Làm Sao để Trẻ Mầm Non Tập Trung Khi Học Online?
Có thể bạn quan tâm
Dịch bệnh và giãn cách xã hội khéo dài làm gia tăng “khoảng cách” giữa cô và trò. Biện pháp lúc này của nhiều trường mầm non là tiến hành học online. Nhưng khó khăn của phương án này là trẻ mầm non rất khó tập trung vào những bài giảng trực tuyến của cô. Vậy có cách nào để trẻ mầm non tập trung khi học online tại nhà, hãy cùng Giải pháp mầm non tìm kiếm câu trả lời nhé.
Dù khi ở cùng một không gian lớp học, các cô giáo cũng không dễ dàng để các bé luôn tập trung theo dõi bài học, tham gia hoạt động cùng cô. Vì vậy, khi cho trẻ học online, các cô giáo cần chú ý và bổ sung một số kỹ năng cho phù hợp với hoàn cảnh.
1. Chia nhỏ thời gian học
Nếu như ở trường, mỗi hoạt động của trẻ có thể kéo dài 1 tiếng thì với chương trình học online cô giáo nên điều chỉnh học 30 phút. Sau đó có thời gian nghỉ 5-10 phút rồi mới chuyển sang bài học tiếp theo. Thời gian học một buổi không nên kéo dài quá 2 tiếng. Mỗi ngày, cô và trò có thể gặp gỡ nhau 1-2 buổi. Bởi vì:
- Nhìn lâu, liên tục vào màn hình máy tính, điện thoại, máy tính bảng khiến trẻ mỏi mắt, giảm tập trung và có thể dẫn đến các bệnh về mắt.
- Không có người học cùng, chơi cùng khiến trẻ chán nản nếu học trong thời gian dài.
- Trẻ dễ đòi mở trò chơi, hoạt hình khi sử dụng máy tính, điện thoại lâu.
2. Tăng cường các hoạt động vận động
Vận động rất có lợi cho sự tập trung và khả năng tư duy. Cô giáo hãy khuyến khích trẻ dành thời gian tập thể dục trước khi vào lớp học online hoặc cô trò cùng dành 10 phút trước buổi học để ôn tập lại bài tập thể dục đã học ở trường. Điều này giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và tinh thần trước giờ học, vừa là cách nhắc lại bài học cho trẻ nhớ.
Như đã nói ở trên, sau thời gian học với máy tính khoảng 30 phút, trẻ có 5-10 phút nghỉ ngơi nhưng không có nghĩa là cho trẻ đi làm việc khác. Bởi quãng nghỉ có thể khiến trẻ xao lãng ngay việc học và khó tập trung khi trở lại học tiếp. Thời gian này cô và trò hãy cùng nhau vận động tiếp miễn là trẻ không phải nhìn vào màn hình máy tính nữa. Chẳng hạn, trò chơi tìm kiếm đồ vật bất kì trong nhà mà cô gọi tên vừa cho trẻ vận động, vừa giúp trẻ nhận biết và ghi nhớ các đồ vật xung quanh mình, hoặc hoạt động nhảy múa theo lời bài hát,...
3. Thay đổi đa dạng bài học
Nếu phải nhìn liên tục vào màn hình máy tính trẻ sẽ rất mỏi mắt, nhanh chán và thiếu tập trung. Một bài giảng trực tuyến kéo dài 30 phút sẽ không thể lôi kéo được học tâm trí của những đứa trẻ đầy hiếu động và dễ bị tác động bởi những thứ xung quanh. Để trẻ tập trung, chú ý theo dõi cô thì trong 30 phút cô giáo cũng nên thay đổi đa dạng bài học: kể chuyện, đọc thơ, đố vui… Nếu buổi sáng bé học kể chuyện, vẽ tranh thì buổi chiều bé có thể học làm đồ handmade, làm toán.
4. Nghỉ ngơi
Các giáo viên đã rất cố gắng để tổ chức các bài học trở nên thú vị, thu hút trẻ. Tuy nhiên, việc học online một mình, không có các bạn bên cạnh vẫn khiến trẻ cảm thấy cô đơn và dễ nản. Sau khoảng 1 tiếng học và chơi, hãy để bé được thư giãn 15 phút, đi vệ sinh, uống một cốc nước ép hay chiếc bánh để lấy lại năng lượng.
Hoặc hãy cho bé thời gian trò chuyện với các bạn trong lớp. Hẳn là thời gian dài nghỉ dịch các bé sẽ có rất nhiều điều để kể cho nhau nghe đấy. Được gặp lại bạn bè online cũng là một cách khiến bé hứng thú với những buổi học.
5. Khuyến khích phụ huynh học cùng con
Giáo viên hãy khuyến khích phụ huynh tham gia học cùng con. Bởi việc ngồi học một mình không có người kiểm soát khiến bé xao lãng, dùng máy tính, điện thoại để mở trò chơi, hoạt hình,..., bé cũng thấy buồn và cô đơn khi chỉ nhìn thấy cô giáo qua màn hình máy tính, bị hạn chế tương tác. Ba mẹ ở bên không chỉ như người giám sát để trẻ tập trung hơn mà chủ yếu đóng vai trò là người bạn, người đồng hành cùng trẻ khiến trẻ thấy an tâm và có động lực học.
Trong một số hoạt động như đóng kịch, kể chuyện, làm đồ handmade, vẽ tranh, ba mẹ sẽ là người hỗ trợ bé. Bé sẽ vui hơn khi có ba mẹ làm cùng, chơi cùng khi không thể tương tác với thầy cô và bạn.
6. Cho trẻ chọn không gian học con thích
Mỗi trẻ có một cá tính, sở thích riêng. Có bé thích ngồi học ở phòng khách, có bé thích nằm trên sàn nhà học bài, có bạn lại muốn học ở phòng riêng. Đặc biệt, nếu trẻ có một không gian riêng được trang trí theo sở thích của mình thì trẻ ngồi học sẽ thấy thoải mái, yên tâm hơn.
Đừng lúc nào cũng bắt trẻ phải ngồi ngay ngắn trên ghế, trước bàn học, trong không gian quá yên tĩnh. Điều đó khiến trẻ thấy bức bối, khó chịu và không thể tập trung học được. Hãy khuyến khích trẻ tự sáng tạo hoặc lựa chọn không gian học mà bé thích, nằm hay ngồi, đứng cũng được, miễn là trẻ thấy thoải mái.
7. Phần thưởng kịp thời
Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ học tập, hay một thử thách mà cô giao, hãy nói “Con làm tốt lắm”, “Con thật khéo tay” để động viên trẻ hay tặng trẻ một món quà tinh thần để công nhận sự nỗ lực của trẻ. Chẳng hạn, mỗi lần bé làm tốt cô sẽ tặng bé một bông hoa tượng trưng và tích lại, cứ 10 bông hoa sẽ được đổi lấy một món quà, cô sẽ tặng bé khi đi học trở lại. Điều đó sẽ giúp trẻ hào hứng, tích cực hơn với những bài học của cô.
8. Điều chỉnh phương pháp giảng dạy
Cuối cùng, giáo viên cũng cần chú ý đến phương pháp giảng dạy của mình khi cho trẻ học online. Các cô cần linh hoạt trong việc sử dụng hình ảnh, ngữ điệu, biểu cảm để có thể gây hứng thú, cuốn hút với trẻ. Mặc khác, các cô phải cập nhập công nghệ mới để ứng dụng dễ dàng trong bài giảng. Chẳng hạn, tạo nền ảo Zoom độc đáo sẽ phần nào lôi kéo sự chú ý của trẻ. Tham khảo tại:
- Hãy kiên trì và thông cảm nếu trẻ mất tập trung.
- Chú ý tương tác đều với các bé để không bé nào thấy lạc lõng, cô đơn khi học.
- Với bé chậm hiểu, cô có thể dạy 1-1 và kết hợp với phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân bé không tập trung khi học ở nhà để dạy trẻ hiệu quả hơn.
- Thời gian học ngắn nhưng luôn chuẩn bị giáo án đầy đủ và giáo cụ học tập phong phú để tăng tương tác, lôi kéo trẻ.
Trên đây là một số gợi ý của Giải pháp mầm non về cách giúp trẻ mầm non tập trung khi học online. Hy vọng thông tin hữu ích cho các bạn. Chúc các thầy cô và các bé có những giờ học online vui vẻ, cùng nhau vượt qua khó khăn lúc dịch bệnh.
Ngoài ra nếu cần hỗ trợ thêm về tuyển sinh mầm non đa kênh hiệu quả, nhà trường liên hệ qua Hotline 0987689954. Kiddi rất sẵn lòng hỗ trợ 24/7.
Từ khóa » Dạy Trực Tuyến Cho Trẻ Mầm Non
-
Phương Pháp Dạy Học Online Tại Nhà Hiệu Quả Cho Trẻ Mầm Non | ISSP
-
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO TRẺ MẦM NON - YouTube
-
Dạy Học Trực Tuyến Cho Trẻ Mầm Non: Giáo Dục Kỹ Năng Sống.
-
Khi Trẻ Mầm Non Học Trực Tuyến: Cô Trò đều 'vật Vã' Với Công Nghệ ...
-
Top 14 Dạy Trực Tuyến Cho Trẻ Mầm Non
-
Hà Nội: Không Tổ Chức Dạy Học Trực Tuyến Cho Trẻ Mầm Non
-
Cách Tăng Hiệu Quả Học Trực Tuyến Cho Trẻ Mầm Non, Tiểu Học
-
Trẻ Mầm Non Vẫn Có Thể Học Trực Tuyến? - Báo Người Lao Động
-
Các Khóa Học Trực Tuyến Về Giáo Dục Mầm Non Hàng đầu
-
Tuyệt đối Không Tổ Chức Dạy Học Trực Tuyến đối Với Trẻ Mầm Non
-
Không Tổ Chức Dạy Học Trực Tuyến Cho Trẻ Mầm Non Trong Năm Học Mới
-
Dạy Học Trực Tuyến Bậc Học Mầm Non 5 - 6 Tuổi . - YouTube
-
Học Trực Tuyến Kéo Dài: Lo Từ Mầm Non đến đại Học - Tiền Phong
-
Link Các Bài Giảng Trực Tuyến Của Bậc Học Mầm Non.
-
Lưu Trữ Video Dạy Online - Giáo Dục Today
-
Tuyệt đối Không Dạy Học Trực Tuyến đối Với Trẻ Mầm Non - VnEconomy
-
Bộ GD&ĐT: Đối Với Trẻ Mầm Non, Không Dạy Học Trực Tuyến