Làm Thế Nào để Duy Trì Sức Khỏe đường Ruột Khi ăn Thuần Chay?
Có thể bạn quan tâm
- Chế độ ăn thuần chay ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột thế nào?
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Dinh dưỡng đường ruột và chế độ ăn thuần chay
- Có thể tránh những sai lầm của chế độ ăn thuần chay không?
- Các chất bổ sung cho đường ruột cần cân nhắc trong chế độ thuần chay
Như với bất kỳ sự thay đổi chế độ ăn uống nào, bất kể lớn hay nhỏ, đường ruột sẽ cảm nhận tác động của việc áp dụng chế độ ăn thuần chay một cách tương đối nhanh chóng. Trong trường hợp chế độ ăn thuần chay, có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực đến sức khỏe đường ruột.
Ưu điểmChế độ ăn thuần chay có xu hướng chứa nhiều prebiotics hơn, thức ăn cho vi khuẩn tốt trong đường ruột. Prebiotics hỗ trợ các vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa; bạn sẽ tìm thấy prebiotics trong thực phẩm thực vật như táo, hành, tỏi, tỏi tây, đậu và ngũ cốc. Vì vậy, nếu chế độ ăn uống của bạn bao gồm nhiều loại thực phẩm thực vật, bạn có khả năng sẽ có đủ lượng prebiotic.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Chế độ thuần chay cũng có nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm như trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu. Những thực phẩm này có thể giúp bảo vệ ruột khỏi viêm và tổn thương.
Nhược điểmKhông may, một vài khía cạnh của chế độ ăn thuần chay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Ngay cả chế độ ăn thuần chay lành mạnh cũng có khả năng thiếu một số chất dinh dưỡng hỗ trợ đường ruột mà hầu hết thực phẩm gốc thực vật đều thiếu. Chế độ ăn này cũng loại trừ nguồn thực phẩm chứa probiotic quen thuộc như sữa chua, đây có thể là vấn đề vì những thực phẩm probiotic cung cấp vi khuẩn tốt và duy trì sự cân bằng tích cực vi khuẩn trong ruột. Tuy nhiên, có những lựa chọn thay thế, như sữa chua đậu nành và sữa chua dừa.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Một số người cũng có thể nhận thấy rằng nhưng lo ngại đường ruột tiềm ẩn trở nên trầm trọng hơn do chế độ ăn thuần chay. Tình trạng kém hấp thu fructose và IBS là hai ví dụ cho các tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn khi ăn nhiều thực phẩm thực vật hơn. Nếu được chẩn đoán với những tình trạng này, bạn nên cân nhắc thêm quyết định áp dụng phương pháp thuần chay.
Chất lượng chế độ ăn luôn ảnh hưởng đến đường ruột. Nếu không chắc nên ăn gì, khởi đầu tốt là đảm bảo bạn đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập trung vào các thực phẩm toàn phần. Như vậy, bạn sẽ ít gặp phải vấn đề hơn – nhưng nếu bạn đang ăn các loại thực phẩm không lành mạnh như bánh Oreos và các thực phẩm chế biến ‘vô tình thuần chay’ khác hàng ngày, bạn sẽ có nguy cơ bị thiếu hụt và các vấn đề đường ruột khác cao hơn nhiều.
Dinh dưỡng đường ruột và chế độ ăn thuần chayCó một số chất dinh dưỡng chính cần xem xét khi nói đến chế độ ăn thuần chay và sức khỏe đường ruột.
Một trong những chất quan trọng nhất là kẽm. Kẽm là khoáng chất được tìm thấy hầu hết trong các sản phẩm động vật. Đó là mối quan tâm đặc biệt trong chế độ ăn thuần chay như chất dinh dưỡng cạnh tranh của nó, đồng, cao hơn trong chế độ ăn gốc thực vật.
Kẽm đóng nhiều vai trò trong ruột. Là chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ thống miễn dịch, nếu thiếu hụt sẽ khiến đường ruột dễ bị vi khuẩn xấu tấn công. Nó cũng có thể có tác dụng chống viêm cho cơ thể, gồm cả đường tiêu hóa. Một phát hiện gần đây là kẽm giúp giữ các khe hở hẹp, phòng chống hội chứng rò rỉ ruột.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tiếp theo, glutamine là một axit-amin cần thiết để duy trì niêm mạc ruột. Nếu không có đủ, ruột có thể bị rò rỉ, dẫn đến một loạt các vấn đề. Chế độ ăn gốc động vật có nhiều nguồn glutamine, nên chế độ ăn gốc thực vật có thể bị thiếu hụt.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Axit béo omega-3 là một vấn đề tiềm ẩn khác với chế độ ăn gốc thực vật. Động vật ăn tạp có thể tiêu thụ đủ omega-3 chỉ với 2-3 khẩu phần cá béo mỗi tuần; tuy nhiên, việc đạt mục tiêu này có thể khó khăn hơn khi loại trừ tất cả các sản phẩm động vật.
Omega-3 đóng một vai trò thiết yếu trong việc giảm viêm cơ thể, gồm cả đường tiêu hóa. Trên thực tế, lượng omega-3 của cha mẹ thậm chí có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột của con cái họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra chế độ ăn giàu omega-3 có thể gia tăng mức độ vi khuẩn có lợi trong ruột.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Có thể tránh những sai lầm của chế độ ăn thuần chay không?Những vấn đề tiềm ẩn này có vẻ quá sức; tuy nhiên, tin tốt là có những điều chỉnh đơn giản bạn có thể thực hiện để hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong chế độ ăn thuần chay.
Một trong những điều tốt nhất để bắt đầu là tiêu thụ thực phẩm chứa probiotic. Có rất nhiều lựa chọn phù hợp với người ăn chay. Dưa cải, kim chi và dưa chua là những lựa chọn tốt hoặc bạn có thể dùng đồ uống như kombucha và nước kefir. Một số thương hiệu thậm chí còn cung cấp các lựa chọn sữa chua thực vật như sữa chua dừa. Như mọi khi, chỉ cần đảm bảo bạn đọc nhãn và kiểm tra chúng có chứa vi khuẩn sống hay không.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Tăng lượng chất dinh dưỡng hỗ trợ đường ruột là một thay đổi dễ dàng khác. Đối với kẽm, các nguồn tốt nhất gồm hạt bí ngô, đậu, quả hạch, hạt và yến mạch. Để có được glutamine, hãy ăn một số loại đậu, quả hạch và bắp cải. Các nguồn omega-3 từ thực vật bao gồm hạt chia, hạt lanh, óc chó và tảo như tảo xoắn.
Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng tiêu hóa như đầy hơi và đau bụng, hãy tìm lời khuyên của bác sĩ. Mặc dù rối loạn tiêu hóa có thể trầm trọng hơn do chế độ ăn thuần chay, bác sĩ có thể giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng và hy vọng duy trì trong các thông số của lối sống thuần chay.
Nguồn ảnh minh họa: Internet
Các chất bổ sung cho đường ruột cần cân nhắc trong chế độ thuần chayKhi muốn hỗ trợ đường ruột, ăn một chế độ ăn cân bằng luôn là bước đầu tiên cần thực hiện. Thực phẩm bổ sung không bao giờ có thể bù đắp chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hoặc ít dinh dưỡng, nhưng nếu bạn muốn hỗ trợ thêm cho đường ruột khi ăn chế độ ăn thuần chay, có một số điều cần xem xét.
Bổ sung probiotic có thể giúp hỗ trợ nhiều loại vi khuẩn đường ruột tốt phát triển trong ruột. Mặc dù một số chế phẩm probiotic có chứa các sản phẩm gốc động vật, nhưng vẫn có các lựa chọn thuần chay.
Bài viết được dịch từ www.healthspan.co.uk
Dịch giả Trinh Lê
Bạn có cảm thấy bài này hữu ích?
Thả tim để xếp hạng cho mình bạn nhé!
Gửi xếp hạngThang điểm trung bình 4 / 5. Số phiếu bầu: 1
Chưa có phiếu bầu cho bài này! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Từ khóa » đường Ruột Dê
-
Phòng Trị Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử Cho Dê - YouTube
-
10 điều Bạn Nên Biết Về đường Ruột Của Mình | Vinmec
-
Cách điều Trị Bệnh Viêm đường Ruột | Vinmec
-
Bệnh đường Tiêu Hóa Dưới, Triệu Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Cách Chữa Một Số Bệnh Trên Dê | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
4 Cách Chăm Sóc đường Ruột Khỏe để Tăng Cường Hệ Miễn Dịch
-
Điều Trị Và Phòng Bệnh Viêm Ruột Hoại Tử ở Dê
-
Khi Bị Nhiễm Trùng đường Ruột Nên ăn Gì để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Lòng Dê - Vị Thuốc Kiện Tỳ Dưỡng Vị
-
4 Thủ Thuật Nội Soi Kiểm Tra Tiêu Hóa, ổ Bụng | Health Plus
-
Bệnh Viêm đường Ruột | Colorectal Practice
-
Viêm Ruột Hoại Tử - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
SỨC KHỎE ĐƯỜNG RUỘT LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ NGĂN NGỪA VIÊM ...