Làm Thế Nào để Nhớ Nhiều Hơn Những điều Bạn Học Với Kỹ Thuật ...

Viết bởi: Thomas FrankTháng 11, 2018Nguồn: https://collegeinfogeek.com/spaced-repetition-memory-technique/

Tôi chỉ nói ra điều mà tất cả chúng ta đang nghĩ: việc học chiếm quá nhiều thời gian.

Một ngày có 24 giờ, và một cách rất tự nhiên, bạn muốn được ngủ nhiều nhất, hay có thể vẽ nhăng nhít cái gì đó. Để đạt được mục đích đó, bạn cần tìm ra một phương pháp giúp bạn dành ít thời gian cho việc học hơn dù vẫn phải “ngốn” cùng một lượng thông tin đó.

Và đây là giải pháp: tạo khoảng cách cho việc học. Bằng cách chèn những khoảng nghỉ vào giữa các lần ôn tập, bạn có thể nhớ nhiều hơn – ngay cả khi bạn dành ít giờ để học hơn.

Nó được gọi là ‘kỹ thuật Lặp lại Ngắt quãng‘ (spaced repetition), và nó có thể là kỹ thuật hiệu quả nhất hiện nay cho việc nâng cao khả năng ghi nhớ của não bộ.

Hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu tại sao nó mạnh mẽ như thế, và tôi sẽ chỉ cho bạn cách để sử dụng nó – cả với flashcards giấy và với apps. Tôi sẽ cho bạn thấy việc chèn các khoảng thời gian một cách khoa học sẽ giúp bạn nhớ nhiều thông tin nhất.

Nhưng đầu tiên, hãy cùng xem lịch sử đằng sau kỹ thuật này.

Spaced repetition thúc đẩy một hiện tượng gọi là ‘hiệu ứng giãn thời gian’ (spacing effect), nó miêu tả cách não bộ của chúng ta học hiệu quả hơn khi ta nới lỏng thời gian ôn tập ra.

Pierce J. Howard, tác giả của cuốn sách mà tôi luôn đem theo khi đi cà phê – The Owner’s Manual for the Brain (Hướng dẫn sử dụng não bộ) – giải thích là:

“Các công việc liên quan đến các chức năng thần kinh cao cấp, ví dụ như phân tích và tổng hợp, cần có thời gian để các kết nối thần kinh mới được vững chắc. Khi không có đủ thời gian giãn cách cho việc ôn tập thì việc tiếp nạp cái mới sẽ đẩy những cái cũ đi xa.”

Bạn có thể hình dung việc học giống như việc xây một bức tường gạch; nếu bạn xếp các viên gạch lên quá nhanh mà không để lớp vữa giữa các lớp gạch cứng lại, thì sau cùng bạn sẽ không có một bức tường đẹp và chắc. Tạo khoảng cách cho việc học của bạn cho phép “lớp vữa tinh thần” có thời gian để khô ráo.

Brick Wall

Thực ra, bất cứ loại thông tin nào cũng được hưởng lợi từ phương pháp giãn cách thời gian này – nó là cái gì đó mà chúng ta đã biết từ cái hồi khoa học bộ nhớ ra đời cách đây hơn 130 năm.

Quay về cuối những năm 1880, một nhà nhà tâm lý học tên là Herman Ebbinghaus đã trở thành người đầu tiên giải quyết việc phân tích bộ nhớ một cách có hệ thống, và ông ấy đã làm điều này bằng cách dành nhiều năm để ghi nhớ các danh sách âm tiết vô nghĩa mà ông ấy đã tạo ra.

Bằng cách ghi chú lại một cách tỉ mỉ kết quả của mình – mỗi danh sách học bao nhiêu lần, khoảng thời gian giữa các lần, và ông ấy có thể nhớ bao nhiêu – Ebbinghaus đã có thể lập ra một biểu đồ về việc “phân rã” theo thời gian của trí nhớ. Ông ấy biểu diễn tốc độ “phân rã” này trên một biểu đồ gọi là ‘Đường cong của sự lãng quên’ (The Forgetting Curve).

Forgetting Curve - Ebbinghaus

‘The Forgetting Curve’ đã ảnh hưởng đáng kinh ngạc đến lĩnh vực khoa học bộ nhớ, nhưng nó cũng hơi sai hướng một chút. Nó ủng hộ cho ý tưởng ký ức đơn giản biến mất theo thời gian. Nhưng sự thật thì hơi phức tạp hơn một chút.

Ví dụ: Tại sao chúng ta đôi khi nhớ những thứ rất là “trần tục” – những con đường cũ, một vài cuộc trò chuyện ngẫu nhiên – những thứ mà chúng ta đã không nghĩ đến trong rất rất nhiều năm?

Một thuyết mới về sự lãng quên (Theory of Forgetting)

Trong cuốn sách “Chúng ta học thế nào” (How We Learn), tác giả Benedict Carey miêu tả một thuyết mới về việc không sử dụng (ông ấy gọi là thuyết “Quên để học” (Forget to Learn)), cái này giải thích rõ hơn về tại sao những ký ức dường như bị dính vào ở đâu đó, ngay cả khi nhiều thứ khác dường như đã đi vào lãng quên.

Nguyên tắc thứ nhất của thuyết này là ký ức có hai “sức mạnh” khác nhau – sức mạnh lưu trữ (storage strength) và sức mạnh truy hồi (retrieval strength).

  • Storage strength không phai mờ theo năm tháng. Một khi thông tin đã được thu nhận và não bộ cho rằng nó đã đáp ứng một số ngưỡng quan trọng, nó sẽ được lưu trữ. Storage strength chỉ có thể tăng lên thông qua việc lặp lại và sử dụng nhiều lần.
  • Retrieval strength – khả năng “truy cập” bộ nhớ – có phai mờ. Nó luôn thay đổi, không vững mạnh như storage strength, và cần thường xuyên “bảo trì.”

Và kết quả là, “việc quên” là một “vấn đề về khả năng tiếp cận.” Ký ức tồn tại trong bộ lưu trữ, nhưng bạn không thể tìm thấy nó.

Để cho thuyết này dễ hiểu hơn, tôi minh họa bộ não chúng ta như một cái thư viện khổng lồ.

Library

Tôi có rất nhiều không gian trên kệ, và khi tôi thêm một cuốn sách mới, tôi có thể chắc chắn rằng nó sẽ mãi ở đó. Thư viện của tôi như Svalbard Seed Vault – ngân hàng hạt giống được bảo mật – của sách; sẽ không có bất kỳ tên trộm nào có thể vào, thiết bị kiểm soát nhiệt độ luôn vận hành, và hệ thống thống thông gió được kiểm soát bởi những chú bọ ngựa được huấn luyện để tấn công bất kỳ loài sâu bướm, mối mọt lén lút nào.

Tuy nhiên, với một kích thước đồ sộ như vậy, sẽ cần rất nhiều sự quan tâm và cập nhật bảng danh mục để nó luôn hữu ích. Theo thời gian, mọi thứ sẽ trở nên lộn xộn và ít hữu dụng hơn trừ khi tôi luôn giữ nó ngăn nắp, nếu không thì tôi sẽ không thể tìm ra bất cứ cuốn sách nào nữa.

Mặc dù vậy, cũng không cần phải quá hăng hái làm việc bảo trì đó. Cũng như mọi chu trình bảo dưỡng khác, sẽ có một thời điểm mà tôi phải nói “xong rồi” và không thể làm tốt hơn nữa. Sau đó, tôi chờ cho mọi thứ “suy tàn” và bắt đầu lộn xộn theo thời gian, và tôi lại quay trở lại để dọn dẹp chúng.

Đây là nguyên lý thứ hai của thuyết “Quên để học”: Retrieval strength (sức mạnh truy hồi) càng giảm, khả năng ghi nhớ khi học lại càng cao. Carey nói:

“Một số ‘sự cố’ phải xảy ra với chúng ta để tăng cường việc học khi chúng ta xem lại tài liệu. Nếu không quên một chút, bạn sẽ không thấy được bất cứ lợi ích gì từ việc học thêm. Đó là điều làm cho việc học tiếp diễn, giống như việc cơ bắp được luyện tập.”

Robert Bjork, một trong những người đóng góp chính cho sự phát triển của thuyết này, gọi đây là nguyên lý của “sự khó khăn khát khao” (desirable difficulty). Và nó dẫn chúng ta đến gốc rễ của việc tại sao “Spaced repetition” lại hiệu quả như vậy: sử dụng nó giúp bạn tăng tối đa “sự khó khăn khát khao” – và cũng từ đó mà tối đa hóa việc học.

Hóa ra, ngay cả Herman Ebbinghaus cũng đã biết điều này. Trong thời gian nghiên cứu của ông, ông thấy rằng ông có thể đọc thuộc một cách hoàn hảo một danh sách gồm 12 âm tiết vô nghĩa bằng cách lặp đi lặp lại nó 68 lần mỗi ngày, nhưng lần sau là 7 âm tiết.

Tuy nhiên, nếu chỉ với 38 lần lặp lại trong 3 ngày, ông ấy cũng có thể làm được điều đó. Một chu kỳ học dài hơn, nhưng rõ ràng giảm rất nhiều thời lượng thực sự dành cho việc học.

Như Ebbinghaus đã nói:

“Với bất kỳ số lần lặp lại quá lớn nào, thì việc phân chia nó một cách phù hợp theo một khoảng thời lượng rõ ràng thì có lợi hơn nhiều so với việc “nhồi nhét” một lượng khổng lồ ở tại một thời điểm.”

Khoảng cách thời gian Spaced Repetition tốt nhất

Hiển nhiên, chúng ta đâu chỉ muốn một sự phân chia hợp lý… chúng ta muốn sự phân chia tốt nhất. Rốt cuộc thì nếu việc chia khoảng cách cho việc học của bạn giúp ích được, thì phải có một khoảng tối ưu chứ, phải vậy không nè?

Pioth Wozniak – không liên hệ gì đến Woz người đã tạo ra những cái máy tính đầu tiên của của Apple – đã dành hàng tấn thời gian để nghiên cứu câu hỏi này.

Cuối cùng ông ta đã tích hợp những gì ông ấy tìm thấy vào phần mềm spaced repetition máy tính đầu tiên, tên là SuperMemo. Thuật toán để xác định khoảng thời gian của SuperMemo khá là phức tạp, nhưng đây là phiên bản đơn giản, ngắn gọn của một vài khoảng tối ưu đầu tiên của ông ấy :

  • Lặp lại lần thứ nhất: 1 ngày
  • Lặp lại lần thứ hai: 7 ngày
  • Lặp lại lần thứ ba: 16 ngày
  • Lặp lại lần thứ tư: 35 ngày

Một nghiên cứu được công bố trong năm 2008 với hơn 1300 đối tượng cũng đã cố gắng trả lời câu hỏi này, nhưng lần này liên quan đến một ngày thi được cho trước. Những gì họ tìm thấy được là khoảng cách tối ưu giữa lần thứ nhất và lần thứ hai tăng lên tuỳ vào thời gian đến ngày thi là bao xa.

Benedict Carey đã giải thích dữ liệu của họ trong ‘Cách chúng ta học’ (How We Learn) và đưa ra những khoảng thời gian tối ưu sau dựa trên những ngày thi khác nhau:

Thời gian thi khoảng cách so với lần học 1
1 tuần1-2 ngày
1 tháng 1 tuần
3 tháng3 tuần
6 tháng 3 tuần
1 năm1 tháng

Vì vậy, nếu tuần sau bạn có bài kiểm tra thì bạn nên bắt đầu buổi học đầu tiên ngay hôm nay, và buổi ôn tiếp theo là vào ngày mai hoặc ngày mốt. Tôi khuyên bạn nên thêm vào buổi ôn thứ ba vào một ngày trước hôm kiểm tra.

Bạn nên biết là những khoảng thời gian này chỉ là gần đúng – vì với hầu hết mọi thứ trong khoa học não bộ/ký ức, khó để mà đưa ra các lời khuyên chính xác cụ thể cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, những con số này không chênh lệch nhiều, và bạn có thể xem xét mà áp dụng khi lên lịch ôn tập cho bài kiểm tra sắp đến.

Bây giờ, như đã nhắc đến một phút trước rằng Piotr Wozniak đã triển khai (và cải tiến) thuật toán của mình trong SuperMemo. Trên thực tế, có nhiều apps áp dụng khoảng lặp lại với những thuật toán rất là phức tạp – tất cả chúng đều được điều chỉnh thường xuyên để ngày càng tốt hơn.

Vậy tóm lại tại sao tôi lại phải nhiều lời về khoảng thời gian ôn tập tối ưu? Ờ thì, vì bạn có thể áp dụng kỹ thuật Spaced Repetition theo cách cổ điển mà – ý là dùng với flash cards.

Hệ thống tương tự Spaced Repetition

Có một số cách để triển khai kỹ thuật Spaced Repetition vào việc học với flashcard, nhưng một trong những cách đơn giản nhất và dễ nhất là sử dụng kỹ thuật Leitner (Leitner system). Và đây là cách nó hoạt động.

Đầu tiên, bạn quyết định số lượng “hộp” mà bạn muốn sử dụng cho hệ thống. Tôi có từ “hộp” trong “…” vì tôi không có hộp nhỏ và tôi chỉ đang dùng những sợi dây thun và những tờ ghi chú được dán nhãn – việc này thực sự làm cho cả hệ thống dễ di chuyển hơn.  

Mỗi hộp đại diện cho 1 khoảng thời gian ôn tập. Trong một hệ thống với 5 hộp thì sự sắp đặt hợp lý sẽ là:

Số thứ tự của cơmThời gian lặp
hộp 1mỗi ngày
hộp 2ngày có ngày không
hộp 31 tuần 1 lần
hộp 4hai tuần 1 lần
hộp 5 ngay trước 1 ngày.

Lịch trình này gần như tuân theo thuật toán ban đầu được phát triển bởi Piotr Wozniak, mặc dù tôi có thay đổi đôi chút. Thứ nhất, tôi dừng tăng khoảng thời gian 2 tuần để làm hệ thống hoạt động trong thời gian chuẩn bị kiểm tra thực tế. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể thêm số lượng hộp nếu bạn muốn.  

Thứ hai, tôi đặt ra hộp “retired” cho những thẻ mà bạn đã biết chắc. Nếu bạn đang đi học, có thể bạn rất là bận rộn với nhiều thứ khác như là tìm công việc thực tập và kiếm tiền mua sách, nên tôi nghĩ nó ổn để xem những thẻ đó là “đã biết”- nhưng tôi vẫn nghĩ sẽ tốt hơn nếu xem lại chúng trước khi làm kiểm tra.

Mỗi thẻ sẽ bắt đầu đi từ Hộp 1. Khi bạn nói đúng, nó sẽ được bỏ vào hộp tiếp theo. Nếu bạn nói sai, nó sẽ ở lại Hộp 1 – không quan trọng là nó đã ở đâu. Theo cách này, bạn đảm bảo rằng bạn đang học với cái thứ mà nó thường xuyên thách thức bạn.

Sau khi các hộp của bạn đã được sắp đặt xong, tất cả những gì bạn cần là cài đặt sự kiện định kỳ trên lịch của bạn để bạn biết khi nào học cái hộp nào. Khá đơn giản, phải không?

Nhưng, có thể cách sống “cổ điển” không phù hợp với bạn. Vậy thì, hãy đến với những người anh em yêu máy tính của tôi. Chúng ta chưa thể đăng tải nhận thức của mình và trở thành robot, nhưng ít nhất chúng ta có thể dùng…

Một số ứng dụng Spaced Repetition khuyên dùng

Trên “đấu trường” của phần mềm spaced repetition (SRS) có hàng tấn ứng cử viên bao gồm SuperMemo như đã nhắc đến ở trên.

Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay có lẽ là Anki. Anki phổ biến vì nhiều lý do; nó có một cộng đồng lớn và mọi người chia sẻ với nhau (nhưng việc tự tạo sẽ giúp bạn học tốt hơn), nó hoàn toàn linh hoạt, và nó là một ứng dụng miễn phí (với 1 chú ý) hầu như cho mọi nền tảng bao gồm: Windows, OS X, Linus, iPhone, Android. Nó cũng có trang web, bạn có thể học trực tiếp từ trình duyệt.

Điểm đáng chú ý là đối với dòng iPhone thì nó sẽ tính phí $25, rất có thể đây là cách mà họ để cho mọi người hỗ trợ chương trình này vì nó đã miễn phí cho những “thằng” khác. Tuy nhiên, nếu bạn không có khả năng chi trả cho việc đó (tôi hiểu là nó khá khó chỉ cho 1 ứng dụng), bạn vẫn có thể sử dụng miễn phí bằng trình duyệt Safari trên điện thoại.

Tạo các thẻ rất dễ, và bạn có thể chèn vào khá nhiều loại phương tiện truyền thông (media) mà bạn thích – điều này thật là tuyệt vời, vì chèn hình ảnh vào giúp ích cho việc tăng khả năng ghi nhớ.

Tuy nhiên, tính năng quan trọng nhất là khả năng đánh giá câu trả lời của bạn dựa trên độ khó khi bạn học. Sau khi bạn lật thẻ, bạn có thể để cho chương trình biết độ khó của câu trả lời.

Nếu bạn làm sai ngay, bạn sẽ gặp lại nó trong cùng phần học cho đến khi bạn làm đúng. Nếu bạn làm đúng nhưng mất khá nhiều công sức để nhớ, bạn có thể nói với Anki và nó sẽ làm cho cái thẻ đó xuất hiện lại thường hơn. Ngược lại, những thẻ dễ nhớ sẽ không xuất hiện trong một khoảng thời gian lâu hơn.

Hệ thống xếp hạng các câu trả lời này thật sự giúp bạn tận dụng tối đa hai lợi ích chính của Spaced repetition:

  • Tối đa hóa việc cải tiến việc học thông qua hiệu ứng giãn cách
  • Việc học hiệu quả hơn bởi không mất thời gian cho những thẻ bạn đã biết rõ

Tuy vậy, cũng có rất nhiều lựa chọn khác thay cho Anki. Ứng dụng TinyCards, tôi đã giới thiệu ở video trước, được tạo bởi nhóm đã làm ứng dụng để học ngôn ngữ Duolingo.

TinyCards đơn giản hơn, và nói thật, đẹp hơn Anki. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy giao diện của nó thật tuyệt vời – tạo các thẻ rất dễ và nhanh, và trải nghiệm học với chúng cũng rất tuyệt. Bây giờ TinyCards chỉ dành cho iPhone, nhưng nhóm đó đang làm cho nó tương thích với Android.

Ngoài ra trên iPhone còn có Flashcards Deluxe, tôi nghe nói, đây có thể là ứng dụng Flashcard tốt nhất trên iOS (cũng như Android). So với TinyCards, nó chắc chắn có đầy đủ tính năng và tuỳ biến hơn.

Một số ứng dụng khác hỗ trợ Spaced Repetition

  • Memrise
  • SuperMemo
  • NimbleNotes 
  • Mnemosyne
  • Eidetic
  • Quizlet 

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu và chỉ muốn một lời chuyên thì tôi sẽ nói là cá nhân tôi luôn dùng Anki và tôi thật sự thích nó. Nếu bạn có iPhone, tôi cũng khuyên bạn dùng thử TinyCards nếu bạn thích sự đơn giản và không muốn sử dụng AnkiWeb hay trả tiền cho ứng dụng.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Sự Lặp Lại Gián đoạn