Làm Sao Giảm đau Hạ Sốt Nhanh An Toàn Cho Người Lớn | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sốt cao ở người lớn gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh và ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Để hạ sốt, bạn có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh cho người lớn dưới đây. Tuy nhiên các biện pháp này thường được áp dụng với tình trạng sốt nhẹ và trung bình. Đối với trường hợp sốt cao, sốt 40 độ Hapacol khuyến nghị người bệnh nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Sốt bao nhiêu độ là cao?
- Nguyên nhân bị sốt ở người trưởng thành
- Sốt siêu vi
- Sốt do vi khuẩn
- Sốt do thuốc
- Cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà hiệu quả
- Uống thuốc giảm đau hạ sốt cho người lớn không kê đơn
- Uống nhiều nước hơn
- Bổ sung Vitamin C
- Bổ sung Canxi
- Tắm bằng nước ấm
- Sốt cao đắp khăn nóng hay lạnh?
- Sử dụng tinh dầu xoa bóp
- Những sai lầm khi hạ sốt nhanh tại nhà
Sốt bao nhiêu độ là cao?
Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:
- Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C.
- Sốt mức độ trung bình: Thân nhiệt khoảng 39°C.
- Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.
Lưu ý, khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên, lúc này người bệnh được xem là sốt cao, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.
Vì vậy, khi cơ thể có các biểu hiện sốt, cần tìm cách hạ sốt nhanh, tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm thanh quản.
- Viêm phổi.
- Biến chứng não, co giật, hôn mê sâu.
- Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim.
Nguyên nhân bị sốt ở người trưởng thành
Sốt là một trong các triệu chứng sức khỏe phổ biến, biểu hiện là sự tăng nhiệt độ của cơ thể, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Tình trạng sốt, sốt cao ở người trưởng thành có thể đại diện cho một bệnh lý, chẳng hạn như:
Sốt siêu vi
Sốt do nhiễm virus là vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến ở người trưởng thành. Các dấu hiệu thường thấy gồm:
- Sổ mũi
- Đau họng
- Ho
- Khàn giọng
- Đau cơ
Trong một số trường hợp, sốt siêu vi cũng có khả năng kéo theo tình trạng tiêu chảy, nôn mửa hoặc đau dạ dày.
Sốt do vi khuẩn
Vấn đề nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể. Bên cạnh sốt, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể còn có khả năng gây ra những dấu hiệu như:
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn, thờ ơ, cáu kỉnh, nhạy cảm với ánh sáng…
- Nhiễm trùng hệ hô hấp dưới (viêm phổi hoặc viêm phế quản): Ho, khó thở, tức ngực…
- Nhiễm trùng cơ quan sinh dục: Đau rát khi vệ sinh, đi ngoài ra máu, đau lưng, đau vùng chậu…
- Nhiễm trùng hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn mửa, dạ dày khó chịu…
- Nhiễm trùng da: Sưng tấy, phát ban, nổi mủ…
Sốt do thuốc
Một số loại thuốc, ví dụ như kháng sinh, có thể gây sốt nhẹ trong thời gian dùng thuốc. Cơn sốt ập đến ngay lập tức có thể hiểu là cơ thể đang có phản ứng dị ứng với thành phần trong thuốc. Nếu bạn phát sốt do thuốc, nhiệt độ cơ thể sẽ mau chóng quay về bình thường sau khi bạn ngưng thuốc.
Xem thêm: Cần làm gì khi uống thuốc hạ sốt quá liều
Cách hạ sốt nhanh cho người lớn tại nhà hiệu quả
Mục tiêu chính của việc hạ sốt nhanh cho người lớn là giúp người bệnh giảm bớt sự khó chịu do sốt gây ra và có thể nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Sau đây là một số cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn:
Uống thuốc giảm đau hạ sốt cho người lớn không kê đơn
Nếu chưa biết người lớn sốt 39.5 độ phải làm gì, bạn có thể bắt đầu bằng việc uống thuốc hạ sốt nhanh, bao gồm:
Acetaminophen (paracetamol)
Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng và cảm sốt. Liều hạ sốt đối với người lớn là 2 viên paracetamol 500 mg trong 4-6 giờ, liều dùng giảm đau là 1 viên paracetamol 500mg trong 4-6 giờ.
Ibuprofen
Là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để giảm đau nhức khớp, cơ bắp và đau bụng kinh, ngoài ra thuốc còn được dùng để hạ sốt và giảm đau nhức nhẹ do cảm cúm hoặc cảm lạnh. Liều dùng thông thường với người bị nhức đầu là 1 viên Ibuprofen 600mg cách 90 phút, với người bị đau là Ibuprofen 200-400mg mỗi 4-6 giờ, với người bị viêm khớp là Ibuprofen 400-800mg mỗi 6-8 giờ.
Aspirin
Là thuốc hạ sốt giảm đau có tác dụng nhanh từ cơn đau nhẹ đến đau vừa, đau răng, cảm lạnh thông thường và nhức đầu. Liều dùng cho người lớn giảm đau là 325-650mg đường uống hoặc đặt trực tràng mỗi 4 giờ khi cần thiết và không quá 4 gram/ngày.
Naproxen
Là thuốc giảm đau đầu hạ sốt chống viêm không steroid (NSAID) sử dụng đề điều trị đau, viêm khớp dạng thấp và sốt. Liều dùng đối với người lớn bị đau nửa đầu là 550mg 2 lần/ngày sử dụng thuốc trong 4-6 tuần, nếu tình trạng đau đầu không chuyển biến tích cực thì ngưng sử dụng thuốc.
Các chuyên gia đánh giá sử dụng những loại thuốc hạ sốt nhanh này là một trong nhiều cách hạ sốt nhanh cho người lớn vì bạn sẽ sớm nhận thấy kết quả mà chúng mang lại. Ngoài ra, tác dụng thuốc hạ sốt thường sẽ kéo dài 4 – 8 giờ.
Xem thêm: Thuốc hạ sốt uống cách nhau mấy tiếng là an toàn
Uống nhiều nước hơn
Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bạn bị sốt. Bởi vì thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn. Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.
Bổ sung Vitamin C
Có rất nhiều thắc mắc về việc bị sốt nên làm gì cho nhanh khỏi? Bạn nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… Đây là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bổ sung Canxi
Canxi có thể hỗ trợ làm giảm thời gian bị bệnh. Bổ sung canxi thông qua khẩu phần ăn hằng ngày như cá, rau xanh, yến mạch… hoặc có thể bổ sung bằng thuốc chuyên dụng như Calcium Corbiere.
Tắm bằng nước ấm
Một trong những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp bạn cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến thân nhiệt bạn tăng cao, khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.
Sốt cao đắp khăn nóng hay lạnh?
Khi sốt cao, đặc biệt là sốt cao 40 độ thì nhiều người không biết phải làm sao? Một kỹ thuật đơn giản để hạ sốt tạm thời, hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi bạn phát sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như:
- Tập thể dục quá sức.
- Ở ngoài nắng quá lâu.
- Sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm 4 biện pháp giúp hạ sốt nhẹ kéo dài hiệu quả tại nhà. Hoặc tìm hiểu thêm bao nhiêu độ là sốt bạn đã biết chưa?
Sử dụng tinh dầu xoa bóp
Chất Rubefacients có trong tinh dầu bạc hà, bạch đàn…có khả năng làm ấm, khiến cơ thể đổ mồ hôi nên có thể giúp cơ thể giảm nhiệt. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tinh dầu để xoa bóp các khu vực như phía sau gáy và lòng bàn chân để giúp giảm sốt hiệu quả.
Những sai lầm khi hạ sốt nhanh tại nhà
Một số sai lầm phổ biến khi hạ sốt nhanh tại nhà mà người bệnh thường mắc phải như:
- Tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm nhanh với nhau có thể dẫn đến sử dụng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
- Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Do đó, tuyệt đối không nên đắp chăn khi sốt, phải mở cửa thoáng phòng cửa hoặc sử dụng quạt thoáng người (không thốc quạt vào người) và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.
- Muốn hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt như uống thuốc, dùng thuốc kết hợp, ngâm người vào bồn nước ấm…có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ từ.
- Chườm lạnh bằng túi nước đá là quan niệm sai lầm của nhiều người khi tìm cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Cách làm này sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, do đó tuyệt đối không nên dùng biện pháp này để hạ sốt.
Trên đây là những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn an toàn tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, nếu sau khi áp dụng các biện pháp hạ nhiệt độ này, hoặc bị sốt uống thuốc không hạ, người bệnh vẫn có biểu hiện sốt cao, cần ngay lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan, tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Có thể bạn quan tâm: Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?
Tham khảo:
Fever (in Adults). https://www.emedicinehealth.com/fever_in_adults/article_em.htm#fever_in_adults_quick_overview
Fever in adults. https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/fever-in-adults2.
Safe Ways to Treat a Fever. https://www.verywellhealth.com/safe-ways-to-treat-a-fever-4023633.
Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Sốt Nóng Lạnh
-
Khi Nào Thì Bị Sốt Nóng Lạnh Và ăn Gì để Mau Khỏi?
-
Sốt Nóng Lạnh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Docosan
-
Sốt Nóng Lạnh: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa Hiệu Quả
-
Sốt ở Người Lớn: Đặc điểm, Phân Loại Và Khi Nào Nghiêm Trọng?
-
Bị Sốt Có Nên đắp Chăn? | Vinmec
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Chứng Sốt : Nóng, Lạnh Và Thuốc điều Trị - Microlife
-
9 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị ớn Lạnh: Không Chỉ Do Nhiệt độ!
-
Triệu Chứng Và Cách Hạ Sốt Nóng Lạnh ở Trẻ Em - Nhà Thuốc Long Châu
-
Sốt Nóng Lạnh ở Trẻ Nhỏ Có Nguy Hiểm Không? - DR.PAPIE
-
10 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây đau đầu Và Sốt | Hapacol
-
Trẻ Bị Sốt Lúc Nóng Lúc Lạnh Là Bệnh Gì Và Cách Chữa Trị? - MarryBaby
-
Bệnh Nhân Bị Sốt: Nên điều Trị Như Thế Nào?
-
Người Lớn Bị Sốt Nóng Lạnh Nên Làm Gì? 5 Cách Hạ Sốt An Toàn Tại Nhà