Làm Thế Nào để Phân Biệt Cơn Gò Chuyển Dạ Thật Và Giả?
Có thể bạn quan tâm
1. Cơn gò giả (co thắt Braxton - Hicks)
Đa số những mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò diễn ra ở những tuần cuối thai kỳ, trước khi bắt đầu quá trình chuyển dạ. Thậm chí, có một số mẹ bầu cảm nhận được cơn gò ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Các cơn gò thường không đều và không mang tính chu kì. Các cơn gò này chính là bước đầu giúp tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn cho mẹ bầu khả năng chịu đựng khi sinh con.
Cơn co thắt Braxton - Hicks có thể diễn ra ở tháng thứ 4 trong thai kỳ
Khi cho tay lên bụng, chúng ta sẽ cảm nhận được tử cung thắt lại sau đó dãn dần dần. Thế nhưng hiện tượng này diễn ra khá nhẹ nhàng và không gây đau đớn cho mẹ. Các cơn gò này diễn ra khoảng 30s và xuất hiện một cách bất chợt, không tạo thành cơn.
Những cơn gò này còn được gọi với tên khác là cơn co thắt Braxton Hicks hay nói đơn giản là cơn gò chuyển dạ giả. Nguyên nhân bởi sự lớn lên của tử cung để thích hợp với sự phát triển của em bé. Ngoài ra có thể do mẹ bị mệt mỏi, mất nước hay đi bộ nhiều. Càng gần đến ngày sinh, những cơn gò giả này sẽ mạnh hơn và có thể khiến cho mẹ bầu khó chịu.
Để giảm bớt các cơn gò này mẹ bầu hãy uống nhiều nước mỗi ngày, chuyển đổi tư thế giảm đau (nằm nghiêng sang trái), dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu như đã áp dụng những biện pháp trên vẫn không có kết quả thậm chí diễn ra tần suất cao hơn hãy đến khám bác sĩ do có nguy cơ sinh non.
2. Cơn gò chuyển dạ sinh non
Các cơn gò chuyển dạ diễn ra thường xuyên trước tuần thứ 37 có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non hay dọa sinh non.
Tần suất cơn gò diễn ra thường xuyên, đều đặn là một biểu hiện đáng lo ngại. Cụ thể mẹ bầu bị co thắt sau 10 - 12 phút trong khoảng 1h là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Trong cơn gò, bụng của thai phụ sẽ bị thắt chặt và cứng lại. Một số biểu hiện đi kèm như:
-
Đau bụng và đau lưng âm ỉ.
-
Bị chuột rút bụng và chân.
-
Có cảm giác áp lực trong bụng hay lực nén lên xương chậu.
Đây là dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần đến bệnh viện để khám ngay. Đặc biệt khi có dấu hiệu nghiêm trọng khác như chảy máu âm đạo hay chảy dịch âm đạo (vỡ ối) và tiêu chảy.
Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra đề phòng sinh non
Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ sinh non gồm có:
-
Đa thai (hai hoặc ba thai nhi).
-
Vấn đề bất thường ở tử cung hay cổ tử cung và nhau thai.
-
Thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng ma túy.
-
Thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng.
-
Chị em phụ nữ có tiền sử sinh non.
-
Viêm nhiễm hay nhiễm trùng bộ phận sinh dục.
-
Tình trạng thiếu hay dư cân trước khi có thai.
-
Trong quá trình mang thai không được chăm sóc kỹ lưỡng, đúng cách.
Mẹ bầu cần lưu ý thời gian và tần suất của các cơn gò và tất cả triệu chứng kèm theo. Việc cung cấp đầy đủ thông tin sẽ giúp cho các bác sĩ chẩn đoán và xử lý tốt nhất.
Đối với trường hợp mẹ bầu chưa thật sự chuyển dạ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc dưỡng thai nhằm giảm cường độ cũng như tần suất của các cơn gò. Việc này sẽ giúp giữ thai nhi trong bụng mẹ được lâu hơn đến đúng ngày dự sinh.
3. Cơn gò chuyển dạ thật
Khác với cơn co thắt Braxton - Hicks, cơn gò chuyển dạ thật sự xuất hiện chúng sẽ khó biến mất khi thực hiện các phương pháp đơn giản như uống nhiều nước hay nghỉ ngơi. Cụ thể, những cơn gò này diễn ra dài ngày với cường độ mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Các cơn gò này sẽ làm cho tử cung mỏng hơn và bắt đầu mở dần để thai nhi ra ngoài.
Trong cơn chuyển dạ thật sự sẽ phân ra thành 2 giai đoạn đó là chuyển dạ pha tiềm thời và pha hoạt động.
3.1. Chuyển dạ pha tiềm thời
Trước khi bắt đầu chuyển dạ, thai phụ sẽ cảm nhận được sự gia tăng của các cơn gò. Thai phụ sẽ cảm nhận được các cơn thắt chặt và dãn dần ra ở bụng.
Trong suốt quá trình chuyển dạ, tử cung sẽ co lại liên tục dẫn đến cổ tử cung mỏng dần và mở ra giúp cho em bé có thể ra ngoài dễ dàng hơn. Cơn gò lúc này đóng vai trò mở rộng cổ tử cung cho đến khi nào đủ rộng giúp em bé đi qua dễ dàng.
Cơn gò chuyển dạ pha tiềm thời giúp cổ tử cung mở rộng để em bé có thể đi qua dễ dàng
Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ còn gọi là chuyển dạ pha tiềm thời. Các cơn gò sẽ không giống nhau ở các mẹ bầu. Cơn gò sẽ diễn ra từ 30 - 90 giây và lúc ban đầu các cơn co thắt diễn ra nhẹ nhàng, không đều nhau khoảng từ 15 - 30 phút. Hoặc cơn co thắt bắt đầu nhanh chóng sau đó chậm dần. Thế nhưng, ở cuối pha tiềm thời thì khoảng cách của cơn gò rút ngắn còn khoảng 5 phút.
Bên cạnh các cơn gò thì mẹ bầu có thể cảm nhận được biểu hiện quan trọng khác cho biết cổ tử cung mình đang mờ dần. Dấu hiệu đó chính là dịch nhầy có màu hồng xuất hiện ở quần lót. Thậm chí, mẹ bầu sẽ vỡ ối ngay lúc này.
3.2. Chuyển dạ pha hoạt động
Trong thời điểm này, các cơn gò diễn ra mạnh mẽ và dữ dội hơn so với pha tiềm thời. Cổ tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng hết cỡ với kích thước khoảng 4 - 10 cm để em bé có thể chui ra ngoài.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như mỏi lưng, đau lưng hay đau toàn thân, chuột rút ở chân.
Các cơn gò chuyển dạ diễn ra khoảng từ 25 - 60 giây và khoảng cách giữa các cơn co này khoảng từ 3 - 5 phút. Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình đã chuyển sang pha hoạt động hãy báo ngay với bác sĩ để kiểm tra kịp thời. Mẹ bầu cũng không phải quá lo lắng bởi các bác sĩ sẽ kiểm tra đều đặn 30 phút/lần độ mở cổ tử cung.
Mẹ bầu sẽ được bác sĩ kiểm tra độ mở tử cung thường xuyên để kịp thời hỗ trợ đưa thai nhi ra ngoài
Nếu cổ tử cung mở rộng lên đến 7 - 10 cm thì cơn co thắt sẽ kéo dài lâu hơn với tần suất cao hơn. Lúc này các cơn gò sẽ diễn ra khoảng 60 - 90 giây và khoảng cách giữa các cơ này khoảng 30 giây đến 2 phút. Khi tử cung đạt được độ rộng cần thiết thì các cơn co thắt sẽ chồng chéo lên nhau khi mẹ bầu chuẩn bị rặn.
4. Làm thế nào để mẹ bầu thoải mái hơn trong cơn gò?
-
Đi bộ hay thay đổi vị trí: mẹ bầu có thể thử đi bộ nếu thấy thoải mái hãy tiếp tục. Lưu ý nên dừng lại để hít thở đoạn giữa các cơn gò.
-
Ngồi thiền nếu như mẹ bầu có tập luyện trong quá trình mang thai.
-
Nghe nhạc giúp mẹ bầu có thể phần nào quên đi cơn đau đang diễn ra.
-
Nếu thai phụ có cảm giác buồn nôn hãy mút hoặc ngậm 1 thỏi kẹo ngọt để kiểm soát được tình trạng buồn nôn.
Mẹ bầu có thể ngậm kẹo ngọt để kiểm soát tình trạng buồn nôn khi cơn gò diễn ra và thông báo với bác sĩ mọi vấn đề
Mẹ bầu hãy chuẩn bị tâm lý và thể chất thật tốt để quá trình sanh nở diễn ra một cách tốt nhất. Hãy tập trung thư giãn trong các cơn gò chuyển dạ giúp mẹ có nhiều năng lượng để bắt đầu rặn và sinh em bé.
Từ khóa » Cơn Gò Chuyển Dạ đau ở đâu
-
Phân Biệt Cơn Gò Chuyển Dạ, Cơn Gò Sinh Lý Và Thai Máy | Vinmec
-
Dấu Hiệu Cơn Gò Sắp Sinh Như Thế Nào? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Hiểu đúng Về Các Cơn Gò Tử Cung | Vinmec
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Nhận Biết Về Cơn Gò Tử Cung | Tâm Anh Hospital
-
Bà Bầu đau Bụng đẻ: Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh
-
Hiểu đúng Về Cơn Gò Tử Cung Và Cách Phân Biệt Với Thai Máy
-
10+ Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Của Mẹ Bầu Trước 2 Ngày - 1 Tuần
-
Cách Xác định Các Cơn Co Thắt Chuyển Dạ Thật Và Giả
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Cách Phân Biệt 3 Loại Cơn Gò Tử Cung Mà Mẹ Bầu Cần Biết!
-
️ 5 Kiểu Cơn Gò Tử Cung Trong Thai Kỳ Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Cơn Gò Tử Cung - Dấu Hiệu, Phân Loại Và Cách Xử Trí Mẹ Bầu Cần Nên ...
-
CHUYỂN DẠ VÀ DẤU HIỆU CẦN BIẾT - Y Khoa Diamond