Làm Thế Nào để “chung Sống Hòa Bình” Với Bệnh Gout?

Gout là căn bệnh điều trị cả đời. Đây là một loại viêm khớp gây ra do hàm lượng axit uric máu cao, gây ra nhiều cơn đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh là do hàm lượng axit uric máu tăng quá cao, dẫn tới lắng đọng tinh thể urat tại khớp và các mô mềm cạnh khớp, tim, thận. Biểu hiện lâm sàng là các đợt khớp viêm, sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội. Khi bị gout, người bệnh cần quan tâm đến sinh hoạt của mình nhằm hạn chế những triệu chứng bệnh, giảm những cơn đau do gout gây ra.

Tham khảo thêm thông tin về các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh gout (gút) tại đây.

Giai đoạn tiến triển của bệnh gout

1.1. Giai đoạn I

Trong giai đoạn I, người bệnh chỉ tăng nồng độ axit uric trong máu ở mức dưới giới hạn, chưa hình thành tinh thể, gây viêm khớp. Do đó, người bệnh không có triệu chứng bệnh rõ ràng. Phần lớn trường hợp bệnh ở giai đoạn này nếu phát hiện sớm sẽ không cần thiết phải điều trị. Người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sống là đã có khả năng ngăn bệnh trở nặng.

1.2. Giai đoạn II

Trong giai đoạn II, triệu chứng bệnh đã xuất hiện rõ ràng. Những tinh thể urat đã lắng đọng quanh khớp, gây viêm cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau dữ dội, khó chịu. Những đợt khởi phát viêm do gout trong giai đoạn này chỉ kéo dài 3 – 10 ngày. Các cơn đau sẽ ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc các yếu tố kích thích như rượu bia, stress, thời tiết lạnh…, các cơn đau do bệnh gout cấp sẽ trở nặng hơn rất nhiều.

giai đoạn của gút

1.3. Giai đoạn III

Trong giai đoạn III, những đợt khởi phát viêm và triệu chứng gout cấp sẽ càng lúc càng gần nhau hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy tinh thể urat đang không ngừng lắng đọng trong mô, gây ảnh hưởng xấu đến khớp của người bệnh.banner tâm anh quận 7 content

1.4. Giai đoạn IV

Trong giai đoạn cuối, cơ thể đã có sự xuất hiện của tophi mạn tính. Các khớp và thận có khả năng đã xuất hiện tổn thương vĩnh viễn. Ngoài viêm ở khớp ngón chân, các khớp khác trong cơ cơ thể cũng bị ảnh hưởng như khớp mu bàn chân, khớp cổ chân, khớp gót chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp ngón tay, khớp khuỷu tay… 

Khi không được điều trị sớm, biến chứng khó phục hồi trong giai đoạn cuối có khả năng phát triển. Điều này sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp

Xem thêm: BS NGÔ QUÝ CHÂU “GẠO CỘI” CỦA NGÀNH HÔ HẤP VIỆT NAM

giai đoạn 4 của bệnh gút

Làm thế nào để sống chung với gout?

2.1. Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp 

  • Không ăn thực phẩm giàu purin: Bổ sung sai thực phẩm sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Vì thế, người bệnh cần tránh các thực phẩm giàu purin như đậu xanh, thịt, cá mòi, cá thu, sò, ốc… Thực phẩm giàu purin sẽ làm tăng hàm lượng axit uric máu, làm tình triệu chứng bệnh gout nhanh chóng trở nặng.
  • Tránh carbohydrate tinh chế:  Người bệnh không nên dùng bánh mì trắng, bánh quy những loại nước trái cây nhân tạo và đồ uống có ga. Vì các thực phẩm này chứa rất nhiều fructose. Fructose sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng axit uric trong máu. 
  • Ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các loại trái cây như nho, thơm, anh đào, tắc… sẽ giúp cơ thể loại bỏ axit uric, phòng ngừa viêm khớp. Trong đó, quả anh đào có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ bị những đợt gout tấn công, đặc biệt khi được dùng cùng thuốc hạ axit uric allopurinol.

2.2. Uống nhiều nước

Nước giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu, giúp những đợt khởi phát viêm cách xa nhau hơn. Nước cũng ngăn chặn không cho axit uric lắng đọng thành các tinh thể muối. banner subs ctch content

Người bệnh tốt nhất nên uống nước lọc. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thức uống tốt cho người bệnh gout như nước thơm, nước anh đào, trà gừng, nước táo… 

2.3. Kiểm soát cân nặng

Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Gút, vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Nếu đang bị tăng cân, người bệnh cần cố gắng giảm cân càng sớm càng tốt thông qua chế độ ăn uống và tập luyện. Bạn có thể tham khảo những bài tập tim mạch như bơi, aerobic dưới nước… Dạng bài tập này sẽ giúp săn chắc cơ bắp, cải thiện chức năng của phổi, cải thiện vận động và chức năng khớp mà không cần dùng nhiều lực, giúp giảm áp lực lên khớp.

Tuy nhiên, người bệnh không nên áp dụng chế độ ăn uống quá khắc nghiệt. Điều này sẽ làm phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, làm tăng lượng axit uric, khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

nên kiểm soát lại cân nặng

2.4. Hạn chế căng thẳng

Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến bệnh gout bùng phát, làm triệu chứng bệnh trở nặng nhanh chóng. Trong cuộc sống, người bệnh khó tránh khỏi nhiều áp lực. Dù vậy, bạn vẫn nên học cách kiểm soát tinh thần bằng những kỹ thuật như thiền, hít thở sâu… Lời khuyên cho người bệnh gout là nên giữ tinh thần thoải mái để chung sống hòa bình với bệnh, gia tăng tuổi thọ cho mình.

2.5. Thường xuyên luyện tập

Những cơn đau do gout thường khiến người bệnh ngần ngại khi vận động. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tinh thể urat tích tụ nhiều hơn, làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Do đó, người bệnh cần thực hiện những bài vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe để giảm triệu chứng bệnh và kiểm soát tốt cân nặng.

2.6. Kiểm soát hàm lượng axit uric

Người bệnh cần thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi hàm lượng axit uric chặt chẽ. Hàm lượng axit uric lý tưởng là dưới 6mg/dl đối với trường hợp bệnh nhân chưa có hạt tophi, dưới 5mg/dl với bệnh nhân đã có hạt tophi. Một số trường hợp bệnh nặng sẽ được bác sĩ khuyến khích dùng thuốc thường xuyên để kiểm soát hàm lượng axit uric.

2.7. Ngủ đủ giấc

Người bị bệnh gout nào cũng cần được nghỉ ngơi. Trong đó, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tâm trạng, ngăn ngừa bị stress rất tốt. 

2.8. Bỏ thuốc lá và thức uống có cồn

Thuốc lá và thức uống có cồn đều khiến triệu chứng bệnh trở nặng rất nhanh. Hút thuốc sẽ cản trở quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong khi, cồn trong rượu bia, nhất là rượu vang có thể làm tăng axit uric trong máu lên cao. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn còn có thể dẫn đến tình trạng tích tụ dịch. 

2.9. Bổ sung sản phẩm thảo dược

Theo y học cổ truyền phân bệnh gout dựa theo những biểu hiện của bệnh là thể phong thấp nhiệt và thể đàm thấp ứ trệ.

Cải thiện triệu chứng bệnh bằng thảo dược y học cổ truyền kết hợp là phương pháp điều trị có mức độ ăn toàn cao, thân thiện với cơ địa của người Việt. Các loại thảo dược không chỉ giúp giảm tình trạng sưng, nóng, đỏ ở khớp mà còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe. 

bổ sung thảo dược

Để phát huy tốt nhất công dụng chữa trị, người bệnh nên sử dụng những thành phần thảo dược được chiết tách, bào chế và kết hợp một cách hài hòa, đồng thời kết hợp tận dụng thành tựu sản xuất của y học hiện đại nhằm hỗ trợ công năng, những hoạt tính sinh học trong thảo dược được phát huy tối ưu cho người bệnh gout.

Xem thêm: MẸ BẦU CẦN LƯU Ý GÌ KHI TIÊM VẮC XIN COVID-19

Những cách cắt cơn đau gút cấp hiệu quả

3.1. Ngâm chân với nước ấm

Ngâm chân vào chậu nước ấm là cách an toàn, hiệu quả nhằm giảm cơn đau gout nhanh chóng. Để tăng hiệu quả giảm đau, người bệnh có thể đun sôi nước lá tía tô hay lá lốt rồi chờ nước ấm để ngâm chân mỗi ngày. 

Cách giảm đau gout cấp này sẽ giúp thúc đẩy tinh thể axit uric hòa tan và đào thải ra khỏi cơ thể. Nhờ đó, khớp sẽ được thư giãn, giảm cơn đau gout hiệu quả. Người bệnh có thể ngâm chân vào buổi tối trước khi ngủ, mỗi lần khoảng 20 phút.

3.2. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh không chỉ giúp làm dịu cơn đau tại khớp mà còn giúp bạn tỉnh táo hơn. Người bệnh đặt một vài viên đá nhỏ vào chiếc khăn mềm rồi chườm tại khu vực đau trong khoảng 20 – 30 phút.

3.3. Bảo vệ chỗ khớp sưng

Người bệnh gout nên giữ cho vị trí khớp sưng được thoáng mát, khi nằm trên giường cần nâng chân cao bằng cách kê dưới gối một chiếc gối. Các thao tác này sẽ giúp tăng cường sự lưu thông của máu, mang lại sự thoải mái cho bạn.

3.4. Ngâm chân với muối

Bên cạnh ngâm chân với nước ấm, người bệnh có thể ngâm chân với nước muối để giảm đau. Magie trong muối sẽ giúp kích thích máu lưu thông và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bạn nên ngâm chân với nước muối trước khi ngủ, hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau tái phát vào nửa đêm và giúp cơ thể thư giãn để có giấc ngủ ngon hơn.

ngâm chân với nước muối

3.5. Bổ sung đủ nước

Nguyên nhân gây bệnh gout là do lượng axit uric dư thừa không được đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, bạn cần uống nhiều nước mỗi ngày nhằm giúp thanh lọc axit uric ra ngoài. Uống nước khi bị cơn đau gout cấp tấn công sẽ giúp bạn dễ chịu hơn. Mỗi ngày, người bệnh nên uống khoảng 2,5l nước. Bạn nên ưu tiên nước lọc hay những loại nước tốt cho người bệnh gout như nước ép thơm, nước ép anh đào, nước ép cam, quýt, chanh, bưởi…

Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh Hà Nội sẽ livestream và tư vấn sức khỏe cộng đồng, với chủ đề “Sống chung với gout” vào lúc 14h ngày 26/8/2021, trên fanpage/youtube Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, fanpage/youtube Chấn thương chỉnh hình Tâm Anh.

PGS Đặng Hồng Hoa sẽ trả lời trực tiếp tất cả các thắc mắc về triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh gout; cũng như đưa ra các tư vấn cộng đồng chăm sóc sức khỏe Cơ xương khớp mùa dịch một cách hiệu quả nhất. 

Khách hàng nếu quan tâm đến những vấn đề Cơ Xương Khớp cho bản thân và gia đình có thể đặt lịch khám online với các chuyên gia của khoa Cơ xương khớp tại đây: https://tamanhhospital.vn/danh-cho-khach-hang/dat-lich-kham

PGS Đặng Hồng Hoa cùng các chuyên gia hàng đầu, bác sĩ giỏi của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và khoa Cơ xương khớp sẽ trực tiếp thăm khám 1:1 (1 người bệnh và 1 bác sĩ), tất cả các vấn đề cơ xương khớp cho trẻ em, người lớn… Hình thức khám online hiện tại là hoàn toàn toàn MIỄN PHÍ, vào tất cả các buổi chiều trong tuần 14 – 16 giờ (trừ chủ nhật), sáng thứ 3- thứ 5 (từ 9 – 11 giờ). Bác sĩ sẽ thăm khám bệnh online trên các nền tảng phổ biến Zalo/Zoom/Meet/Viber. 

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Khoa Cơ xương khớp – BVĐK Tâm Anh với các chuyên gia cơ xương khớp luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp để giúp khách hàng nhanh chóng vượt qua những vấn đề cơ xương khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Từ khóa » Giảm đau Chân Gout