Làm Thế Nào để Ngăn Chặn Sự Nóng Lên Toàn Cầu?
Có thể bạn quan tâm
Ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đến hành tinh đang trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Trái đất hiện nay đang nóng hơn 1 độ so với năm 1880 – thời điểm nhiên liệu hóa thạch chưa được sử dụng để sản xuất điện. Và sự nóng lên này không phải là một cơn “sốt” ngẫu nhiên; mốc thời gian kể từ năm 2001 là 19 trong tổng số năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại.
Tác động của hiện tượng nóng lên nghiêm trọng hơn mỗi năm. Nhiệt độ cao làm tăng tần suất xảy ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như những đợt hạn hán lịch sử ở Châu Phi và Úc, hay lũ lụt nặng nề ở các vùng nhiệt đới như Đông Nam Á và Ấn Độ. Ngay cả châu Âu, nơi có khí hậu ôn hoà nhất, cũng phải chứng kiến những đợt nắng nóng khắc nghiệt và lũ lụt khiến hàng nghìn người thiệt mạng từ năm 2001.
Như đã đề cập trong previous blog, nhiệt độ tăng cao đang nung chảy các tảng băng ở Bắc Cực và Nam Cực, nơi lưu trữ 69% lượng nước ngọt trên thế giới. Khi lượng nước này được giải phóng, mực nước trên khắp thế giới sẽ dâng lên và nhấn chìm các hòn đảo ở Thái Bình Dương cùng các thành phố ven biển như Jakarta.
Càng phát triển, càng nhiều tai ương
Nguyên nhân của sự nóng lên chính là do đốt nhiên liệu hóa thạch – than, dầu và khí đốt tự nhiên – để cấp điện cho nhà ở, doanh nghiệp và mạng lưới giao thông của chúng ta. Vì vậy, giải pháp ở đây chỉ đơn giản là chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn! Bằng cách khai thác nguồn năng lượng tự nhiên vô tận như mặt trời và gió, chúng ta có thể vận hành cuộc sống hiện đại mà vẫn hạn chế phát thải ở mức tối thiểu. Ngoài những tác động tiêu cực đến môi trường, một thống kê cho biết những chất thải từ hoạt động sản xuất năng lượng truyền thống làm thiệt mạng đến 9 triệu người mỗi năm.
Những rủi ro này không phải là mới, thế nhưng vì số tiền đầu tư được đổ vào ngành dầu khí là quá lớn, các nhà lãnh đạo toàn cầu tỏ ra khá khó khăn trong việc kiểm soát phạm vi và cường độ sử dụng tài nguyên này. Ví dụ, ở Mỹ, ngành dầu khí đã chi 125 triệu đô la chỉ riêng trong năm 2019 để ‘thuyết phục’ chính phủ tiếp tục cho phép sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Nếu nhiệt độ lạnh hơn hiện tại 4 độ đưa chúng ta về Kỷ băng hà, có lẽ cần nghĩ thêm tên gọi mới cho mốc năm 2100 – khi trải đất nóng lên hơn những 4,1 – 4,8 độ. Khi đó, mực nước biển sẽ dâng cao tới 2m, nuốt chửng nhiều thành phố ven biển. Cùng lúc, sản lượng cây trồng sẽ giảm đột ngột, dẫn đến nạn đói hàng loạt.
Giải pháp: ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch
Vào năm 2015, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã đồng lòng nỗ lực giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 2 độ. Nhiều quốc gia đã ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, một dấu ấn khẳng định cam kết ứng phó với với thảm hoạ đang tới gần.
Trong Hiệp định có những cam kết và biện pháp nhằm giới hạn sự nóng lên ở mức 2,8 độ vào năm 2100. Tất nhiên, con số này vẫn quá cao nhưng chí ít chúng ta đã có mục tiêu để hướng tới. Các doanh nghiệp lớn cũng bắt đầu chuyển mình hành động; ngay cả những gã khổng lồ dầu khí cũng cam kết đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo và cắt giảm lượng khí thải trong những năm tới.
Ngoài ra, cá nhân cũng có thể đóng góp từ những việc làm nhỏ như tiết kiệm, lái xe ít hơn, và ít lãng phí thực phẩm và quần áo hơn, hay sử dụng ít nhựa hơn (được làm từ dầu).
Cuối cùng, cách triệt để nhất để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu là ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch. Theo LHQ, để ‘đóng băng’ sự nóng lên ở 2 độ, thế giới phải cắt giảm lượng đốt nhiên liệu hóa thạch 45% so với mức của năm 2010 vào năm 2030 – chỉ trong 10 năm – và trung hòa cacbon (tức là không tăng thêm lượng carbon trong khí quyển hơn hiện tại) vào năm 2050.
Chính phủ và doanh nghiệp cùng phối hợp
Tại Việt Nam – nơi đặc biệt có tiềm năng phát triển NLMT, những hoạt động đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo liên tục nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ.
Vào tháng 4 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã cấp phép cho tổng cộng 25.000 MW công suất NLMT – vượt xa mục tiêu ban đầu là 4.000 MW vào năm 2025. Đến năm 2030, chính phủ muốn 20% tổng sản lượng điện của Việt Nam phải đến từ năng lượng tái tạo, bao gồm 12GW công suất điện mặt trời.
Trong khi đó, các nhà đầu tư và nhà phát triển như Shire Oak International đang làm việc với doanh nghiệp trên toàn quốc để lắp đặt các hệ thống điện mặt trời áp mái vừa có chi phí thấp hơn so với mức giá của EVN, vừa mang lại những lợi ích khác về cả khía cạnh kinh tế lẫn thương hiệu.
Rõ ràng, việc sử dụng than vẫn chưa có xu hướng thuyên giảm ở các khu vực đang phát triển như Việt Nam. Khí thải từ than đốt chiếm đến 65 – 75% lượng khí thải carbon của cả nước. Dẫu vậy, Việt Nam đang nỗ lực cùng các nhà lãnh đạo toàn cầu cải thiện hiện trạng này. Quốc gia đã đặt ra nhiều mục tiêu cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và hướng tới phát triển bền vững. Đương nhiên, việc có tầm nhìn và hiện thực hoá tầm nhìn là hai thứ khác xa nhau; nhưng nếu chính phủ và doanh nghiệp cùng chung tay thực hiện cam kết đẩy lùi biến đổi khí hậu, những viễn cảnh tương lai ‘tăm tối’ vừa kể trên sẽ mãi chỉ là giả thuyết không hơn.
Từ khóa » Giải Pháp Về Sự Nóng Lên Toàn Cầu
-
10 Biện Pháp Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Của Trái Đất - ThienNhien.Net
-
Những Biện Pháp Làm Giảm Thiểu Sự Nóng Lên Toàn Cầu - Kosoom
-
Những Biện Pháp Giúp Giảm Sự Nóng Lên Của Trái Đất
-
Biện Pháp để Hạn Chế Sự Nóng Lên Toàn Cầu - VNEEP
-
Làm Thế Nào để Tránh Sự Nóng Lên Toàn Cầu - Renovables Verdes
-
Giải Pháp Nóng Lên Toàn Cầu? - Tạo Website
-
Biện Pháp Tổng Thể Nhất Nhằm Giải Quyết Vấn đề Trái Đất Nóng Lên Là
-
Một Số Giải Pháp Cho Sự Nóng Lên Toàn Cầu Là Gì?
-
Hạn Chế Sự Nóng Lên Toàn Cầu – Bây Giờ Hoặc Không Bao Giờ
-
Các Giải Pháp Khả Thi Cho Sự Nóng Lên Toàn Cầu - Postposmo
-
Tác động Của Biến đổi Khí Hậu (Bài 4): Giải Pháp Nào Giúp Giảm ...
-
Sự Nóng Lên Toàn Cầu Và Những điều Bạn Cần Biết
-
Sáng Chế Mới Giúp Hạn Chế Sự Nóng Lên Toàn Cầu - Báo Lao Động
-
Hiện Tượng Nóng Lên Toàn Cầu Và Những điều Chưa Biết