Làm Thế Nào để Bổ Sung Sắt Mà Không Bị Táo Bón?

Nguyễn Kiều My (Đăk Nông)

Sắt là một vi chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, bởi vì tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai ở nước ta còn khá cao nên việc bác sĩ chỉ định cho bạn uống sắt ở thời kỳ này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, tác dụng phụ rất hay gặp khi uống sắt là bị táo bón. Vì tác dụng phụ này mà nhiều bà mẹ mang thai phải bỏ dở chừng không bổ sung sắt được dẫn đến tình trạng bị thiếu máu.

Làm thế nào để bổ sung sắt mà không bị táo bón?12 loại thực phẩm bổ sung chất sắt tốt nhất cho bà bầu.

Để khắc phục tình trạng này, việc chọn loại sắt nào để bổ sung rất quan trọng. Thông thường, các chế phẩm sắt hiện nay có 2 loại: sắt hóa trị 2 và sắt hóa trị 3 hay còn gọi là sắt II và sắt III.

Sắt II thường là sắt vô cơ, còn sắt III là sắt hữu cơ nên hấp thu tốt hơn. Sắt III được hấp thu thông qua chủ động và có kiểm soát theo nhu cầu cơ thể vào trong máu, đưa sắt về các cơ quan đích như tủy xương để sản xuất hồng cầu hoặc về dự trữ ở gan, không gây lắng đọng sắt ở tổ chức nội tiết, tim, gan. Khi hấp thu đủ, cả phức hợp sắt thừa sẽ đào thải qua đường tiêu hóa. Còn sắt II sẽ giải phóng ồ ạt các ion sắt vì lượng ion sắt cao ở ngoài tế bào ruột sẽ hấp thu bị động qua khoảng gian bào vào trong máu làm lượng ion sắt trong máu tăng cao, gây lắng đọng sắt. Các ion sắt giải phóng nhiều ở dạ dày, ruột không hấp thu hết cũng sẽ gắn kết bất thường với thức ăn, lắng đọng tại dạ dày, ruột gây tổn thương đường tiêu hóa và gây các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như: táo bón, buồn nôn, nôn...

Vì vậy, nếu bạn bị táo bón do uống viên sắt đang dùng, nên trao đổi với bác sĩ để đổi sang loại sắt uống phù hợp hơn, ít gây táo bón hơn. Ngoài ra, bạn cần uống kèm theo vitamin C, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ, ăn sữa chua hàng ngày và bổ sung thêm men vi sinh cũng góp phần cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.

Từ khóa » Phần Biệt Sắt Hữu Cơ Và Vô Cơ