Làm Thế Nào để Chụp ảnh đẹp Bằng điện Thoại
Có thể bạn quan tâm
Trên tay một smartphone du xuân nhưng bạn có biết kỹ năng cơ bản để có những bức ảnh đẹp từ thiết bị phổ biến này?
Dùng điện thoại chụp ảnh không những thuận tiện mà còn giúp bạn nắm bắt được mọi khoảnh khắc đáng giá nhất. Tuy nhiên nếu bạn chụp đại khái vô tội vạ và những khung hình được lưu giữ sẽ vẫn khá tệ, dù cho đó có là một điện thoại chụp ảnh chuyên nghiệp đi nữa. Và ảnh bị nhòe, lóa, mắt đỏ… cũng là điều phổ biến khi chụp bằng camera tích hợp trong điện thoại. Hãy sử dụng một số mẹo dưới đây, bạn có thể làm nên những tác phẩm nghệ thuật không thua gì máy ảnh số cao cấp.
Thường thì chức năng camera trong các dòng điện thoại rất khác nhau về độ phân giải, chức năng chỉnh sáng, zoom… Do đó, để khắc phục các điểm yếu trong bản thân chiếc điện thoại, người chụp nên áp dụng một số kỹ thuật nhiếp ảnh.
1. Chọn ánh sáng thích hợp
- Cần tận dụng nguồn sáng để giúp khung hình của bạn sáng hơn, chọn điểm lấy nét phù hợp, và tốt nhất là bạn hạn chế chụp ngược sáng nếu điện thoại của bạn không hỗ trợ chuyên nghiệp điều này. Nếu ánh sáng phát ra từ sau đối tượng, bản thân đối tượng trong tấm ảnh sẽ rất tối, mờ và các phần khác có thể bị lóa.
2. Chú ý bố cục
Do camera điện thoại là phương tiện chớp những khoảnh khắc bất ngờ nên một số người giữ thói quen chụp mà không chú trọng lắm đến bố cục, khiến các đối tượng trong ảnh không nằm ở vị trí gây chú ý đập vào mắt người xem. Mặc dù sao đó bạn có thể cắt lại bức ảnh nhưng một bố cục hài hoà giữa nền và đối tượng sẽ giúp bạn đỡ bối rối hơn khi xem lại.
3. Dùng toàn bộ khung hình
Như đã nói ở trên, hãy chụp một bức ảnh rộng, bao gồm khung cảnh, sau đó bạn có thể thoải mái cắt bớt cảnh không cần thiết chứ đừng chỉ chụp mỗi riêng đối tượng. Đôi khi, chính sự hòa hợp hay tương phản giữa đối tượng với khung cảnh mới tạo nên sự đặc sắc cho bức ảnh.
4. Không đặt đối tượng ở chính giữa bức ảnh
Nguyên tắc “kinh điển” trong chụp ảnh là tránh để đối tượng ở vị trí trung tâm. Theo nguyên tắc “chia ba”, người ta chia chiều dọc và ngang của tấm ảnh định chụp làm ba phần bằng nhau. Đối tượng nằm ở 4 điểm giao thoa giữa các đường kẻ trong hình mới thể hiện được nhiều cảm xúc nhất.
5. Tránh ánh sáng yếu, ánh sáng ngược, căn chỉnh độ sáng của ảnh
Điện thoại thiếu chức năng chỉnh sáng hay đèn flash phụ trợ. Điện thoại chỉ chụp nhanh trong điều kiện đủ sáng. Do đó, người chụp phải tự lợi dụng ánh sáng sẵn có như đèn, tia nắng. Nếu hình ảnh trên màn hình điện thoại lúc đang quay chụp quá sáng hoặc quá tối, bạn hãy cố gắng điều chỉnh độ sáng này trước khi chụp bẳng cách thêm/bớt nguồn sáng ngoài.
Nếu ánh sáng phát ra từ sau đối tượng, bản thân đối tượng trong tấm ảnh sẽ rất tối, mờ và các phần khác có thể bị lóa. Do đó, nên để nguồn sáng ở sau người chụp, có thể hắt theo nhiều phương khác nhau.
6. Chỉnh cân bằng sáng
Việc này chỉ dành cho một số điện thoại camera cao cấp vì các dòng thấp hơn không có các thiết lập chuyên sâu. Thường thì chế độ cân bằng sáng được đặt ở chế độ Auto (tự động), nhưng nếu bạn không hài lòng với “sản phẩm”, có thể thử theo cách mà các nhiếp ảnh gia vẫn làm:
- Đặt tấm giấy trắng trước mặt. - Vào chế độ chụp của điện thoại. - Nhìn vào tấm giấy trắng trên màn hình.
- Nếu tấm giấy quá tối (vàng hay đỏ…), vào thiết lập cân bằng sáng và thử các mục lựa chọn cho đến khi tấm giấy trông gần trắng nhất.
7. Không đứng quá xa đối tượng
Nguyên tắc này không trái với yêu cầu “Dùng toàn bộ khung hình”. Nếu bạn phải chụp một đối tượng nhỏ, sự rõ nét cần được đảm bảo và lúc này khoảng cách phải đủ gần, từ 90 cm – 1,2 m.
8. Không nên dùng zoom
Không như máy ảnh thông thường dùng zoom quang, máy ảnh trên điện thoại phần lớn sử dụng zoom kỹ thuật số. Hiệu ứng của zoom kỹ thuật số làm giảm kích thước ảnh và khiến ảnh trông nhiều muỗi hơn, đặc biệt với các điện thoại tầm thấp. Bạn có thể hạn chế được điều này bằng cách tiến gần hơn đến chủ thể cần chụp và tránh zoom khi không cần thiết.
9. Thử nghiệm các ứng dụng hỗ trợ chụp ảnh của bên thứ ba.
Trong trường hợp không quá vội vàng, bạn nên thử nghiệm các tiện ích hỗ trợ chụp ảnh từ các nhà phát triển ứng dụng khác giúp can thiệp vào và làm đẹp đối tượng hơn như Ava, Camu…
10. Chụp thật nhiều
Có vẻ khá tốn công khi lựa ảnh nhưng thao tác này sẽ giúp bạn có nhiều khoảnh khắc tuyệt vời được lưu giữ hơn. Bạn nên chụp nhiều hơn một tấm ở các góc chụp và ánh sáng khác nhau để tìm ra tấm ảnh đẹp nhất. Nên nhớ, ảnh nhìn trên màn hình điện thoại có thể long lanh song khi đổ ra máy tính lại trông khá khác biệt, nếu không muốn nói một trời một vực.
Hy vọng với một vài tuyệt chiêu trên, bạn sẽ có những tấm ảnh đẹp một cách thật chuyên nghiệp cho mùa xuân này.
DienmayXANH.com
Từ khóa » Chụp ảnh đẹp điện Thoại
-
TOP 14 điện Thoại Chụp ảnh đẹp Pin Trâu đáng Mua Nhất 2022
-
TOP 6 điện Thoại Chụp Hình đẹp Nhất 2022, Tha Hồ Chụp ảnh Lưu Giữ ...
-
15+ Cách Chụp ảnh đẹp Bằng điện Thoại đẹp Lung Linh
-
10+ Điện Thoại Chụp ảnh đẹp Nhất 2021 - Ấn Tượng, Sắc Nét
-
TOP 7 điện Thoại Chụp ảnh đẹp Nhất Hiện Nay Dành Cho Tín đồ Nhiếp ...
-
Mẹo 13 Cách Chụp ảnh đẹp Bằng điện Thoại Hiệu Quả Nhất (2022)
-
TOP 21+ Cách Chụp ảnh đẹp Bằng điện Thoại Không Nên Bỏ Qua
-
6 điện Thoại Chụp ảnh đẹp Cho Gen Z - VnExpress Số Hóa
-
Các Dòng điện Thoại Chụp ảnh ĐẸP NHẤT Giá Rẻ Nhất Hiện Nay
-
TOP 7 điện Thoại Chụp ảnh đẹp Nhất Thế Giới 2022 - HungMobile
-
[2022] Top 10 Điện Thoại Chụp Ảnh Đẹp Nhất Hiện Nay (iPhone ...
-
20 Cách Chụp Ảnh Đẹp Bằng Điện Thoại Tại Nhà Cho Nam, Nữ
-
10 Quy Tắc Chụp ảnh đẹp Bằng điện Thoại Ai Cũng Nên Thuộc Nằm Lòng