Làm Sao Để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi? - Viện Tâm Lý Việt Pháp
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đã phải vật lộn với nỗi sợ hãi khủng khiếp, có thể bạn đã được khuyên rằng “phải đối mặt với nó”. Nhưng thật không dễ dàng gì khi phải đối mặt với điều khiến chúng ta kinh hoàng.
Vậy, làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi?
Liệu pháp tiếp xúc, một loại liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), thường được thiết lập trong một lộ trình điều trị. Cách tiếp cận đã được nghiên cứu thử nghiệm này đã giúp vô số cá nhân chiến thắng nỗi sợ hãi đang ngăn cản họ sống thoải mái và tự do. Nhiều người đối mặt với hội chứng ám ảnh sợ hãi được các chuyên gia tâm lý điều trị bằng phương pháp CBT đã phục hồi đáng kể.
6 Cách Giúp Bạn Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
Bắt Đầu Khi Bạn Sẵn Sàng
Hầu hết chúng ta sẵn sàng chịu đựng một số nỗi sợ hãi nhất định mà không tìm cách điều trị nó. Và khi “vượt qua ngưỡng mà mọi thứ không thể chấp nhận được nữa” chúng ta mới tìm kiếm tới sự giúp đỡ từ các chuyên gia. Đôi khi đó là một mức độ đau khổ không thể chịu đựng được; những lần khác, nó can thiệp vào cuộc sống của chúng ta theo những cách không thể chấp nhận được — đặc biệt là khi nó xâm phạm vào những gì chúng ta coi là thiêng liêng, như các mối quan hệ của chúng ta.
Nếu bạn cảm thấy chán ngán với cảm giác sợ hãi hoặc bạn không chịu được việc nỗi sợ ảnh hưởng đến những điều bạn quan tâm, thì có lẽ đây là thời điểm thích hợp để tìm cách điều trị.
Thực Hiện Điều Trị Có Chủ Đích
Hầu hết chúng ta thường xuyên gặp phải những điều mình sợ hãi, nhưng nỗi sợ hãi vẫn còn. Điều gì làm cho việc phơi nhiễm trở nên khác biệt? Chủ động tiếp xúc và đối mặt với nỗi sợ hãi trong quá trình điều trị sẽ có hiệu quả hơn so với việc tiếp xúc tình cờ với những gì ta sợ hãi. Vì vậy, tham gia trị liệu mang lại nhiều khả năng kiểm soát và dự đoán hơn một chút, và do đó hiệu quả hơn.
Hệ Thống Hóa
Liệu pháp phơi nhiễm dựa trên một hệ thống phân cấp có tổ chức các tình huống sợ hãi, được xếp hạng từ dễ nhất đến khó nhất. Điều trị bằng cách thực hành với những vật dễ tiếp cận trước và làm việc với những vật khó hơn. Bạn cũng có thể an tâm hơn khi biết rằng có một kế hoạch rõ ràng giúp họ tiến bộ vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.
Theo thời gian, những tình huống khó khăn trở nên dễ tiếp cận hơn, giống như những bậc trên một chiếc thang, chúng nằm trong tầm tay khi chúng ta leo lên từng bậc một.
Không Bỏ Chạy
Một phần quan trọng của quá trình điều trị khi chúng ta đối mặt với nỗi sợ hãi, và từ từ nhận ra tình huống chúng ta sợ sẽ không xảy ra. Ví dụ, thang máy đi lên tầng cao nhất sẽ không bị kẹt giữa chừng. Và nhận thấy rằng theo thời gian, sự lo lắng giảm đi và chúng ta có khả năng chịu đựng sự khó chịu tốt hơn.
Nếu chúng ta bỏ chạy khi nỗi lo sợ dâng lên, chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội tiếp cận khía cạnh khác của chúng. Vì vậy, trong thời gian phơi nhiễm, chúng ta cần ở trong tình huống đáng sợ đủ lâu để thu được thông tin mới.
Lặp Lại
Chúng ta cũng cần thực hiện liệu pháp và luyện tập liên tục, bằng cách lên kế hoạch thực hiện các bài tập phơi nhiễm nhiều lần để giảm bớt nỗi sợ hãi.
Dự Kiến Những Thăng Trầm
Đôi khi bạn sẽ thấy tim mình đập loạn nhịp hoặc toát mồ hôi, khó chịu và ghê tởm khi phải đối mặt với cơn sợ hãi. Tuy nhiên, chúng ta là con người, không phải máy móc. Phản ứng của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nhiều biến số và không phải lúc nào cũng giống nhau.
Chỉ vì điều gì đó không làm chúng ta buồn hôm nay không có nghĩa là điều đó sẽ không xảy ra vào ngày mai. Vì vậy, hãy thoải mái với bản thân khi bạn trải qua những thăng trầm này. Và tiếp tục thực hành các nguyên tắc luyện tập để vượt qua nỗi sợ hãi.
Tham Khảo Thêm:
>>>> Đằng Sau Nỗi Sợ Sự Thay Đổi
>>>> Hội chứng FOMO (Sợ bỏ lỡ) Tác Động Như Thế Nào Đến Thanh Thiếu Niên?
Kết Lại
"Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi?" là một câu hỏi rất nhiều người đặt ra, nhưng hiếm có ai tìm được phương pháp tốt nhất cho mình. Nếu bạn đang đối mặt với nỗi sợ hãi, bạn có thể tham khảo các cách trên để tìm ra cách tốt nhất vượt qua nó. Trong trường hợp không thể vượt qua được nỗi sợ hãi và bị nó ảnh hưởng tới đời sống của bạn, hãy thử tìm tới các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ can thiệp và điều trị kịp thời.
Viện Tâm lý Việt - Pháp là một trong những cơ sở quy tụ những chuyên gia tâm lý kinh nghiệm trong lĩnh vực. Với đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, Viện đã điều trị thành công nhiều trường hợp không thể tự thoát khỏi nỗi sợ hãi và giúp cho những người thân chủ trở lại với nhịp sống thường nhật một cách nhanh chóng.
Hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được tư vấn, phát hiệnsớm nhất và có các biện pháp can thiệp kịp thời đối với nỗi sợ hãi.
Hotline : 0977.729.396
Mail : info@tamlyvietphap.vn
Địa chỉ : Số 46 & 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Hình ảnh một số bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm của Viện Tâm Lý Việt - Pháp:
GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
GS. Agnes Florin
PGS.TS.BSCKII Võ Văn Bản
TS. Ngô Thanh Huệ
PGS.TS. Trần Thành Nam
PGS. TS. Trần Văn Công
TS. BS. Cao Văn Tuân
TS. BS. Vũ Thy Cầm
PGS. TS. Lê Văn Hảo
PGS. TS. Bùi Thị Thúy Hằng
GS. Christelle Maillart
GS. Michelline J. Durand
TS. Hoàng Thị Vân
TS. Lê Thị Mai Liên
TS. Lê Nguyên Phương
TS. Đào Thị Diệu Linh
ThS.NCS. Trần Văn Dương
ThS. Đoàn Hương
TS. Nguyễn Thị Diệu Anh
ThS. Vũ Văn Thuấn
ThS. Trần Cẩm Thùy
ThS. Nguyễn Thị Phương
ThS. Phan Ngọc Thanh Trà
ThS. Nguyễn Đức Hạnh
NCS. LƯƠNG VÂN ANH
ThS. Vũ Thùy Vân
ThS. Hoàng T. Thanh Huệ
ThS. Nguyễn T. Hoài Phương
Từ khóa » Nổi Sợ
-
Làm Thế Nào để Vượt Qua Sự Sợ Hãi Và Lo Lắng? | Vinmec
-
Nỗi Sợ Hãi Những điều Vô Hình: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Yếu Tố ...
-
Đừng để Bản Thân Luôn Sống Trong Sự Sợ Hãi - Tạp Chí Đẹp
-
Làm Thế Nào để Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi? | Oriflame Cosmetics
-
Nỗi Sợ Hãi Là Gì? Nguồn Gốc Và Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi
-
5 Cách Giúp Bạn Khống Chế Sự Sợ Hãi - VnExpress Sức Khỏe
-
Cơn Hoảng Sợ Và Rối Loạn Hoảng Sợ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
[Điểm Danh] 10 Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hữu Hiệu Nhất - JobsGO Blog
-
VƯỢT QUA NỖI SỢ: Đây Là Mấu Chốt | Tri Kỷ Cảm Xúc Web5ngay
-
Điểm Danh 6 Nỗi Sợ Phổ Biến Khi Đi Làm Và Giải Pháp Khắc Phục
-
Các Bí Kíp 5 Giây Giúp Bạn Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi - Kenh14
-
Làm Thế Nào để Vượt Qua Nỗi Sợ Khi Nói Trước Công Chúng
-
9 Nỗi Sợ Phổ Biến Nhất Khiến Con Người Bị Kìm Hãm
-
16 Hội Chứng Sợ Hãi Kì Lạ, Liệu Bạn Có Mắc? - Báo Lao Động