Làm Sao Kiểm Soát Cảm Xúc “bỗng Dưng Muốn Khóc”? - Hello Bacsi

Nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc và cách kiềm chế nước mắ, bạn có thể khiến tình hình trở nên tệ hơn với khuôn mặt đẫm nước và đôi mắt sưng húp!

Nếu bạn thuộc mẫu người dễ khóc và cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc, rất có thể bạn đang có một số triệu chứng của các bệnh tâm lý như stress, trầm cảm, tự kỷ… Thực tế, không có liệu pháp điều trị cụ thể nào dành cho bệnh “bỗng dưng muốn khóc”. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách kiểm soát cảm xúc và cách kiềm chế nước mắt khi hiểu được những nguyên nhân khiến bạn phải chảy nước mắt.

Nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt

Nước mắt con người có 3 loại với những mục đích khác nhau cũng chính là nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt:

1. Nước mắt cơ bản: Loại nước mắt này chứa 98% là nước luôn có sẵn với mục đích đảm bảo cho bạn không bị khô mắt. Trung bình đôi mắt con người có thể sản xuất 148ml – 296ml nước/ngày.

2. Nước mắt phản xạ: Đây là loại nước mắt sản sinh để bảo vệ đôi mắt khi có vật thể lạ xâm nhập hay phản ứng với khói, bụi, hơi độc… Nếu mắt bị kích ứng, các dây thần kinh trong giác mạc sẽ truyền thông tin lên não làm chảy nước mắt phản xạ.

3. Nước mắt cảm xúc: Cảm xúc dâng trào sẽ kích thích một loại hormone hình thành nên nước mắt cảm xúc. Đây chính là loại nước mắt khiến bạn khóc không kiểm soát vì phụ thuộc vào yếu tố tâm lý.

>>> Đọc thêm: Người trầm cảm có tự khỏi được không?

cách kiềm chế nước mắt

Cách kiềm chế nước mắt hiệu quả, nhanh chóng

Làm sao để không khóc? Bất cứ khi nào bạn rơi vào cảm xúc tiêu cực, hãy kết hợp cả liệu pháp tinh thần và thể chất để nhanh chóng thoát khỏi trạng thái khó chịu này nhé! Một số cách kiềm chế nước mắt như:

Cách kiềm chế nước mắt bằng liệu pháp tinh thần

cách kiềm chế nước mắt

1. Đi ra ngoài: Nếu là người dễ khóc, bạn hãy bước ra khỏi nơi có đối tượng khiến bạn cảm thấy ức chế càng nhanh càng tốt! Bạn cần một không gian thoáng đãng để trút bỏ những cảm xúc giận dữ, buồn bã hay bực bội.

2. Nói ra điều bạn nghĩ: Một trong những lý do khiến bạn muốn khóc chính là vì không thể nào bộc lộ được những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của mình với đối phương. Hãy học cách diễn đạt một cách rõ ràng với âm điệu bình tĩnh nhất có thể, bạn sẽ dần cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.

>>> Tìm hiểu: Nhận biết dấu hiệu trầm cảm nặng và nguy cơ tự sát

3. Phân tán sự chú ý: Bạn cần tìm cách tự phân tán sự chú ý của chính mình vào vấn đề hiện tại bằng các thú vui (nghe nhạc, xem phim, mua sắm…) hay công việc. Khi bạn càng bận rộn, những cảm xúc tiêu cực sẽ càng không có cơ hội để tấn công khiến bạn rơi nước mắt.

4. Suy nghĩ tích cực: Thay vì chìm đắm trong những ý nghĩ tiêu cực khiến bạn cảm thấy bản thân không tốt, hãy tập cách kìm nước mắt bằng cách chuyển những điều tiêu cực thành tích cực hơn:

  • “Có lẽ anh ấy sẽ bình tĩnh lại và không hành động như thế nữa”
  • “Mình sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề ổn thỏa hơn…”
  • “Tắm rửa rồi ngủ một giấc, sáng mai mọi chuyện sẽ đâu vào đấy”

5. Tha thứ cho chính bạn: Khi nào bạn còn dằn vặt chính bản thân mình thì bạn sẽ rất dễ xúc động. Nếu muốn rộng lượng với người khác thì bạn cần tha thứ cho sự không hoàn hảo của mình trước tiên.

>>> Đọc thêm: 14 điều nên và không nên làm khi giúp người bị trầm cảm

Cách kiềm chế nước mắt bằng liệu pháp thể chất

cách kiềm chế nước mắt

1. Tập trung vào hơi thở: Đây là cách để không khóc, kiềm chế rất hiệu quả.

Hãy hít một hơi thật sâu và thở ra thật chậm để đẩy những cảm xúc tiêu muốn khóc. Bạn nên ngồi thiền để tìm lại sự bình yên và tập trung vào hơi thở khoảng tầm 5 – 10 phút, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

2. Chuyển động nhanh đôi mắt: Nếu chưa thể bước ra ngoài thì bạn có thể kịp thời ngăn dòng nước mắt chảy xuống bằng cách chớp mắt hoặc thay đổi góc nhìn sang nơi khác. Chuyển động nhanh của đôi mắt có thể giúp bạn có thêm thời gian để tìm cách rời khỏi tình huống khó chịu.

>>> Tìm hiểu thêm: Cười nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần phải không?

3. Thư giãn các cơ mặt: Cảm xúc muốn khóc có thể khiến các cơ mặt của bạn trở nên căng thẳng. Hãy thư giãn cơ mặt bằng cách rửa mặt và massage nhẹ nhàng.

4. Làm dịu cổ họng: Cảm xúc muốn khóc cũng có ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến cho các cơ sau cổ họng mở ra. Bạn sẽ có cảm giác như cổ họng bị nghẹn lại. Hãy uống một ly nước, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

5. Tập thể dục: Các bài tập thể dục sẽ giúp cơ thể sản xuất ra endorphins – một loại hormone “vui vẻ” mang đến những cảm xúc tích cực, có tác dụng cải thiện tâm trạng và giảm đau rất tốt. Bạn có thể tập các môn đơn giản như chạy bộ, yoga, bơi lội…

>>> Tham khảo thêm: Cách nói chuyện với người trầm cảm: 9 điều giúp họ vượt qua khó khăn

Mặc dù khóc là một trạng thái bình thường trong cuộc sống hàng ngày, song nếu điều này xảy ra quá thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của bạn. Khi việc kiểm soát cảm xúc và cách kiềm chế nước mắt trở nên quá khó khăn thì bạn cũng không nên gồng mình kìm nén quá lâu. Nhiều nghiên cứu còn cho biết, bạn sẽ giải phóng các loại hormone gây stress khi khóc đấy!

4juSpeVau_g

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Khóc Khi Tức Giận