Làm Sao để Không Gục Ngã Trước Những Cú Sốc Tinh Thần?

Hỏi: 

Thế hệ trẻ bây giờ rất tài năng, có ý chí, nghị lực và khát vọng cống hiến. Họ dễ vượt qua những áp lực cuộc sống, chinh phục những đỉnh cao nghề nghiệp song nhiều bạn lại thường gục ngã trước những cú sốc tinh thần, tình cảm. Điều đó cho thấy để xử lý, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau tinh thần không hề dễ dàng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết rất đáng tiếc và thương tâm. Thiền sư có giải pháp nào không?

Đáp:

Cảm xúc là một cái gì đến rồi đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là tuệ giác cần phải có. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức.

Khi biết điều này rồi, mình có thể học được phương pháp xử lý những cảm xúc mạnh. Khi một cảm xúc mạnh tới, mình phải nhận diện nó. Ta phải ngưng hết mọi chuyện để đối phó với những cơn dông bão.

Tỉnh thức tu tập để chuyển hóa

Cảm xúc là một cái gì đến rồi đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là tuệ giác cần phải có. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức.

Cảm xúc là một cái gì đến rồi đi. Tại sao mình lại phải chết vì một cảm xúc? Đó là tuệ giác cần phải có. Mình không phải chỉ là cảm xúc. Mình là hình hài, cảm thọ, tri giác, tâm hành, nhận thức.

Hãy ngồi hoặc nằm xuống để theo dõi hơi thở. Ngồi tư thế hoa sen, bán già, kiết già, hoặc nằm dài ra hai tay buông xuôi dọc theo thân thể. Bắt đầu theo dõi hơi thở, để ý tới điều đó thôi.

Đừng suy nghĩ. Đừng để tâm mình trên đầu mà hãy kéo tâm xuống dần tới bụng, xuống tới rốn, rồi tới huyệt đan điền. Mình có thể đặt tay lên huyệt đan điền để cảm nhận sự phồng xẹp của bụng theo hơi thở.

Phồng…. xẹp, phồng…xẹp.

Nếu làm được như vậy thì cơn bão sẽ đi qua và mình sẽ không còn sợ nữa. Lần sau nó tới thì chỉ việc làm như vậy thôi.

Cái đó gọi là deep breathing – thở sâu hay belly breathing – thở bụng, chứ không chỉ thở bằng phổi.

Giống như trời bão tố, mình thấy cái cây trước sân oằn oại trong gió bão. Nếu để ý ngọn cây, mình sẽ thấy cây rất mong manh và cảm giác cây có thể bị gãy. Song nếu để ý phần gốc, mình sẽ có cảm giác khác, thấy cội cây vững chãi với bao nhiêu rễ cắm sâu xuống lòng đất.

Cơ thể mình cũng vậy. Phía đầu óc, não bộ chỉ là cái ngọn nên khi có cảm xúc lớn, đừng để tâm ở trên đó mà phải cho nó đi xuống, thân cây là bụng, gốc cây là đan điền. Ôm lấy chỗ đó thì rất là vững. Mình sẽ thở vào, thở ra và nhận diện sự phồng xẹp của bụng. Làm được như thì chắc chắn cảm xúc lớn của mình không thể đẩy mình tới bế tắc và tự tử.

Từ khóa » Chết Gục Là Gì