Làm Thế Nào để Phòng Trừ Bệnh Xoăn Lá Gây Hại Cây Trồng?
Có thể bạn quan tâm
Bệnh xoăn lá nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất của cây trồng. Mặt khác, nếu bùng phát diện rộng sẽ rất khó xử lý, vì vậy cần phải có biện pháp phòng trừ hoặc xử lý từ khi mới chớm bệnh.
Bệnh xoăn lá là gì?
Bệnh xoăn lá do virus gây hại, tác nhân lây truyền bệnh là từ đất, tàn dư bệnh mùa trước và côn trùng… khiến lá bị nhiễm bệnh xoắn lại và teo tóp. Khi bệnh nhẹ, cây có thể mất đi khả năng sinh trưởng bình thường, nặng thì làm cây suy nhược và chết dần.
Bệnh xoắn lá có một số đặc điểm sau:
- Bệnh tấn công từ khi cây còn non, phát triển nặng nhất khi cây bắt đầu ra hoa.
- Hạt giống, dịch cây, tàn dư bệnh, phấn chích hút truyền dịch là những nguyên nhân gây lây lan bệnh.
- Bệnh xoăn lá phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ 28 – 35 độ C, thường bắt đầu ở vụ sớm.
- Một số loại côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn trắng, rầy mềm là trung gian gây bệnh.
- Quá trình chăm sóc cây cũng có thể gây lây lan bệnh do làm cây bị tổn thương hoặc tạo mối liên kết giữa cây bị bệnh với cây không bị bệnh.
- Các loại virus điển hình gây xoăn vàng lá ở cà chua như ToMV, CTV, CMV, TSWV,…
Đối tượng gây hại:
Bệnh xoăn lá xuất hiện phổ biến ở một số cây trồng như cà chua, dưa leo, họ bầu bí, các loại hoa, cây cảnh, cây ăn quả…
Một số loại côn trùng gây bệnh như bọ trĩ, bù lạch, rệp dưa… Chúng đẻ trứng, thành trùng có kích thước nhỏ, màu vàng hoặc trắng, sống tập trung ở mặt dưới lá hoặc đọt non. Chúng hút chích nhựa gây xoăn lá. Bù lạch thường ẩn nập trong rơm rạ hoặc các lá bị cuốn lại khi thời tiết nóng.
Dấu hiệu nhận biết:
Một số dấu hiệu nhận biết sớm sau đây, nếu bạn phát hiện thì lập tức có biện pháp xử lý sớm:
- Lá bị co rút, kích thước ngắn lại, thể hiện triệu chứng gân trong.
- Phần rìa lá thì bị cuốn cong, hướng vào bên trọng, lá co cụm. Các lá bị bệnh trở nên giòn và dày hơn, có màu xanh đậm.
Bệnh xoăn lá cà chua
Dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân: Do virus gây bệnh lây lan bằng dịch cây, bằng tiếp xúc cơ giới và chủ yếu là do các loại rệp muội (Brevicoryne brassicae L.) và bọ phấn (Bemisia tabaci) chích hút từ cây bệnh rồi truyền sang cây khoẻ
Khi bệnh mới xuất hiện, các cây bị bệnh thường chỉ có các mép lá non phía trên hơi cuốn lại. Có trường hợp mặt trên lá có màu vàng, mặt dưới các lá này lại có màu hơi hồng.
Ở năm thứ hai và thứ ba khi bị bệnh, các lá dưới thấp cuốn lại sau đó lan dần lên các lá ở các tầng trên. Lá trở thành giòn, gân nổi lên, màu vàng, có khi hơi đỏ tím hoặc có sắc màu. Các thùy lá cuốn dọc theo gân giữa thành ống.
Cuống lá tạo với cành các góc nhọn hơn do đó cây có hình dáng duỗi thẳng ra, chọc đứng lên trời, virus này làm cho vách tế bào mô sinh trưởng cấp một ở cành và cuống lá dày lên.
Cách phòng trừ bệnh xoăn lá cà chua
☑ Lựa chọn và sử dụng các giống có khả năng chống chịu bệnh ở tỷ lệ thích hợp hoặc các giống kháng bệnh. Tuyệt đối không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.
☑ Không trồng cà chua gần các loại cây trồng có cùng ký chủ với rệp muội và bọ phấn trắng để hạn chế lây lan virus.
☑ Dọn sạch đồng ruộng trước khi trồng, tỉa bỏ các lá phía gốc để vườn cây thông thoáng hạn chế nơi ẩn nấp của bọ trưởng thành.
☑ Không lạm dụng bón quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ lá phát triển tốt, thân lá mềm, tạo điều kiện cho rệp muội và bọ phấn chích hút lan truyền bệnh nhanh, vì vậy nên bón phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học.
☑ Nhổ bỏ những cây bị bệnh và xử lý bằng cách đốt bỏ để hạn chế nguồn bệnh.
☑ Dùng bẫy đèn, bẫy dính màu vàng thu hút và bắt diệt bọ phấn.
☑ Trường hợp mật độ rệp và bọ phấn nhiều có thể dùng một trong các loại thuốc trừ sâu sau để phun trừ: Ofatox 400EC, Polytrin 440 EC, Supracide 40 EC/ND, Selecron 500EC/ND v.v…
Cách dùng: pha theo nồng độ 0,10-0,15% (10-15 cc/bình 10 lít, phun 2-3 bình/sào Bắc bộ), phun kỹ trên tán, trong tán mới có hiệu quả cao.
Chú ý: Đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
Bệnh xoăn lá ớt
Dấu hiệu nhận biết
Tùy loài vi rút, tùy giống ớt, tùy thời tiết và giai đoạn cây bị nhiễm mà thời gian phát bệnh và triệu chứng sẽ khác nhau.
Thông thường, khi bị nhiễm vi rút thì cây thường bị lùn, sinh trưởng và phát triển đều kém, lá có màu không đồng nhất, có thể bị nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng, hoặc chỉ còn gân lá… Khi một cây bị nhiễm nhiều loài vi rút thì triệu chứng hỗn hợp và phức tạp.
Khả năng gây hại
Giai đoạn cây nhỏ, nếu bị nhiễm vi rút càng sớm thì thời gian ủ bệnh càng ngắn, và cây phát bệnh càng sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm, do sức đề kháng cao hơn, nên cây phát bệnh muộn hơn, hoặc không phát bệnh.
Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, thậm chí không cho thu hoạch. Cây bị bệnh thường lùn và lá bị biến dạng nên khả năng quang hợp giảm, làm giảm hoa trái, vì vậy làm giảm năng suất và chất lượng.
Phòng trừ bệnh xoăn lá ớt
☑ Dọn sạch tàn dư cây trồng ở vụ trước, tránh trồng gần ruộng có các cây trồng như cà chưa, thuốc lá, bầu bí, khoai tây,… đang ở giai đoạn lớn, đặc biệt là giai đoạn sắp thu hoạch.
☑ Tìm chọn và sử dụng các giống kháng sâu bệnh và kháng vi rút.
☑ Đối với các cây bị bệnh, không vứt bừa bãi mà thu gom rồi đốt bỏ để tránh bệnh lây lan.
☑ Hạn chế làm xây xát cây khi trồng và chăm sóc.
☑ Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu của cây.
☑ Theo dõi cẩn thận mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là rệp và bọ phấn trắng, để phòng trừ kịp thời, chú trọng phòng trừ sâu chích hút từ khi cây vừa mọc cho đến 25 – 30 ngày sau mọc (vì đây là giai đoạn quyết định tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bệnh nặng hay nhẹ).
☑ Hiện nay loại thuốc phổ biến và có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút là dầu khoáng SK Enspray 99EC.
Đây là thuốc trừ sâu phổ rộng, hiệu quả cao phòng trừ côn trùng chích hút, không gây tính kháng thuốc, thuộc nhóm độc IV, không độc hại cho cây trồng, thiên địch, an toàn cho nông dân, môi trường,…
Cách dùng: Pha 60 ml thuốc cho 1 bình 20 lít nước rồi phun đều tán lá cây.
Bệnh xoăn lá chanh dây (chanh leo)
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh do virus Papaya leaf curl gây ra lan truyền qua rầy phấn trắng (white fly) Bemisia tabacii, các côn trùng chích hút như bọ trĩ, bọ phấn, rệp,…
Lá bị nhăn nheo rất nặng thậm chí biến dạng. Chiều dài lá, lóng thân bị ngắn lại. Lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong.
Rìa lá bị uốn cong xuống, hướng vào bên trong. Lá trên cây bị bệnh có màu xanh đậm, trở nên dầy hơn và giòn.
Phòng trừ bệnh xoăn lá chanh dây
☑ Lựa chọn kỹ càng và sử dụng các loại giống cây có khả năng kháng bệnh.
☑ Những cây bị bệnh trong vườn nên nhổ bỏ rồi gom lại để tiêu hủy sạch sẽ.
☑ Treo bẫy hoặc bẫy dính màu vàng trong vườn để bắt rầy phấn trắng và các côn trùng chích hút khác.
☑ Giai đoạn cây con nên bảo vệ trong vải mùng trắng (trong) cho từng cây hoặc trồng trong nhà lưới.
☑ Tránh trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy trắng như thuốc lá, cà chua hay cây thuốc họ bầu bí khác.
☑ Thường xuyên phun thuốc diệt các con côn trùng chích hút như bọ phấn, rầy rệp, bọ trĩ…
☑ Khi cây bị nhiễm bệnh thì sử dụng MIG-29
Thành phần: Chitosan, phụ gia đặc biệt.
Công dụng: Kiểm soát bệnh xoăn ngọn, xoăn lá, sượng trái, héo xanh. Tăng cường kích kháng, nâng cao miễn dịch cho cây trồng. Khống chế vi sinh vật gây hại.
Cách dùng: Pha 250ml Mig – 29 với 200 lít nước. Phun ướt đẫm thân, cành, lá. Phun 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày.
Bệnh xoăn lá đào
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh do nấm Taphrina deformans Berk Tul gây nên. Loại nấm này thuộc bộ túi ngoài, lớp nấm túi nửa.
Nấm bệnh xâm nhiễm vào ngọn lá hoặc mép lá làm cho một phần hoặc cả lá có màu xanh xám và dày lên. Sau đó những phần dày này xoăn lại biến thành màu đỏ dạng túi và trên mặt lá bị một lớp bột trắng xám bao phủ.
Cuối cùng lá biến thành màu nâu, khô và rụng xuống. Trường hợp bệnh nặng có thể làm chết cả cây.
Phòng trừ bệnh xoăn lá đào
☑ Tránh bón quá nhiều đạm tạo điều kiện môi trường cho nấm phát triển, có thể thay thế bằng phân bón hữu cơ.
☑ Hái bỏ và đốt sạch lá bệnh, dọn sạch vệ sinh quanh cây trồng.
☑ Hằng năm, vào đầu mùa xuân phun thuốc cho cây, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày bằng hợp chất vôi – lưu huỳnh.
☑ Sử dụng thuốc RIDOMIL GOLD 68WP để tiến hành phun phòng và trừ bệnh cho cây.
Thành phần: Metalxyl M 40g/kg, Mancozeb 640g/kg, Phụ gia và dung môi: 320g/kg.
Công dụng: tác động tiêu diệt tế bào nấm bệnh bằng 2 cơ chế độc đáo: Ức chế hoạt động của Enzyme xúc tác tạo ra năng lượng ATP. Và ngăn cản sự tổng hợp RNA trong tế bào nấm bệnh.
Cách dùng: Pha 100g/ bình 16 lít. Phun 2-3 bình/ 1000m2.
Từ khóa » Cách Trị Cây ớt Bị Xoăn Lá
-
Cách Trị Bệnh Ớt Bị Sun Ngọn Xoăn Lá, Kém Phát Triển. - YouTube
-
Cách Phòng Trị Xoăn Lá, Xoăn Ngọn Trên ớt Và Cà Chua. - YouTube
-
Cây Ớt Bị Xoắn Lá Là Do Đâu? Cách Phòng Trị Bệnh
-
Cây ớt Bị Xoăn Lá Là Bệnh Gì? Cách Phòng Và Chữa Dứt điểm
-
Bệnh Xoăn Lá Và Biện Pháp Chữa Dứt điểm Bệnh Xoăn Lá Trên Cây Trồng
-
Phòng Trừ Bệnh Xoăn Lá ớt - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Chữa Dứt điểm Bệnh Xoăn Lá Trên Cây Trồng Bằng Chế Phẩm Sinh Học ...
-
Cách Phòng Trị Bệnh Xoăn Lá, Xoăn Ngọn Hay Gặp Phải Khi Trồng ớt ...
-
Khắc Phục Hiện Tượng Cây ớt Chỉ Thiên Bị Rụng Lá Non, Lá đọt Bị Xoăn Lại
-
Bệnh Xoăn Lá Trên Cây ớt | Benh Xoan La Tren Cay Ot
-
Bệnh Xoăn Lá ở Cây Trồng: Nguyên Nhân, Cách Phòng Trừ Hiệu Quả
-
Lá ớt Bị Quăn Là Bị Bệnh Gì? Cách Phòng Trị?
-
Bệnh Xoăn Lá Do đâu? Cách Trồng Và Và Trị Xoăn Lá Hiệu Quả
-
PHÒNG TRỊ BỆNH KHẢM TRÊN CÂY ỚT (XOĂN LÁ)