Làm Thế Nào để đọc Các Sơ đồ Mạch - Techmaster

Bài viết được dịch từ trang web Instructables

Học điện tử cơ bản thực hành tốt nhất

Bài hướng dẫn này sẽ cho bạn biết chính xác làm thế nào để đọc tất cả những sơ đồ mạch khó hiểu và cách để lắp ráp các mạch trên bảng mạch breadboard!

Đây là một kỹ năng rất hữu ích sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian, đặc biệt là khi bạn bắt đầu rối tung lên với việc xây dựng các dự án điện tử nhỏ.

Tất cả những biểu tượng này là gì???

Các hình chỉ dẫn nhỏ đó cho bạn thấy những biểu tượng cơ bản cho tất cả các loại linh kiện. Nó sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp bạn quên một số biểu tượng. Những hình được viền khung màu đỏ là những biểu tượng linh kiện phổ biến nhất.

Nhưng làm thế nào để kết nối các thành phần đó?

Các thành phần vật lý được nối với nhau bằng dây điện, trong biểu đồ, bạn sẽ thấy các đường màu đen đi từ một phần đến phần tiếp theo. Điều này có nghĩa rằng bạn kết nối chúng với một dây dẫn.

Khi các đường kẻ màu đen vượt qua chỗ giao cắt trong một sơ đồ có dạng đứt đoạn hoặc uốn cong vòng qua thì được hiểu là các dây này không được kết nối với nhau như hình minh họa ở trên.

Phân cực là gì?

Một số linh kiện khi gắn vào bảng mạch phải đúng theo chiều phân cực, tức là một bên là cực dương và bên khác là cực âm. Điều này có nghĩa là bạn phải gắn chúng theo một chiều nhất định. Hầu hết các ký hiệu phân cực đều được chỉ rõ trong các biểu tượng. Các hình ảnh phía trên hướng dẫn để phân biệt cực tính theo các ký hiệu khác nhau. Để tìm ra sự phân cực của thành phần vật lý, một quy tắc chung là nhìn vào bên chân kim loại dài hơn của linh kiện. Đó là cực dương.

Ví dụ về sơ đồ nguyên lý đơn giản: mạch đèn LED

Học điện tử cơ bản thực hành tốt nhất

Chúng ta đã đi qua những kiến thức cơ bản, bây giờ hãy thử đọc một sơ đồ nguyên lý của một mạch điện. Từ đó cho phép chúng ta phân tích mạch này!

* Các biểu tượng đã được đánh số riêng để phân biệt.

Biểu tượng phần 1 là một hình với hai đường ngang, trong đó 1 gạch ngắn hơn. Đây là một nguồn điện. Gạch dài hơn là chân dương của nguồn, gạch ngắn hơn là cực âm nguồn.

Tiếp theo, hình phần 2 là một cái công tắc chuyển mạch 2 trạng thái đóng và mở. Khi chúng ta đóng mạch thì dòng điện sẽ đi tiếp đến phần 3, đó là hình vẽ minh họa một điện trở, chúng có mặt hầu hết trong các mạch. Về cơ bản nó chỉ có tác dụng đảm bảo rằng không có quá nhiều năng lượng từ nguồn được đưa đến những phần tiếp theo của mạch điện (điện trở hạn dòng).

Hình phần 4 chỉ ra đó là một cái Diode. Trong trường hợp này là một Diode phát quang (light emitting diode), hoặc đèn LED. Đèn LED được phân cực nên khi gắn vào mạch thì cần chắc chắn rằng chân dương của nó (Anode) được nối về phía dương nguồn (bạn đặt nó ở bên phải).

Cuối cùng bạn có thể thấy rằng chân âm của đèn LED (Cathode) được kết nối trở lại âm nguồn, và mạch đã hoàn tất!

Lưu ý quan trọng: biểu đồ trên chưa đề cập đến giá trị độ lớn cụ thể của từng loại linh kiện, ta chỉ mới đề cập đến cách đọc và phân cực chúng, khi làm mạch thực tế cần phải xác định giá trị cụ thể.

Tham khảo:

Khóa học Điện tử Thực hành tại TechMaster được dạy qua những thí nghiệm, mạch thực tế: nhìn được, đo được. Thiết bị hiện đại, đầy đủ, cho từng học viên. Giảng viên kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn. Kiến thức căn bản thực tế áp dụng cho iOT và các kỹ thuật nâng cao... Thông tin chi tiết bạn xem tại đây.

Từ khóa » Các Sơ đồ Mạch điện Tử Cơ Bản