Làm Thế Nào để Diệt Trừ Bọ Phấn Gây Hại Hiệu Quả Nhất? - .vn
Có thể bạn quan tâm
Khả năng gây hại của bọ phấn
☑ Vòng đời của bọ phấn từ 17-24 ngày.
☑ Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, có cuống.
☑ Ấu trùng dài 0,3 – 0,6 mm, có màu vàng nhạt, hình ô van.
☑ Bọ trưởng thành dài khoảng 1 mm, màu vàng nhạt, trên cơ thể phủ lớp bột màu trắng. Chúng thường đậu ở mặt dưới lá hoạt động nhiều vào sáng sớm và chiều mát, có động thì bay lên cao.
☑ Bọ trưởng thành và bọ non chích hút nhựa cây chủ yếu là ở ngọn và các lá non, làm lá có các đốm hoặc vệt màu vàng, mật độ bọ cao có thể làm vàng cả lá, chỉ gân lá còn xanh.
☑ Ngoài tác hại trực tiếp, bọ phấn cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm (virus) cho cây. Một khi bọ phấn đã xâm nhiễm nặng thì rất khó để diệt trừ.
☑ Bọ phấn trắng gây hại trên cà chua, ớt, bông vải. Bọ phấn chích hút dinh dưỡng, nước làm gân lá, lá cây bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.
☑ Bọ phấn thường gây hại trong mùa khô, chúng có phân tán trên phạm vi rộng nhờ gió.
Cách diệt trừ bọ phấn
Biện pháp tự nhiên
1. Hút bọ phấn
Cách làm: Dùng máy hút bụi cầm tay hoặc cầm đầu ống máy hút bụi gia dụng để hút bọ phấn. Đi xung quanh các cây bị nhiễm bọ phấn và hút loài dịch hại này bên dưới lá cây và tán cây.
Bỏ túi rác trong máy hút bụi và tiêu hủy chúng. Phương pháp này diệt từ ấu trùng đến bọ trưởng thành.
Phòng trừ rầy phấn trắng-giúp hạn chế bệnh khảm trên dưa leo | BÙI THANH NGOAN
2. Cắt bỏ phần cây nhiễm bệnh
Tìm trứng màu trắng và những con “côn trùng bò” không có cánh ở mặt dưới lá rồi dùng kéo hoặc dùng tay ngắt bỏ. Hoặc cắt bỏ những cành bị bệnh nặng.
Cách xử lý những phần cắt bỏ: Đem đốt hoặc cách ly các cành cây nhiễm bệnh trong túi kín.
3. Dùng dung dịch xà phòng
Phương pháp này chỉ tiêu diệt được bọ trưởng thành.
Cách làm: Cho một ít nước rửa bát vào 1 lít nước và hòa tan, thấm khăn hoặc bông vào hỗn hợp này để rửa cây. Chú ý đặc biệt mặt dưới lá cây, nơi phần lớn bọ phấn tụ tập sinh sống.
Cách 3-4 ngày rửa cây một lần để loại bỏ những con bọ trưởng thành từ nhộng nở ra. Tùy vào từng loài bọ phấn, có thể bạn cần tiếp tục thực hiện trong nhiều tuần cho đến khi hết hẳn.
Lưu ý không nên pha dung dịch này đậm đặc và rửa vào đầu ngày sẽ dễ khiến lá cây bị cháy do nắng.
4. Sử dụng thiên địch
Tùy vào từng loài bọ phấn sẽ có mỗi loài thiên địch khác nhau như bọ cánh ren, bọ rùa, bọ xít bắt mồi, bọ mắt to, ong bắp cày, và bọ xít…
Tuy nhiên cũng có hạn chế đối với cách làm này là nếu không tìm hiểu rõ có thể sẽ vô tình phải đối phó với những loại côn trùng gây hại mới.
Dùng bẫy bắt bọ phấn
Dựa trên đặc điểm bọ phấn bị thu hút bởi màu vàng, bạn có thể mua miếng giấy dính màu vàng và làm như sau.
Dùng những chất có độ dính như mật ong, keo dán, dầu máy,…. rồi phết lên miếng dán, bọ phấn sẽ đậu lên và bị dính lại.
Lưu ý khi dùng cách này:
☑ Bẫy có thể nhanh khô vì vậy nên để ý để thay cái mới.
☑ Bọ phấn thường tụ tập ở mặt dưới của lá cây, vì vậy nên đặt bẫy ở chỗ đó để bắt được nhiều nhất.
☑ Nên bỏ những chiếc bẫy đi khi số lượng bọ phấn đã chết nhiều vàhoặc chỉ bắt được rất ít bọ mỗi ngày.
☑ Các bẫy này cũng có khả năng giết chết các loài thiên địch của bọ phấn, đây chính là nhược điểm của phương pháp này.
[vPOST id=”44″]
Xua đuổi bọ phấn
1. Trồng cây có quan hệ cộng sinh
Cây sen cạn, cúc vạn thọ Pháp và Mexico thường có tác dụng xua đuổi bọ phấn. Vì vậy hãy trồng các cây này vào vườn để ngăn ngừa dịch hại quay trở lại.
Bạn có thể tham khảo thêm trước khi trồng cây bằng cách đến vườn ươm và hỏi về các cây có quan hệ công sinh xua đuổi bọ phấn.
2. Xịt dung dịch xà phòng lên cây
Pha theo tỷ lệ Cồn tẩy rửa : nước là 2:5, thêm vào hỗn hợp một chút nước rửa bát, khuấy đều. Cho vào bình rồi xịt lên những chiếc lá cây có nguy cơ bị nhiễm bọ phấn.
3. Dầu neem
Nên phun dự phòng trước khi sâu bệnh bùng phát hoặc phun định kỳ 1-2 tuần/lần. Trộn 2 muỗng canh dầu neem với 4 lít nước, thêm khoảng 2 thìa xà phòng rồi cho vào bình phun đều lên lá.
4. Sử dụng phân trùn quế
Đây là cách làm được chia sẻ lại rằng phân trùn quế khi được bón vào đất cho cây bị nhiễm có khả năng xua đuổi bọ phấn trong vài tháng.
Ngoài ra, phân trùn quế còn là một loại phân bón giàu dinh dưỡng và có thể kích thích cây tăng trưởng. Bạn có thể hỏi mua phân trùn quế ở các cửa hàng bán đồ làm vườn.
5. Dùng vật liệu phản xạ
Sử dụng những tấm nhôm, giấy bạc hoặc lớp phủ nhựa có khả năng phản xạ lên mặt đất xung quanh gốc cây. Với cách làm này sẽ khiến những con bọ phấn trưởng thành khó xác định cây chủ hơn nhiều, từ đó chúng cũng khó có khả năng đẻ trứng.
Lưu ý:
Cây được che phủ bằng vật liệu nhựa cần được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt.
Không sử dụng lớp phủ khi thời tiết nóng, nhiệt độ cao sẽ làm cho cây bị nóng.
[vPOST id=”212″]
Biện pháp hóa học
Thực tế là trứng và nhộng của bọ phấn có khả năng kháng hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường. Vì vậy nếu có dùng hóa chất, bạn cần đảm bảo luân chuyển các loại thuốc sau vài ngày để ngăn ngừa lũ bọ thích nghi.
Ngay cả khi bạn đã thực hiện điều này thì nhiều khả năng bọ phấn vẫn thích nghi được. Bạn có thể vô tình tạo nên một loài siêu bọ phấn cực kỳ khó trị.
Khi cần thiết có thể sử dụng một trong những thuốc trừ sâu hóa học có tính nội hấp và lưu dẫn mạnh như Confidor 100SL, Actara 25WG, Sherzol, Oshin 20WP, Mospilan 3EC hoặc 20SP, Amira 25WG, Gepa 50WG…
Lưu ý: Một số thuốc trừ sâu dùng để kiểm soát bọ phấn có thể vô tình tiêu diệt và sự sụt giảm đáng kể số lượng ong mật, một nhân tố quan trọng trong việc thụ phấn cho những cây có hoa.
Từ khóa » Bọ Phấn Trắng Hại Bầu Bí
-
Rầy Phấn Trắng & Biện Pháp Phòng Trừ - Hợp Trí
-
Phấn Trắng Bầu Bí - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Rầy Phấn Trắng Hại Lúa - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Sâu Bệnh Hại Bầu Bí Gồm Những Loại Nào & Biện Pháp Phòng Ngừa
-
Sâu Bệnh Hại Phổ Biến Trên Cây Họ Bầu, Bí, Dưa - Nông Nghiệp Phố
-
Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Hại Cà Chua Bằng Biện Pháp Sinh Học
-
[PDF] QUẢN LÝ BỆNH HẠI NHÓM BẦU BÍ
-
Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Nhóm Bầu Bí - Nông Dược HAI
-
Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Gây Hại Trên Cà Tím
-
Ray-phan-trang-hai-lua-2-ml
-
Nghiên Cứu Bọ Phấn Trắng (rầy Phấn Trắng) Hại Lúa ở đồng Bằng ...
-
Chế Phẩm Chuyên Diệt Bọ Trĩ, Bọ Phấn Trắng, Sâu ăn Lá, Rận Rệp Hại ...
-
Tăng Cường Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng (môi Giới Truyền Bệnh) Khảm Lá ...