Làm Thế Nào để Phân Biệt đường Sắt Ray Nhẹ Và đường Tàu điện ...

NỘI DUNG BÀI VIẾT

“Việc vận chuyển hành khách ở các đô thị hiện đại hoá, đã từ phương thức giao thông đơn giản nhất phát triển thành kết cấu giao thông đa nguyên hoá, tức là vừa có ô tô công cộng và taxi truyền thống, lại ra sức phát triển giao thông chạy trên đường ray. Trong đó, giao thông đường ray nhẹ là một hệ thống vận chuyển kiểu mới có tốc độ nhanh, lượng vận chuyển lớn và ít ô nhiễm.

Có người cho rằng, xây dựng ở dưới đất là tàu điện ngầm, còn chạy ở trên mặt đất là tàu điện ray nhẹ (train way). Lại có người cho rằng đường sắt ray nhẹ vì trọng lượng của các thanh ray nhẹ hơn so với đường ray xe điện ngầm, nên có tên gọi như vậy. Có phải thật như vậy không?

Thực ra thì, sự khác nhau giữa đường sắt ray nhẹ và đường tàu điện ngầm, không phải ở chỗ thanh ray của chúng nặng nhẹ khác nhau, hoặc là chạy trên mặt đất hay dưới đất, mà chủ yếu là căn cứ vào sức chở của chúng để phân biệt.

Đường sắt ray nhẹ nói chung dùng các toa xe có lượng chở hành khách trung bình, mỗi toa có thể chứa 202 người, lượng chở vượt mức tối đa là 224 người, vào giờ cao điểm lưu lượng hành khách tối đa là 1,5-3 vạn lượt người. Còn tàu điện ngầm thì dùng toa xe cỡ lớn, mỗi toa có thể chở 310 người. Vượt mức tối đa là 410 người, ở giờ cao điểm, lưu lượng hành khách tối đa mỗi giờ là 306 vạn lượt người. Mặt khác, số toa của đường sắt ray nhẹ nói chung không quá sáu toa, còn số toa của tàu điện ngầm thì thường vượt quá 10 toa.

Ngoài ra, đường sắt ray nhẹ có thể xây ở trên không cũng có khi xây ở dưới lòng đất. Còn tàu điện ngầm thì chạy ở dưới lòng đất, nhưng cũng có thể chạy trên mặt đất, thậm chí còn xây ở trên không, loại tàu điện ngầm này có khi cũng được gọi là giao thông đường ray.”

Chia sẻ Twitter Facebook LinkedIn

Từ khóa » đường Ray Tàu điện Ngầm