Làm Thế Nào Để Hiểu Bản Thân Bằng Bảng Phân Tích S.W.O.T?

Phân tích SWOT là một bài phân tích rất phổ biến trong công việc kinh doanh dùng để đo lường điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường. Nhiều người vẫn tin rằng phân tích SWOT chỉ phù hợp với kinh doanh thôi, vì nó là một bảng đánh giá giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức cản trở trong quá trình kinh doanh, và nó cũng giúp tìm ra những thị trường tiềm năng mới khác. Nhưng bạn hãy nghĩ lại… bởi vì phân tích SWOT bản thân cũng là một công cụ hữu hiệu để bạn tự tìm hiểu về bản chất của chính bạn tốt hơn, cũng tương tự như khi phân tích bất kỳ một kế hoạch kinh doanh nào.

Đối với phát triển cá nhân, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, nó cũng đều là một công cụ dễ quản lý và hữu hiệu. Nó có thể giúp bạn đánh giá khả năng con người thực của bạn để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống như:

  • Sự nghiệp;
  • Phát triển các mối quan hệ cá nhân; và
  • Phát triển kỹ năng bản thân.

Bạn có thể sử dụng kết quả phân tích này để phát triển nhân cách bằng cách duy trì thúc đẩy những điểm mạnh và liên tục bồi đắp xây dựng dựa trên những cơ hội, đồng thời bạn có thể kìm hãm những điểm yếu và lường trước được những rủi ro.

Những ai nên dùng bản phân tích SWOT này?

Phân tích SWOT cho phát triển bản thân rất phù hợp cho những người:

  • Nhà quản lý, Chủ doanh nghiệp
  • Nhà chuyên môn, Chuyên viên cấp cao
  • Sinh viên
  • Người khởi sự sự nghiệp
  • Quản lý nhân sự
  • Giáo sư bác sĩ
  • Kỹ sư
  • Người làm thuê
  • Vợ và chồng
  • Bố mẹ

Tiến hành Phân tích SWOT cho bản thân như nào?

Để tiến hành phân tích SWOT, bạn phải xác định được rõ mục tiêu hay những thành công mà bạn muốn phấn đấu đạt được, rồi mới đến phần tiếp theo là phân tích để hiểu rõ về bạn và môi trường bên ngoài có thể tác động đến bạn như thế nào.

Điểm mấu chốt để hoàn thành bản phân tích SWOT một cách hoàn hảo là bạn phải coi mục tiêu của bạn như là một công ty kinh doanh và bạn chính là một sản phẩm cạnh tranh.

Phân tích SWOT cho bản thân không phải là khó lắm. Trước khi cầm giấy bút và ghi những điểm cơ bạn xuất hiện trong đầu bạn, bạn cần phải làm brainstorming (động não) trước. Bạn mà tiến hành phân tích SWOT vội vã quá sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Bạn cần phải liệt kê một danh sách thật chi tiết, đơn giản và quan trọng nhất là phải rất thực tế. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bạn thân hoặc người nhà góp thêm nhận định chung của họ về bạn để có cái nhìn khách quan cho bản phân tích SWOT này, nhưng không nên so sánh với những người khác.

Tiếp theo bạn vẽ 4 ô ghi S – Điểm mạnh, W – Điểm yếu, O – Cơ hội, T – Thách thức và liệt kê các mục vào từng ô như hình vẽ.

Sau khi liệt kê cách những gì bạn vừa brainstorming, có thể bạn sẽ bị lẫn lộn giữa việc sắp xếp các điểm liệt kê vào từng mục trong 4 ô của bảng phân tích. Điểm mạnh chính là những tính cách cá nhân và những nguồn lực mà bạn khác biệt với nhiều người khác. Bất kỳ thói quen hay kỹ năng nào mà bạn thấy cần phải cải thiện hay loại bỏ sẽ được đưa vào mục điểm yếu.

Cơ hội bao gồm những lợi ích tiềm năng xuất phát từ môi trường bên ngoài tuân theo xu hướng hiện tại và cách mà bạn khai thác chúng thành lợi thế của bạn. Thách thức bao gồm những thứ gây cản trở con đường của bạn đi tới thành công. Nó cũng có thể là những điểm mạnh của người khác mà có thể gây thách thức đối với bạn.

Điểm khó nhất của công cụ này chính là khả năng xác thực hóa kết quả phân tích. Vì bạn đang tiến hành tự phân tích SWOT, nên có rất có khả năng là kết quả có thể mang tính định kiến. Kết quả này rất chủ quan và có thể có nhiều yếu điểm. Tuy nhiên tính thiếu trách nhiệm mới là nhân tố quan trọng nhất vì bạn không có động lực thay đổi chính mình.

Các yếu tố trong bản phân tích SWOT bản thân

Với mỗi phần của bản phân tích SWOT hãy tự đặt một số câu hỏi. Bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây và tự nghĩ cho mình những câu hỏi phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu của riêng bạn.

1. ĐIỂM MẠNH

  • Những điểm mạnh của bạn mà người khác không có? Bao gồm những kỹ năng, giáo dục, các mối quan hệ
  • Bạn giỏi hơn người khác những gì?
  • Những nguồn lực cá nhân nào mà bạn có sẵn?
  • Những người khác nhìn nhận bạn có những điểm mạnh gì?
  • Những thành tích nào của chính mình mà bạn cảm thấy tự hào nhất?
  • Những giá trị nào mà bạn tin rằng người khác không thể hiện được?
  • Bạn có tham gia một mạng lưới nào mà người khác không tham gia không? Những mối quan hệ bạn có với những người có tầm ảnh hưởng lớn là gì?

2. ĐIỂM YẾU

  • Bạn thường lẩn tránh những việc gì bởi vì bạn thiếu tự tin?
  • Những người khác nghĩ điểm yếu của bạn là gì?
  • Bạn có vừa lòng với kiến thức và kỹ năng bạn đang có không?
  • Bạn có bất kỳ thói quen làm việc xấu nào không?
  • Những nét tính cách cá nhân nào làm bạn trì trệ?

3. CƠ HỘI

  • Những công nghệ tiên tiến nào có thể hỗ trợ bạn?
  • Bạn có thể tạo được ưu thế của mình trong môi trường hiện tại không?
  • Bạn có mạng lưới các mối quan hệ chiến lược nào có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích hoặc giúp được bạn không?
  • Có bất kỳ đối thủ nào của bạn không có khả năng làm được việc gì đó quan trọng không? Bạn có tận dụng được ưu thế nào không?
  • Liệu có vị trí nào trong công ty bạn mà không ai phù hợp không?
  • Bạn có tự tạo được cơ hội cho mình bằng cách đưa ra các giải pháp cho các vấn đề?

4. THÁCH THỨC

  • Bạn phải đối mặt những trở lực gì trong công việc?
  • Có đồng nghiệp nào đang cạnh tranh trong vị trí của bạn không?
  • Công việc của bạn có đang thay đổi không?
  • Những thay đổi về công nghệ mới có đe dọa vị trí của bạn không?
  • Những điểm yếu nào của bạn có thể dẫn tới những mối đe dọa?

Kết luận

Phân tích SWOT có thể dùng làm công cụ tự đánh giá bản thân và giúp bạn phát triển cá nhân. Tuy nhiên bạn cần phải chú ý tới các hạng mục đánh giá sao cho thật khách quan, tự xét, tự phê bình và tự kiểm điểm để tìm ra những điểm mạnh yếu và cơ hội cũng như thách thức để tự tạo động lực thay đổi chính bạn.

Theo marketingchienluoc.com

Từ khóa » Sơ đồ Swot Của Bản Thân