Làm Thế Nào để Chống Rụng Quả Trên Cây Có Múi?
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, do ảnh hưởng của các yếu tố nhân tạo và yếu tố thiên nhiên nên hiện tượng rụng quả trước kỳ thu hoạch xảy ra rất nhiều. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, kinh tế người trồng. Vậy tại sao quả bị rụng ? Và cần làm gì để ngăn rụng quả hiệu quả trên vườn cây có múi?
Nội dung bài viết
- 1. Nguyên nhân gây rụng quả
- 2. Biện pháp chống rụng quả
- Lời kết:
1. Nguyên nhân gây rụng quả
1.1. Rụng quả do cây thiếu dinh dưỡng
Trong quá trình cây mang quả, cần rất nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng mà người trồng bón cho cây là không đủ. Khiến cây rơi vào tình trạng stress, không có sức để nuôi cây, nuôi quả. Thời kỳ nuôi quả nếu không có kỹ thuật chăm sóc và bón phân tốt. Cây trồng sẽ thiếu chất, dễ rụng quả, ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng của quả.
Giai đoạn này cây rất cần dinh dưỡng để nuôi quả và tích lũy đường. Cho nên cần phải cung cấp các dưỡng chất sao cho phù hợp. Nên bón các loại phân có hàm lượng lân và kali cao. Ưu tiên các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng mà cây trồng dễ hấp thụ.
1.2. Rụng quả do ảnh hưởng từ thời tiết
Trong điều kiện canh tác hiện nay bà con gặp rất nhiều khó khăn do yếu tố thời tiết ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Thời tiết nắng mưa thất thường khiến nấm bệnh phát triển. Sau một thời gian dài nắng nóng xảy ra mưa, lúc này cây chưa kịp thích ứng, dẫn đến sốc nhiệt. Điều này khiến cây không duy trì được sự sinh trưởng bình thường, làm trái rụng, dẫn đến sản lượng giảm.
1.3. Rụng quả do sâu bệnh hại
Có rất nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng như nấm thán thư, ruồi vàng đục quả, loét sẹo,… Đây là những nguyên nhân nguy hiểm gây rụng trái. Vì gần thời gian thu hoạch không thể sử dụng các loại thuốc để phun trừ sâu.
2. Biện pháp chống rụng quả
2.1. Cung cấp nước cho cây
Bà con cần cung cấp đủ lượng nước cho cây trồng. Rễ hấp thu dinh dưỡng đa số mọc cạn, mùa nắng nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ, do đó cần tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình (cách gốc ít nhất 20cm).
Ngoài ra, trong vườn cần duy trì thảm cỏ có rễ ăn cạn như rau trai để giữ ẩm trong mùa nắng, làm thông thoáng đất trong mùa mưa và giảm thiệt hại cho cây trong mùa lũ. Nếu cỏ mọc cao nên cắt cỏ bớt (không xới gốc).Bà con chú ý sử dung nguồn nước sạch, không nhiễm bệnh.
2.2. Sử dụng phân bón chống rụng quả
Rụng quả khiến cho năng suất bị suy giảm, chi phí thời gian bỏ ra chăm sóc vườn cây sẽ thành vô nghĩa. Vì vậy cần ngăn ngừa rụng trái bằng các biện pháp:
- Cắt tỉa tạo tán, bón phân cho cây tùy vào tuổi và tùy vào sức sinh trưởng của cây
- Bón phân thời kì dưỡng quả: bón phân có hàm lượng đạm thấp, hàm lượng lân và kali cao.
- Không bón phân trước khi trời mưa. Mưa sẽ làm trôi các chất dinh dưỡng trong phân xuống các rãnh thoát nước, cây không thể hấp thụ được gây lãng phí phân bón.
- Với cây kém phát triển cần sử dụng thêm các loại phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Có 2 loại là phân hữu cơ chuồng ủ hoai (như phân gà, bò, heo…) và phân hữu cơ công nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nên ưu tiên dùng phân hữu cơ công nghiệp thì sẽ phát huy tác dụng nhanh hơn (tốt nhất là các dòng nhập khẩu nước ngoài như: Bỉ, Hà Lan, Nhật, Úc…). Các loại phân hữu cơ chuồng ủ hoai mục sẽ không thích hợp trong giai đoạn này vì đây là loại phân “ăn” lâu dài, thời gian cây hấp thụ lâu. Kết hợp phân bón Humic nhằm tăng vị ngọt cho quả. Đồng thời bổ sung phân bón trung vi lượng Sao đỏ. Sao đỏ giúp tăng hương vị, phẩm chất, mẫu mã trái. Sao đỏ có canxi giúp cân bằng pH chống nứt thân, nứt trái.
- Phun qua lá: Để giúp trái hạn chế rụng trái, nứt trái thì các bạn có thể phun phối trộn các chất trung – vi lượng và phân bón lá để bổ sung thêm dinh dưỡng đầy đủ cho trái.
2.3. Phòng trừ sâu bệnh
Trong giai đoạn cây mang trái, cây dồn hết dinh dưỡng để nuôi trái nên sẽ khá suy yếu, sức đề kháng kém, dễ bị các loại sâu – bệnh hại tấn công.
Các loại sâu hại thường gặp sau đây: xén tóc đục thân, sâu tấn công trái, rệp sáp, bọ trĩ… Ngoài ra, vào mùa nắng nóng cần đặc biệt quan tâm và phòng ngừa Nhện.
Về bệnh hại đáng chú ý như: bệnh cháy lá, xì mủ (thân, cành, gốc), nấm gây thối trái…
Phòng ngừa sâu: ưu tiên các dòng thuốc trừ sâu sinh học BT (Bacillus), sử dụng Nấm xanh Nấm trắng Nấm tím để tiêu diệt bọ trĩ.
Phòng ngừa bệnh: cùng với Vắc Xin kết hợp Siêu đồng để phòng nấm gây hại trên thân, cành, lá và quả.
Thời điểm: Phun hoặc tưới thuốc ngừa sâu – bệnh hại định kì 10-15 ngày/lần để giúp bảo vệ cây khỏe, trái đẹp.
Lời kết:
Việc chăm sóc cây giai đoạn nuôi trái sẽ còn nhiều tình huống, nhiều vấn đề mà khi vào từng trường hợp thực tế mới đưa ra tư vấn phù hợp, rất khó để nói gói gọn hết trong một bài viết. Nếu các bạn đang gặp khó khăn trong quá trình chăm sóc cây giai đoạn nuôi trái và cần hỗ trợ thì có thể liên hệ qua Hotline: 0968.497.345 !
Bạn cần biết:
- Biện pháp nâng cao chất lượng và mẫu mã trái cây có múi
- Kỹ thuật chăm sóc cây có múi giai đoạn trái non
- Biện pháp tăng tỷ lệ đậu trái, giảm rụng trái trên cây có múi
Từ khóa » đu đủ Rụng Quả Non
-
Nguyên Nhân Gây Rụng Hoa, Rụng Quả Non Trên Cây ăn Quả Và Biện ...
-
Bị Rụng Trái Non - Đủ đủ - Agriviet
-
Khắc Phục Khi Cây đu đủ /bỏ Cổ Trái /Tâm Thành TV - YouTube
-
3 Cách Khắc Phục Rụng Quả Non Trên Cây ăn Trái
-
Làm Thế Nào để Hạn Chế được Rụng Trái Non Trên Cây Trồng?
-
Kỹ Thuật Trồng Cây đu đủ Cho Trái Sai Quanh Năm, ít Sâu Bệnh
-
Khắc Phục Cây đu đủ Ra Hoa Nhưng Không đậu Quả
-
Rụng Quả Non Trên Cây ăn Quả Có Múi Và Biện Pháp Kỹ Thuật Hạn Chế ...
-
CÁCH CHĂM SÓC CÂY ĐU ĐỦ VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỂ ĐU ĐỦ SAI ...
-
Biện Pháp Hạn Chế Hiện Tượng Rụng Hoa Và Rụng Trái Non Trên Xoài
-
Cây đu đủ - Quen Mà Lạ
-
Cách Khắc Phục Hiện Tượng Rụng Quả Trên Cây Cam, Chanh
-
Chống Rụng Trái Non Trên Cây ăn Trái
-
Ruồi đục Quả Đu đủ | Sâu Hại & Dịch Bệnh - Plantix