Làm Sao để Nhận Biết Mình Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản độ A?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường chia làm nhiều cấp độ bao gồm các cấp độ 0, A, B, C, D. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản độ A giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, nóng rát vùng thượng vị, đau tức ngực, khó thở, viêm họng, ho kéo dài,… Bệnh có 5 cấp độ cấp độ 0, cấp độ A, cấp độ B, cấp độ C, cấp độ D trong đó cấp độ A là tình trạng phổ biến nhất.
Ảnh minh họa: Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản độ A là gì?
Trào ngược dạ dày độ A là giai đoạn mới khởi phát, khi niêm mạc thực quản có dấu hiệu bị tổn thương nhưng mức độ trợt loét và viêm vẫn nhẹ. Khi nội soi, hình ảnh cho thấy vết trợt ở niêm mạc thực quản có chiều dài chưa tới 5mm.
► Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản
Ở giai đoạn này, bệnh thường có những biểu hiện như:
• Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua: Xuất hiện ngay cả khi ăn no lẫn lúc đói. Nếu trong dạ dày có thừa axit, luồng hơi thoát ra sẽ có vị chua, kèm cảm giác nóng rát vùng thượng vị và họng.
• Buồn nôn và nôn: Đây là triệu chứng có tần suất xuất hiện thấp, trong dịch nôn có thể là đồ ăn hoặc các loại thực phẩm gây buồn nôn;
• Tiết nhiều nước bọt: Trào ngược dạ dày thực quản độ A khiến tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
• Nóng rát vùng thượng vị: Tình trạng viêm loét khiến niêm mạc tại thực quản bị tổn thương, bệnh nhân cảm thấy nóng rát như bị đốt nóng, khó chịu.
• Khó nuốt, đắng miệng khi ăn, vướng nghẹn vùng cổ : Dưới tác động của những đợt tấn công của axit, dịch vị dạ dày, niêm mạc thực quản bị xước, bào mòn, hình thành vết trợt loét. Điều này gây hiện tượng khó nuốt, đau khi nuốt thức ăn. Đối với trường hợp trào ngược dịch mật (chất màu vàng nhạt, xanh do gan tiết ra). Bệnh nhân có cảm giác đắng miệng.
• Ho, đau họng: Dịch trào ngược xâm nhập vào đường hô hấp sẽ gây ho. Ho nhiều dẫn đến đau họng, khàn giọng.
Ảnh minh họa: Trào ngược dạ dày thực quản độ A có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản độ A có nguy hiểm không?
Câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản thường quan tâm là "trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không", hay "trào ngược thực quản có chữa được không".Trên thực tế trào ngược dạ dày thực quản độ A không quá đáng lo vì lúc này tình trạng bệnh đang nhẹ, nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu không chữa trị, bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn nặng hơn khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm như:
• Loét thực quản: Các phản ứng viêm tại thực quản nếu không được can thiệp kịp thời có thể phát triển nhanh chóng. Tại niêm mạc thực quản sẽ hình thành các vết loét với triệu chứng nghiêm trọng hơn so với tình trạng viêm;
• Barrett thực quản: Một khi dịch vị dạ dày trào lên thực quản trong thời gian dài, sẽ dẫn tới bệnh Barrett thực quản. Có khoảng 2% các trường hợp bị Barrett thực quản có nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Ảnh minh họa: Trào ngược dạ dày thực quản độ A có nguy hiểm không?
► Đọc thêm: Trào ngược dạ dày thực quản - nên khám ở đâu?
Lời khuyên của bác sĩ
• Do một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản giống với những bệnh lý khác nên dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy, người bệnh nên đi khám để sớm phát hiện tình trạng bệnh và có cách xử lý kịp thời;
• Không nên dùng thuốc bừa bãi nếu không có chỉ định của bác sĩ vì nhiều loại thuốc sẽ có ảnh hưởng không tốt tới dạ dày;
• Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi…
• Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách cung cấp các thực phẩm cần thiết cho cơ thể. Như sữa chua, rau xanh, thịt trắng, trái cây, ngũ cốc… Những loại thực phẩm cần hạn chế là thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ…
• Loại bỏ các thói quen xấu trong sinh hoạt như vừa nằm vừa ăn, ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn no, ít vận động…
• Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, không để bị thừa cân, béo phì,…
• Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, không thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn,…
• Thay đổi tư thế ngủ để giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như kê cao gối, nằm nghiêng về bên trái khi ngủ,…
Những phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản tại phòng khám đa khoa Hoàng Long
Ảnh: Khám tiêu hóa tại Phòng khám đa Khoa Hoàng Long
• Nội soi: Nội soi bằng các loại dây thông thường chỉ phát hiện được tổn thương viêm thực quản xấp xỉ 50%. Do đó, các thế hệ máy nội soi kỹ thuật cao, có độ phóng đại lớn và chế độ nhuộm màu ảo sẽ cho phép xác định tổn thương và chẩn đoán chính xác hơn;
• Đo Manometry – Đo áp lực và nhu động thực quản: Là phương pháp đo áp lực cơ thắt thực quản dưới cũng như sự co bóp của thực quản có khả năng đẩy axit xuống dạ dày tốt hay không. Từ đó giúp đánh giá nhu động của thực quản, tình trạng áp lực của cơ thắt thực quản trên và dưới để chẩn đoán bệnh trào ngược được chuẩn xác hơn;
• Đo P.H và trở kháng 24h: Đây được coi là phương pháp chính xác nhất, và là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán GERD. Thiết bị này giúp theo dõi lượng axit trong thực quản, xác định axit trào ngược khi nào và trong bao lâu;
• Đo điện thế niêm mạc đường tiêu hóa trên: Khi axit từ dạ dày trào ngược lên sẽ làm tổn hại niêm mạc của thực quản. Phương pháp này góp phần khẳng định tình trạng viêm niêm mạc ở người trào ngược;
• Kỹ thuật Peptest – định lượng pepsin trong nước bọt: Nếu dịch dạ dày đã xuất hiện ở miệng, chứng tỏ người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Từ đó góp phần chẩn đoán trào ngược được chính xác hơn cho những bệnh nhân không thể thực hiện nội soi như trẻ em, phụ nữ mang thai.
► Đọc thêm: Đo áp lực nhu động thực quản để làm gì?
Ảnh minh họa: Nội soi tiêu hóa siêu phóng đại giúp chẩn đoán sớm trào ngược dạ dày thực quản
Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên khoa tiêu hóa uy tín và được nhiều khách hàng tin dùng. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ sức khỏe của bạn với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long
- Địa chỉ:
CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331
CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331
- Hotline: 19008904
- Zalo: 0986954448
- Fanpage:www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong
Từ khóa » Gerd độ A Là Gì
-
Trào Ngược Dạ Dày độ A Là Gì? | Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày Có Mấy Cấp độ? | Vinmec
-
Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD) - Rối Loạn Tiêu Hóa
-
Trào Ngược Dạ Dày Cấp độ A Là Gì? Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD): Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (Gerd) Là Gì? Nguyên Nhân Và Biến ...
-
Phân Loại Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Bệnh GERD Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD)
-
Viêm Thực Quản độ A Và Những điều Cần Biết | TCI Hospital
-
Trào Ngược Dạ Dày độ A – Cách Phân Loại Trào Ngược - Kukumin IP
-
Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản - Hướng Dẫn Điều Trị
-
Người Mắc Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản Cần Nhớ Những điều "tối ...
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản độ A Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Và ...