Tiền) Vào Năm ...
-
Thẻ: Cách Tăng 1000 Sub Youtube - CPM VIEW
-
4 Cách Đạt 1000 Sub Nhanh Nhất 2021 || Làm YouTube Kiếm Tiền
-
Hướng Dẫn Cách Kiếm 1000 Sub Và 4000h Năm 2022
-
Tăng 50 Sub Youtube Miễn Phí Và Cách Tăng 1000 Sub Bật Kiếm Tiền ...
-
Cách đạt 1000 Sub Thật Cho Kênh Youtube Nhanh Nhất
-
Điều Kiện 1000 Người đăng Ký Và 4000 Giờ Xem Làm Cách Nào để ...
-
2022 Bài 7 Cách Tăng 1000 Sub Youtube Đạt 1000 Sub Bật Kiếm ...
-
Tất Tần Tật Về Cách đạt 1000 đăng Ký Và 4000 Giờ Xem Youtube 2021
-
Tips Hay Ho Về Cách Tăng 1000 Sub Youtube Bạn Cần Phải Biết
-
Cách Mua Sub Youtube Và 4000 Giờ Xem - HOCNHANH.VN
-
Tăng Sub Youtube An Toàn, Cách Mình Tăng 1000 Sub Hiệu Quả 2022
-
5 Cách Tăng 1000 Sub Youtube Thần Tốc - Quách Quỳnh
-
20 Cách Tăng Sub Youtube Miễn Phí & Nhanh Nhất 2022