Làm Sao để Trình Bày ý Tưởng Kinh Doanh Của Mình Hiệu Quả Nhất?
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Sản phẩm Nhanh.POS Phần mềm quản lý bán hàng tối ưu cho từng ngành hàng Nhanh.Ship Cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc: GHN, Viettel Post, EMS, VietNam Post, J&T, Best, GHTK Dịch vụ Marketing Chăm sóc fanpage, gian hàng TMĐT, chạy quảng cáo, SEO, Backlink Nhanh.Web Tạo website bán hàng chuẩn SEO, responsive, tăng tốc bán hàng Nhanh.Ecom Bán hàng trên các sàn TMĐT: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo Tin nhắn Zalo ZNS Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và marketing tự động qua Zalo Nhanh.Omnichannel Tổng hợp tất cả các dịch vụ: POS, Website, Vpage, Ecom và cổng vận chuyển Vpage.nhanh.vn Quản lý chat đa kênh: Facebook, Zalo OA, Instagram, Shopee, Lazada Ecomtax Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử
- Khách hàng
- Bảng giá
- Bảng giá phần mềm
- Bảng giá website
- Bảng giá vận chuyển
- Bảng giá thiết bị
- Tin tức
- Thêm Hướng dẫn sử dụng phần mềm Thông báo từ ban quản trị Giới thiệu khách hàng Tuyển dụng
- Đăng nhập
- Nhanh.POS Phần mềm quản lý bán hàng
- Nhanh.Web Giải pháp thiết kế website bán hàng
- Omnichannel Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh
- Nhanh.Ship Cổng vận chuyển, thu hộ COD toàn quốc
- Nhanh.Ecom Giải pháp bán hàng trên các sàn TMĐT
- Vpage.nhanh.vn Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook
- Dịch vụ Marketing Chăm sóc fanpage, gian hàng TMĐT, chạy quảng cáo, SEO, Backlink
- Tin nhắn Zalo ZNS Dịch vụ nhắn tin chăm sóc khách hàng và Marketing tự động Zalo
- Ecomtax Dịch vụ kế toán, thuế chuyên biệt cho thương mại điện tử
- - Bảng giá phần mềm
- - Bảng giá website
- - Bảng giá vận chuyển
- - Bảng giá phần cứng
- Thông báo từ ban quản trị
- Giới thiệu khách hàng
- Tuyển dụng
- Trang chủ
- Kiến thức kinh doanh
Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả là một ebook trình bày đầy đủ về cách lập và triển khai một dự án kinh doanh. Với những kiến thức đầy đủ, bạn có thế triển khai ngay ý tưởng của mình và gặt hái thật nhiều thành công.
Các nội dung chính [hide]
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
2. Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh
3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp
4. Bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh như thế nào?
5. Cấu trúc của một kế hoạch kinh doanh
5.1. Trang bìa
5.2. Mục lục
5.3. Tóm tắt dự án
5.4. Kế hoạch quản lý và tổ chức
5.5. Kế hoạch sản phẩm/dịch vụ
5.6. Kế hoạch marketing
5.7. Kế hoạch tài chính
5.8. Kế hoạch hệ thống quản lý và điều hành
5.9. Kế hoạch phát triển
5.10. Phụ lục
6. Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
6.1. Ý tưởng có giá trị xã hội không?
6.2. Ý tưởng có tính thuyết phục không?
6.3. Có thị trường cho ý tưởng không?
6.4. Điểm mạnh và yếu của ý tưởng?
6.5. Sẵn sàng hy sinh đến đâu cho ý tưởng?
7. Đề án ý tưởng trong kế hoạch kinh doanh là gì?
8. Phương pháp viết đề án ý tưởng
8.1. Đặt vấn đề
8.2. Khái quát ý tưởng
8.3. Mô tả chi tiết
8.4. Đầu tư
8.5. Phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận mang lại
8.6. Đánh giá - Kết luận
8.7. Phát triển ý tưởng
9. Một vài lời khuyên dành cho một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
1. Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh là một bản tổng hợp tất cả các nội dung chứa trong các kế hoạch của các bộ phận thuộc doanh nghiệp như kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính và được doanh nghiệp hoạch định cho tương lai. Nghĩa là bản kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra cách thức nào đó nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra trên cơ sở hiện tại của doanh nghiệp.
2. Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?
Khi nảy sinh ý định kinh doanh và bắt đầu khởi nghiệp người ta thường chỉ nghĩ đến các ý tưởng kinh doanh mới mà không suy nghĩ một cách đầy đủ, chi tiết, nghiên cứu và đánh giá tiềm năng cũng như những khó khăn, rủi ro của dự án.
Thời gian đầu là khoảng thời gian những nhà kinh doanh mới này là những người muốn đưa ý tưởng kinh doanh vào thị trường một cách nhanh chóng vì cho rằng cánh cửa cơ hội sẽ chỉ có trong một thời gian rất ngắn và đôi khi họ thiếu kinh nghiệm cũng như sự nghiêm túc trong kinh doanh. Do đó, họ thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu và lập một kế hoạch chiến lược cho ý tưởng, dự đoán khó khăn để đối phó với những rào cản có thể gặp phải.
Một nhà kinh doanh khôn ngoan hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Những kế hoạch sẽ cho biết dự án có đi đến thành công hay không. Thiếu những kế hoạch và nghiên cứu là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm những nhà kinh doanh bị thất bại trong những năm đầu của quá trình hoạt động. Và nếu bạn dành thời gian để viết kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu, thì những thất bại sẽ khó xảy ra.
Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Phần mềm quản lý hàng hóa, doanh thu, công nợ chỉ với 7K/ngày
3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp
- Lập kế hoạch kinh doanh là khâu đầu tiên, và là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và cũng là cơ sở cho sự thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doạnh có hiệu qảu cao, đạt được mục tiêu đề ra
- Đồng thời, bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý biết được phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động từ các yếu tố tiêu cực của môi trường, tránh sự lãng phí và dư thừa nguồn lực
- Lập kế hoạch kinh doanh có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp. Nó sẽ có tác dụng làm giảm sự bất ổn định của doanh nghiệp. Đồng thời, kế hoạch kinh doanh cũng chỉ rõ những mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
- Bản kế hoạch kinh doanh sẽ thiết lập những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.
Xem thêm: 200 triệu trong tay bạn nên làm gì? - Kế hoạch kinh doanh với số vốn 200 triệu đạt nhiều lợi nhuận nhất
4. Bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh như thế nào?
Nhiều người cảm thấy khó khi bắt đầu viết ra 1 kế hoạch kinh doanh, họ thường đặt ra nhiều câu hỏi như: Khi nào nên bắt đầu? Chi tiết kế hoạch như thế nào? Dài bao nhiêu trang?… Và nhiều vấn đề sẽ làm họ lúng túng. Trước khi viết, bạn hãy liệt kê những câu hỏi tập trung vào mọi khía cạnh của việc bắt đầu kinh doanh và trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng, càng rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Những câu trả lời này có thể sẽ dẫn đến những thông tin khác và những câu hỏi khác.
Độ dài cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Bản kế hoạch chỉ nên bao gồm những gì thật sự cần thiết để cung cấp đầy đủ thông tin. Có nhiều yếu tố quyết định đến độ dài của bản kế hoạch, phụ thuộc vào sự phức tạp của ý tưởng và đòi hỏi những nguồn tài chính tiềm năng, một bản kế hoạch có thể dài 30 trang không bao gồm phụ lục.
Bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về cách viết, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp, câu nên rõ ràng và chính xác. Quan trọng nhất, người viết nên sử dụng kiểu viết dễ hiểu nhất cho người thực hiện. Nên tránh những trạng từ diễn tả cảm xúc và khoa trương.
Một bản kế hoạch hoàn chỉnh cần phải xác định được định hướng viết ban đầu
5. Cấu trúc của một kế hoạch kinh doanh
Khi bạn có ý định khởi nghiệp, cho dù ý định đó nhỏ hay lớn thì bước đầu tiên bạn cần phải làm. Đó là viết kế họach kinh doanh của bạn ra giấy nếu bạn muốn thành công. Kế hoạch kinh doanh nên được viết một cách logic để người đọc có thể theo dõi và biết được những gì họ có thể đọc tiếp theo. Dưới đây sẽ trình bày cấu trúc nên có của một bản kế hoạch kinh doanh.
5.1. Trang bìa
Hãy tạo một trang bìa thật đơn giản, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax với mã vùng và địa chỉ email của công ty bạn. Tốt nhất là để hình ảnh sản phẩm hoặc nếu doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ hãy để logo của bạn lên trang bìa.
5.2. Mục lục
Mục lục rất quan trọng để giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thông thường người ta không chú ý đến phần này, hoặc nếu có làm thì cũng làm sơ sài và hay quên đánh số trang.
5.3. Tóm tắt dự án
Phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là một bản kế hoạch kinh doanh nhỏ được nói một cách thuyết phục trong hai trang giấy. Hầu hết những nhà kinh doanh thành công đều có những bản tóm tắt rõ ràng và súc tích về những nội dung kinh doanh cơ bản của họ. Nếu một người cảm thấy khó để nói chính xác những dự định mà họ sẽ làm, đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa xác định một cách chính xác mục tiêu cũng như chưa sẵn sàng tham gia vào công việc.
5.4. Kế hoạch quản lý và tổ chức
Một trong những việc quan trọng nhất là tổ chức: Ai sẽ làm tốt những công việc được mô tả trong bản kế hoạch, ai sẽ là người quản lý đội, nhóm? Thành công của dự án phần lớn là từ người khởi đầu. Nhưng họ sẽ không làm một mình mà cần nhiều người tham gia vào dự án. Và họ phải tự tin rằng người quản lý được chọn có thể làm được những điều mà người kinh doanh dự định. Bạn cũng cần phải suy nghĩ đến vấn đề này trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bằng việc phác thảo rõ ràng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.
5.5. Kế hoạch sản phẩm/dịch vụ
Sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh cũng phải được đề cập đến trong bản kế hoạch. Nên giải thích những chi tiết của sản phẩm, tuy nhiên nên tránh sa đà vào những thông tin chi tiết về kỹ thuật. Những thông tin này có thể cung cấp trong phần phụ lục của kế hoạch kinh doanh. Trong phần này bạn cũng cần phải khẳng định được sản phẩm hay dịch vụ của mình khả thi và sẵn sàng để kinh doanh.
5.6. Kế hoạch marketing
Trong kế hoạch kinh doanh nên viết một cách chi tiết và chính xác những gì mà công ty sẽ làm để bán sản phẩm của mình. Kế hoạch marketing nên bao gồm: Mục tiêu marketing là gì? Kế hoạch tổng quát để đưa sản phẩm ra thị trường; Ai là khách hàng mục tiêu? Phân khúc thị trường nào công ty sẽ phục vụ? Công ty sẽ sử dụng kênh phân phối nào? Đây là phần rất quan trọng bởi vì phân phối là trở ngại chính để sản phẩm đi đến thị trường. Ai sẽ là người cung cấp hàng hóa ra ngoài? Kế hoạch xúc tiến cho hoạt động kinh doanh là gì? Quảng cáo, quan hệ công chúng, hội chợ thương mại và những hoạt động khác cũng phải được lên kế hoạch. Ai sẽ là đối thủ cạnh tranh? Đây là điều quan trọng để nhận biết một cách chính xác những công ty mới sẽ cạnh tranh với mỗi đối thủ như thế nào. Thị trường sẽ trả bao nhiêu cho sản phẩm hay dịch vụ của công ty? Giá trị gia tăng gì công ty dành cho khách hàng?
5.7. Kế hoạch tài chính
Không thể có được kế hoạch tài chính khi tất cả những kế hoạch khác chưa được trình bày rõ ràng vì tổng số tiền phải dựa trên những kế hoạch mà bạn dự định làm. Trong bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải dự đoán được bao nhiêu tiền sẽ cần để đầu tư. Bạn cần phải hoạch định tài chính cho từng giai đoạn phát triển của công ty từ ý tưởng, bắt đầu, phát triển đến bão hòa và giai đoạn cuối là sáng kiến mới hay suy thoái.
5.8. Kế hoạch hệ thống quản lý và điều hành
Những nhà kinh doanh mới phải hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống quản lý và điều hành để chắc chắn rằng mọi việc phải được diễn ra như dự tính. Khi một công ty nhận đơn đặt hàng, nó cần sự vận động của tất cả các hoạt động. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên trình bày mình sẽ thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý và điều hành nên như thế nào.
5.9. Kế hoạch phát triển
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty bạn nên tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh. Vì thế cần phải dự đoán và hoạch định những sản phẩm/dịch vụ nào có khả năng mở rộng? Những thị trường nào khác sẽ phục vụ? Hoặc bạn định mở thêm văn phòng, chi nhánh ở đâu?
5.10. Phụ lục
Tất cả những tài liệu hỗ trợ nên để ở phần phụ lục để kế hoạch kinh doanh trở nên gọn gàng. Phụ lục có chiều dài dựa trên tổng số thông tin chi tiết cần có để hỗ trợ cho kế hoạch kinh doanh. Nếu phần phụ lục quá dài, có thể chia ra thành một tài liệu riêng. Nên có bản mục lục của phụ lục để có thể dễ dàng tìm những thông tin đặc biệt.
Đọc thêm:
14+ ý tưởng kinh doanh thời vụ "hốt bạc" hiệu quả nhất
Top 10 ngành kinh doanh siêu lợi nhuận
6. Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
6.1. Ý tưởng có giá trị xã hội không?
Một ý tưởng kinh doanh đúng nghĩa phải có giá trị. Ý tưởng phải đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ có ích, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng sống của họ. Nếu ý tưởng đưa ra chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho một cá nhân, phục vụ cho tổ chức nào đó thì ý tưởng đó chẳng có giá trị về mặt xã hội và sẽ nhanh chóng thất bại.
6.2. Ý tưởng có tính thuyết phục không?
Một ý tưởng chỉ có thể trở thành ý tưởng kinh doanh khả thi khi nó thuyết phục và hấp dẫn được nhà đầu tư để họ sẵn sàng bỏ tiền vào sản phẩm hay dịch vụ mà nó đem lại. Không cần đến một kế hoạch kinh doanh dày cộp để trình bày ý tưởng đó có giá trị như thế nào, độc đáo đến đâu, mà chỉ cần một cuộc đối thoại ngắn với nhà đầu tư thật sự quan tâm. Nếu người sở hữu ý tưởng không chứng minh được sản phẩm (hay dịch vụ) từ ý tưởng ấy tuyệt vời thế nào thì khách hàng càng không thể hiểu rõ. Có người rất say mê với ý tưởng của mình và quá đề cao sự mới mẻ của nó mà không hề biết rằng ý tưởng ấy đã tồn tại và đã thất bại.
6.3. Có thị trường cho ý tưởng không?
Để trả lời cho câu hỏi này, phải thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận. Thị trường đang dư thừa cái gì, thiếu cái gì, còn khoảng trống nào cho mình không. Nếu không có chuyên môn, nên thuê chuyên gia tư vấn thực hiện công việc này một cách chuyên nghiệp nhằm giảm rủi ro ở mức tối thiểu. Một điều quan trọng nữa là các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chẳng mấy quan tâm đến tiềm năng phát triển sản phẩm (hay dịch vụ), mà xem xét ngay đến lợi nhuận có thể thu được. Một sản phẩm (hay dịch vụ) không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó không có đất sống, không có gì để kỳ vọng cả.
6.4. Điểm mạnh và yếu của ý tưởng?
Xem xét hai mặt của một vấn đề luôn giúp ta có cái nhìn tỉnh táo hơn. Mọi ý tưởng dù tầm thường hay vĩ đại đều có thế mạnh và thế yếu, đều có tỷ lệ thành công hoặc thất bại như nhau khi đưa vào thực hiện. Ý tưởng có thể đưa ra một sản phẩm (hay dịch vụ) độc đáo nhưng thị trường lại không có nhu cầu hoặc nó không phù hợp với văn hóa truyền thống thì sao?
6.5. Sẵn sàng hy sinh đến đâu cho ý tưởng?
Cuối cùng, khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng, người ta thường dành hết thời gian cho công việc mà bỏ quên cuộc sống riêng tư. Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo đến đâu cũng khó thành công mỹ mãn nếu người thực hiện theo đuổi nó một cách thái quá. Hãy kết hợp các mục tiêu kinh doanh và cả nhu cầu của đời sống cá nhân vào kế hoạch kinh doanh. Đó chính là động lực lớn nhất để nỗ lực thực thi ý tưởng, nhằm đạt cho được mục tiêu đã đề ra.
Xem xét tình khả thi của kế hoạch kinh doanh trước khi thực hiện thực tế
7. Đề án ý tưởng trong kế hoạch kinh doanh là gì?
Đề án ý tưởng là một tài liệu khoa học, được thực hiện nhằm mục đích trình bày, giới thiệu ý tưởng của mình một cách thuyết phục nhất, đáp ứng yêu cầu mà người viết đề án đã đặt ra.
Đề án ý tưởng trong bản kế hoạch kinh doanh sẽ chỉ ra những cách thức đạt mục tiêu, mô tả chi tiết, phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp,...
Xem ngay:
16 SẢN PHẨM KINH DOANH SIÊU LỢI NHUẬN “TẠI NHÀ”
Top 10 sản phẩm hot nhất dành cho người mới kinh doanh
8. Phương pháp viết đề án ý tưởng
Cái khó của nhiều tác giả ý tưởng trong thời gian qua là cách diễn đạt ý tưởng của mình, sao cho xúc tích, rõ ràng và nêu được tầm quan trọng, tính khả thi của ý tưởng, nhằm thuyết phục nhà đầu tư (hay khách hàng) chọn sở hữu (mua).
Muốn được như vậy, điều trước tiên là “ý tưởng gia” phải biết cách viết ĐỀ ÁN Ý TƯỞNG. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày “dàn bài” viết, hay còn gọi là “phương pháp viết đề án ý tưởng”. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Các bước hình thành đề án:
Đề án ý tưởng không khác mấy so với các đề án khoa học, đề án kinh doanh, bởi phần cốt lõi của nó vẫn bao gồm:
- Đặt vấn đề.
- Mô tả chi tiết.
- Đầu tư.
- Phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận mang lại.
- Đánh giá – Kết luận.
Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất của một đề án ý tưởng so với các đề án khác là phần “Khái quát ý tưởng cần trình bày”, được thể hiện ngay sau khi “Đặt vấn đề” và phần “Phát triển ý tưởng” nằm sau phần “Đánh giá - Kết luận”.
8.1. Đặt vấn đề
Người viết cần nêu được nhu cầu của con người hay công việc trong vấn đề có liên quan đến ý tưởng mà họ sắp trình bày, nêu được sự cần thiết khi ý tưởng đưa vào thực tế. Yêu cầu viết ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính.
8.2. Khái quát ý tưởng
- Nêu lên ý tưởng của chúng ta thuộc lĩnh vực nào? loại gì?
- Tên gọi chính thức của ý tưởng.
8.3. Mô tả chi tiết
Đây là phần quan trọng của đề án ý tưởng.
Nó đòi hỏi khả năng trình bày của người soạn đề án vừa mạch lạc, khúc chiết, xếp đặt các ý một cách có thứ tự, đảm bảo sự logic trong mọi vấn đề đưa ra.
Các phần của ý tưởng, dù là ý tưởng ở bất cứ lĩnh vực nào cũng nêu được khả năng vận hành, điều hành, khi ý tưởng đưa ra thực tế.
Việc mô tả ý tưởng cần được minh họa, nếu thấy cần thiết, nhất là các ý tưởng về chế tạo máy, thiết bị hay cơ khí vận hành.
Trong trường hợp là các ý tưởng đơn thuần là câu chữ, là diễn đạt bằng văn tự thì việc minh họa bằng hình ảnh còn quan trọng hơn, vì nó làm rõ các ý mà chúng ta cần trình bày.
8.4. Đầu tư
Đây là phần rất khó trong đề án ý tưởng. Tuy nhiên nó lại rất cần thiết cho việc thuyết phục nhà đầu tư, người mua ý tưởng.
Đầu tư tức là làm bài toán cộng tất cả các chi phí mà nhà đầu tư, người mua ý tưởng phải bỏ ra khi sở hữu ý tưởng của người bán.
Nếu là việc đầu tư mua một ý tưởng chế tạo máy, ý tưởng về một phát minh cơ khí thì người viết cần nêu đầy đủ chi phí trang thiết bị, nhân công vận hành, ... tính được giá thành từng sản phẩm làm ra và tổng chi phí đầu tư cho cả chương trình. Các thông số này có giá trị rất lớn trong phần sau.
8.5. Phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận mang lại
Hiệu quả là bài toán trừ. Nó sẽ thuyết phục người mua ý tưởng đi đến quyết định cuối cùng, dứt khoát, nếu kết quả của bài toán là con số dương (+). Số dương càng cao, càng logic thì tính thuyết phục càng cao.
Muốn thực hiện được điều này, người viết phải có cách lập luận hợp lý, rõ ràng, minh bạch.
Xin lưu ý, việc thuyết phục người mua ý tưởng không thể dùng cách lập luận mập mờ, hay tìm cách đánh lừa khách hàng, tạo ra những con số ảo, không trung thực.
Cũng như các phần trên, cách viết ở phần này cũng đòi hỏi sự mạch lạc trong hành văn, sắp xếp các ý trong tài liệu một cách có thứ tự, hợp lý.
8.6. Đánh giá - Kết luận
Việc đánh giá phải dựa vào các thông tin ở các phần trên. Đánh giá tạo tính khách quan, nhưng chỉ có một mục đích là nêu lên được lợi ích của việc cần thiết phải làm chủ sở hữu ý tưởng mà chúng ta đang chào bán, hoặc đang thuyết phục đầu tư, v.v...
Phần kết luận cần viết ngắn gọn, logic cao nhất và cho thấy ý tưởng mà chúng ta đưa ra có giá trị cao, khả thi.
8.7. Phát triển ý tưởng
Đây là phần độc đáo nhất của đề án ý tưởng, tạo khác biệt lớn với các đề án ở các lĩnh vực khác.
Việc phát triển ý tưởng là nêu cho được ý tưởng mà chúng ta vừa trình bày có khả năng mở rộng, triển khai ở qui mô lớn hơn, tạo giá trị lợi nhuận cao hơn.
Ý tưởng viết trong đề án có thể được biến cách, xây dựng thành những ý tưởng mới hơn, độc đáo hơn và tất nhiên mang lại lợi ích lớn hơn.
Đối với các nhà đầu tư, hay những nhà kinh doanh từ ý tưởng, phần này chính là cú dứt điểm đẹp nhất, quyết định họ đi đến việc chọn mua ý tưởng của chúng ta.
9. Một vài lời khuyên dành cho một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
- Viết phần tóm tắt sau khi bạn đã viết các phần khác trong kế hoạch để có thể chọn lựa được một số câu trong những phần quan trọng đưa vào tóm tắt.
- Sửa sang, chau chuốt phần tóm tắt của bạn. Hãy đưa cho một số người đọc - cả những người biết cũng như những người không biết về doanh nghiệp của bạn - để kiểm tra mức độ rõ ràng và cách thức diễn đạt.
- Nhớ bao gồm khái niệm kinh doanh, tình hình tài chính, các yêu cầu tài chính, hiện trạng của doanh nghiệp, thời gian thành lập, chủ sở hữu và nhân lực chính, cùng các thành tựu lớn.
- Sử dụng các con số thống kê hiệp hội của ngành, các nghiên cứu thị trường từ những nguồn khác, và các thông tin tài liệu khác để minh họa cho những trình bày của bạn trong phần tóm tắt.
- Hãy giữ cho phần tóm tắt của bạn ngắn và thú vị. Đây là cơ hội của bạn để cuốn hút người đọc xem toàn bộ kế hoạch của bạn.
Như vậy trên đây là toàn bộ cách để trình bày ý tưởng kinh doanh hoàn hảo cho doanh nghiệp. Sau khi lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là đến lúc doanh nghiệp bắt tay vào thực hiện kinh doanh. Và trong quá trình kinh doanh, trước hết doanh nghiệp cần phải quản lý kinh doanh hiệu quả. Hiện nay, Nhanh.vn đang cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh hỗ trợ doanh nghiệp quản lý bán hàng và các nghiệp vụ quản lý liên quan đến việc kinh doanh như quản lý kho, quản lý doanh thu, quản lý website,...
Cuối cùng, Nhanh.vn hi vọng bài viết hữu ích đến bạn!
5/5 (1 vote) Tags:Nhanh.vn - Phần mềm bán hàng đa kênh
Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí Bài viết liên quan- Top 15 mẫu thiết kế website Thời Trang free, thu hút mọi ánh nhìn
- Top 15+ mẫu thiết kế website nhà hàng ĐẸP | HIỆN ĐẠI
- Kinh nghiệm mở cửa hàng cơ khí thành công 100% ai cũng làm được
- Cửa hàng thời trang
- Cửa hàng tạp hóa
- Cửa hàng mẹ và bé
- Cửa hàng điện thoại, điện máy
- Cửa hàng vật liệu xây dựng
- Cửa hàng mỹ phẩm
- Cửa hàng nội thất
- Quản lý siêu thị mini
- Cửa hàng nhà sách
- Cửa hàng hoa và quà
Bài viết mới nhất
TOP 15 công ty thiết kế website tại Huế | UY TÍN | CHUẨN SEO
TOP 12 công ty thiết kế website tại Đà Nẵng đẹp, chuẩn SEO
TOP 10 công ty thiết kế website tại TP.HCM uy tín, tốt nhất
TOP 10 công ty thiết kế website tại Cà Mau hàng đầu, giá tốt
Bài viết xem nhiều
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Kho BN A/B Mega SOC ở đâu? Hàng đến kho khi nào nhận được?
[MỚI NHẤT] Gửi hàng qua Bưu Điện 1kg mất bao nhiêu tiền?
Kho BW SOC ở đâu? Đơn hàng đã đến kho BW SOC sau bao lâu nhận hàng?
Phần mềm quản lý bán hàng
- Cửa hàng thời trang
- Cửa hàng tạp hóa
- Cửa hàng mẹ và bé
- Cửa hàng điện thoại, điện máy
- Cửa hàng vật liệu xây dựng
- Cửa hàng mỹ phẩm
- Cửa hàng nội thất, gia dụng
- Quản lý siêu thị mini
- Cửa hàng nhà sách
- Cửa hàng hoa và quà
Tin tức mới
- Bán hàng đa kênh thì chỉ nên dùng 1 trong 10 phần mềm này để quản lý, đừng dùng các phần mềm khác
- Top 10 phần mềm bán hàng trên máy tính tốt nhất
- 10 App quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất trên điện thoại
Tổng đài hỗ trợ
1900.2812
Email: contact@nhanh.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN NHANH.VN
Địa chỉ: 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Số Giấy CNĐKDN: 0108824877, đăng kí lần đầu ngày 17/07/2019. Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Phòng đăng kí kinh doanh
Địa chỉ văn phòng:
Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Hà Nội
Tầng 3, Số 70 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
Tài khoản ngân hàng:
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank)
Số tài khoản: 22823456666
Chủ tài khoản: Công ty cổ phần Nhanh.vn
Tải mobile app: Nhanh.vn
Chính sách và điều khoản sử dụngTài liệu cho developer
API DocumentationLĩnh vực kinh doanh:
- Phần mềm quản lý bán hàng
- Thiết kế website
- Cổng vận chuyển
Điều khoản và chính sách và chính sách sử dụng các dịch vụ phần mềm
- Quy định sử dụng dịch vụ
- Chính sách quyền riêng tư
Quy định dành cho Sàn GDTMĐT – Dịch vụ vận chuyển
- Quy chế hoạt động
- Chính sách bảo mật dịch vụ
- Quy trình giải quyết, tranh chấp khiếu nại
Từ khóa » Form Trình Bày ý Tưởng Kinh Doanh
-
Mẫu Trình Bày ý Tưởng Kinh Doanh - 123doc
-
Top 9 Mẫu Trình Bày ý Tưởng Kinh Doanh 2022 - Hỏi Đáp
-
Cách Trình Bày 1 ý Tưởng Kinh Doanh - Deha Law
-
Cách Trình Bày Một ý Tưởng Kinh Doanh Hoàn Hảo - Vạn Tâm Land
-
Form Trình Bày Ý Tưởng Kinh Doanh, Bản Kế Hoạch Kinh Doanh ...
-
Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Mẫu đơn Giản, Hoàn Chỉnh - Fastdo
-
Mẫu Trình Bày Ý Tưởng Kinh Doanh - Khởi Nghiệp
-
Ý Tưởng Kinh Doanh - Lê Tuấn Anh - SlideShare
-
THAM KHẢO MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH CHUẨN CHO ... - Acabiz
-
[Top Bình Chọn] - Trình Bày ý Tưởng Kinh Doanh - Trần Gia Hưng
-
[Top Bình Chọn] - Bài Mẫu ý Tưởng Kinh Doanh - Trần Gia Hưng
-
Form Trình Bày ý Tưởng Kinh Doanh - Kiến Thức MMO
-
Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Chuẩn Nhất 2022