Làm Thế Nào để Biết đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Hay Không?

1. đau bụng dưới có phải mang thai hay không?

1.1. Nhận biết đau bụng do mang thai

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ biết được Đau bụng dưới có phải mang thai hay không:

  • Cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức.

  • Các cơn đau bụng của mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.

  • Khi có triệu chứng đau như trên, bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu và siêu âm để chẩn đoán chính xác.

Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai?

Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai?

1.2. Nguyên nhân gây đau bụng

Các cơn đau bụng này có thể xuất phát từ táo bón, giãn dây chằng, bị đầy bụng hay khó tiêu, chu trình làm tổ của thai nhi,… Thế nhưng các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ tình trạng xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là thai ngoài tử cung, sảy thai hay dọa sinh sớm.

1.3. Làm thế nào để giảm các cơn đau do mang thai?

Như vậy, bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc: đau bụng dưới có phải mang thai. Vậy làm thế nào để giảm triệu chứng đau bụng này?

  • Xây dựng và duy trì thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung rau và trái cây giúp làm giảm cơn đau.

  • Nạp thêm khoáng chất đúng liều lượng phù hợp với chỉ định của bác sĩ.

  • Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm những bài tập yoga dành cho bà bầu giúp làm giảm các cơn đau.

Mẹ bầu có thể tập yoga để giúp xoa dịu các cơn đau

Mẹ bầu có thể tập yoga để giúp xoa dịu các cơn đau

  • Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, tắm nước nóng và không nên mặc quần áo bó sát.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa nhiều tinh bột. Bởi đây là nguyên nhân gây táo bón và đau bụng.

  • Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi.

  • Không nên đứng lâu và cố ngủ thật nhiều.

  • Ăn nhiều chuối và nho khô giúp bổ sung thêm canxi, kali, nước.

2. Đau bụng do kinh nguyệt

Ngoài việc tìm lời giải đáp cho thắc mắc đau bụng dưới có phải mang thai, bạn nên tìm hiểu thêm 1 số triệu chứng đau bụng dưới khác. Điển hình là đau bụng khi đến kỳ kinh.

2.1. Nhận biết đau bụng do kinh nguyệt

Triệu chứng của đau bụng kinh khác hẳn với các cơn đau bụng do mang thai:

  • Các cơn đau diễn ra liên tục âm ỉ và co thắt tại khu vực bụng dưới. Cơn đau sẽ diễn ra trước từ 1 - 3 ngày của kỳ kinh và đau đến đỉnh điểm trong ngày đầu của chu kì. 3 ngày sau đó các cơn đau sẽ giảm dần.

  • Cơn đau bụng do kinh nguyệt có thể lan đến lưng và đùi, cảm thấy nặng nề trong bụng, dạ dày có cảm giác khó chịu, buồn nôn,… Thêm vào đó, một vài chị em sẽ bị chuột rút ở lưng dưới hay bụng dưới trong khoảng 1 - 2 ngày trước chu kỳ kinh và hết khi chu kỳ kinh kết thúc.

2.2. Nguyên nhân gây đau bụng

Trong chu kỳ kinh nguyệt tử cung sẽ co bóp nhằm thải ra ngoài chất đệm lót ở tử cung. Hormone prostaglandin gây nên những cơn co thắt cơ ở tử cung khiến chị em phụ nữ bị đau bụng khi đến kỳ kinh. Ngoài ra, đau bụng kinh còn do cơ thể bị bệnh lý phụ khoa u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung hay viêm vùng chậu,…

2.3. Làm thế nào để đánh bay các cơn đau bụng do kinh nguyệt?

  • Tập thể dục nhẹ nhàng giúp làm giảm các cơn đau.

  • Ngâm mình trong nước nóng hoặc đặt miếng dán nhiệt và túi nước ấm lên vùng bụng dưới giúp giảm đau. Sử dụng nhiệt để giảm đau bụng kinh sẽ không lo có tác dụng phụ.

Sử dụng túi chườm nóng để đánh tan cơn đau bụng dưới mỗi khi có kinh nguyệt

Sử dụng túi chườm nóng để đánh tan cơn đau bụng dưới mỗi khi có kinh nguyệt

  • Bổ sung thêm thực phẩm có vitamin E, B1, B6; axit béo omega 3 và magie giúp xoa dịu các cơn đau bụng.

  • Không sử dụng rượu và thuốc lá vì chất kích thích sẽ làm trầm trọng hơn các cơn đau bụng kinh.

  • Giữ đầu óc, tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

  • Đối với trường hợp đau bụng kinh nặng do các bệnh lý gây ra thì chị em phụ nữ sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc kiểm soát nội tiết tố hoặc có thể phẫu thuật nếu cần.

3. Một số trường hợp đau bụng dưới do mắc các bệnh lý

3.1. Ruột bị kích thích

Đây là dấu hiệu của bệnh nhân mắc rối loạn tiêu hóa mãn tính. Những người bị táo bón, tiêu chảy, đầy hơi sẽ có cảm giác đau lâm râm khu vực bụng dưới.

3.2. Sỏi thận

Khi bị sỏi thận trong thời gian đầu sẽ xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ bụng dưới xương sườn. Sau thời gian dài, sỏi thận chi chuyền đến niệu quản sẽ khiến bệnh nhân đau bụng lâm râm khu vực dưới rốn. Nếu triệu chứng này không giảm và kèm theo các dấu hiệu như tiểu máu, tiểu buốt hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị bệnh.

3.3. Nhiễm trùng đường tiểu

Người bệnh nhiễm trùng đường tiểu sẽ bị đau lâm râm vị trí bụng dưới và mắc tiểu liên tục. Khi đi vệ sinh thì có cảm giác nóng ran và đau rát khó chịu. Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.4. U xơ tử cung

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng dễ gặp nhất của u xơ tử cung kèm theo máu ra nhiều và các cơn đau tức khu vực bụng dưới. Đây là loại u xơ lành tính bắt gặp ở nhiều vị trí khác nhau của tử cung.

U xơ tử cung là thủ phạm gây ra đau bụng dưới

Nếu không kịp thời điều trị u xơ sẽ gây tác động xấu đến bệnh nhân và thậm chí sẽ chuyển sang u xơ ác tính.

3.5. Lạc nội mạc tử cung

Ở một số người có hiện tượng mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hiện tượng này gọi là lạc nội mạc tử cung. Nó sẽ phát triển ở vị trí như buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và ruột,… Quá trình phát triển không bình thường của chúng khiến cho nhiều chị em bị đau bụng dưới và đây cũng là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ.

3.6. Đau do sa tạng

Ở những phụ nữ tuổi cao sẽ có hiện tượng sa tạng và gây đau bụng dưới, vùng chậu. Cơ quan dễ mắc sa tạng nhất trong có thể có bàng quang và tử cung.

Đây không phải là tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Một số triệu chứng thường gặp nhất là tăng áp lực lên thành âm đạo, cảm giác đầy bụng dưới, cảm giác đau khi quan hệ tình dục, thấy khó chịu vị trí háng hoặc thắt lưng.

3.7. Các bệnh lây lan qua đường tình dục

Cảm giác đau buốt tại vùng bụng dưới, vùng chậu là biểu hiện của các bệnh lây qua quan hệ tình dục đa số là mắc Chlamydia và bệnh lậu. Đây là 2 nhiễm khuẩn gây đau vị trí vùng chậu, chảy máu giữa chu kỳ, dịch âm đạo tiết ra bất thường,…

Có thể thấy rằng, đau bụng dưới là dấu hiệu của rất nhiều căn bệnh. Vì vậy để biết được đau bụng dưới có phải mang thai hay không cần quan sát kỹ các triệu chứng cảnh báo. Tốt nhất là đến ngay với các cơ sở y tế để được khám chữa trị kịp thời.

Khi cảm thấy đau bụng cần đến khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh

Khi cảm thấy đau bụng cần đến khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh

Từ khóa » đau Râm Râm Bụng Dưới Là Bệnh Gì