Làm Thế Nào Để Trả Lời Câu Hỏi: Những Thế Mạnh Của Bạn Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
"Bài viết được dịch từ chia sẻ của Pamela Skillings, một tác giả có sách bán chạy nhất, một bậc thầy về phỏng vấn và là người đồng sáng tạo ra Big Interview - một phần mềm hữu hiệu liên quan đến đào tạo về phỏng vấn việc làm trên trang biginterview.com"
Hôm nay, chúng ta sẽ giải quyết một câu hỏi phỏng vấn việc làm mang tính quyết định khác: Những thế mạnh của bạn là gì?
Đây là câu hỏi thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn việc làm cho mọi trình độ, vị trí thuộc tất cả các lĩnh vực.
Thậm chí cả khi câu hỏi này không được đề cập đến thì bạn buộc phải trả lời được nó thì mới có thể tìm được việc làm. Nhìn chung, theo quan điểm của một nhà tuyển dụng thì mục đích chính của một cuộc phỏng vấn chính là để hiểu được bạn có thể làm được những gì cho công ty và tại sao bạn mới là người nên được chọn, thay vì người khác.
Bạn cần phải sẵn sàng để trình bày về thế mạnh của mình. Có rất nhiều ứng viên không làm tốt được điều này, do đó bạn sẽ có cơ hội nổi bật giữa đám đông nếu có khả năng nói về những thế mạnh của mình một cách thành thực và lôi cuốn.
Hãy bắt đầu bằng việc nói về cách để đáp lại khi người phỏng vấn hỏi bạn, “Những thế mạnh của bạn là gì?” (hay “Đâu là ba điểm mạnh của bạn?” và tương tự như thế)
Tại sao người phỏng vấn lại hỏi câu hỏi này?
Vai trò của người phỏng vấn là tìm kiếm những người có thể đảm nhận vị trí công việc và hòa hợp với cả nhóm. Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem liệu:
- Những thế mạnh của bạn có phù hợp với yêu cầu của công ty hay không
- Bạn có thể đảm đương công việc và hoàn thành nó xuất sắc hay không
- Bạn có phải là người thích hợp nhất cho công việc đó không – nghĩa là không cần mong đợi một ai đó tốt hơn bạn
- Bạn có sở hữu những phẩm chất, kỹ năng và/hoặc là kinh nghiệm nổi trội so với những người còn lại hay không
- Bạn có phải nhân tố bổ sung tuyệt vời cho nhóm hay không
Những lỗi thường gặp
Một số người cho rằng đây là một câu hỏi dễ. Câu hỏi này cơ bản là tín hiệu để bạn khoe và chứng minh bản thân mình là người phù hợp nhất cho công việc. Vậy thì làm sao bạn có thể làm hỏng mọi việc được cơ chứ? Bạn là người biết rõ về bản thân mình, đúng không nào?
Tuy nhiên, thật không may khi có rất nhiều ứng viên không chuẩn bị kỹ càng và đã tự hủy hoại mình. Dưới đây là một số lỗi thường gặp mà tôi nhận thấy khi làm việc với học viên trong khóa đào tạo của tôi:
Thiếu nhận thức về bản thân. Phần lớn những người tìm kiếm việc làm không dành đủ thời gian để phân tích thế mạnh của mình và nghĩ về những điểm phù hợp nhất cho từng vị trí. Nắm rõ được điểm mạnh của bạn sẽ giúp bạn rất nhiều cả khi đi phỏng vấn và trong suốt phần còn lại của cuộc đời bạn. Nếu bạn chưa ý thức được rõ ràng về những thế mạnh liên quan tới công việc của mình, hãy đọc tiếp để có được một số lời khuyên về cách xác định chúng.
Khiêm tốn. Nhiều ứng viên quá khiêm tốn hoặc là không cảm thấy thoải mái khi nói về những điều khiến họ trở nên tuyệt vời. Điều này đặc biệt đúng đối với những người hướng nội và/ hay những người chưa bao giờ thực sự phải “quảng cáo” về bản thân mình trước đây bởi trong quá khứ công việc cứ tự tìm đến với họ. Bạn phải vượt qua sự do dự của mình để nói những điều tốt đẹp về bản thân. Nếu bạn chuẩn bị trước, bạn sẽ có thể làm điều đó một cách rất thoải mái.
Chọn những điểm mạnh thiếu thỏa đáng. Một số người lại chọn những điểm mạnh không giúp họ trở nên nổi bật – những đặc điểm không hề quan trọng đối với công việc hiện tại hay là những thứ mà bất kỳ ai cũng tự nhận như vậy. Sai lầm này khiến cho một ứng viên trở nên nhạt nhẽo và dễ bị lãng quên. Tồi tệ hơn cả là khi bạn đưa ra “lời cảnh báo” với nhà tuyển dụng rằng điểm mạnh đáng nói nhất của bạn chính là khả năng đến đúng giờ.
Làm thế nào để nói về điểm mạnh của bạn?
Dành thời gian để xác định những điểm mạnh và luyện tập cách trình bày về chúng trước khi phỏng vấn là rất quan trọng. Bằng cách đó, bạn sẽ trở nên sẵn sàng khi bước vào cuộc phỏng vấn cho công việc mơ ước của mình. Hãy bắt đầu bằng việc xác định/ khẳng định những thế mạnh của bạn là gì:
1. Động não. Hãy ngồi xuống và lên danh sách những điểm mạnh hàng đầu của bạn – hướng tới ít nhất là 10 điểm và hãy cố gắng sáng tạo. Gạt bỏ sự khiêm tốn của bạn sang một bên đi đã. Viết ra tất cả những gì mà bạn có thể nghĩ tới. Sau đó, nếu thích thì bạn có thể xóa bớt chúng.
Những điểm mạnh của bạn có thể bao gồm:
Kinh nghiệm – Kinh nghiêm với một phần mềm hay một loại nhiệm vụ nào đó, sự chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định, một bản hồ sơ ghi nhận bạn đã từng làm việc với những sản phẩm hay khách hàng tương tự,…
Tài năng – Những khả năng như lập trình bằng một ngôn ngữ được yêu cầu, viết đề xuất, bán các công cụ, kiện tụng, tổ chức sự kiện, dịch tiếng Mandarin (Quan thoại),… (có vô số khả năng ở đây)
Kỹ năng mềm – Những năng lực như giải quyết vấn đề, gây ảnh hưởng, xây dựng đội ngũ, đàm phán, quản lý,…
Giáo dục/ đào tạo – Những thông tin về những chủ đề liên quan mật thiết đến công việc – bao gồm bằng đại học, giấy chứng nhận, tham gia các hội thảo về đào tạo, tư vấn, thực tập,…
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc nghĩ ra những điểm mạnh có liên quan tới công việc thì hãy viết ra những điểm tích cực về tính cách của bản thân. Bạn có thể tìm được cách để liên hệ những điều này với việc thực hiện công việc của mình.
2. Tập trung. Rút ngắn danh sách của bạn xuống mức tối thiểu, với 5 điểm mạnh khiến bạn cảm thấy hài lòng. Càng nhiều phương án càng tốt. Có lẽ bạn sẽ không kể hết những điểm mạnh đó trong mỗi bài phỏng vấn, nhưng sẽ tốt hơn khi bạn có nhiều lựa chọn.
3. Chuẩn bị những ví dụ minh họa. Hãy lập ra ít nhất một bài ví dụ hoặc một câu chuyện để minh họa cho những thế mạnh của bạn. Nếu bạn không chắc làm thế nào để tạo ra những câu chuyện hay ví dụ đầy lôi cuốn, hãy xem phần Big Interview and our Answer Builder
Bên trong Big Interview, hệ thống đào tạo hoàn thiện về phỏng vấn xin việc của chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những clip bài giảng, câu trả lời mẫu và môt công cụ luyện tập có tính tương tác dành cho những phiên bản khác nhau của câu hỏi “Điểm mạnh nhất của bạn là gì?” Hãy xem đoạn clip ngắn dưới đây để hiểu thêm về Big Interview, và nhấn vào đây để tìm hiểu hệ thống mà chúng tôi đã phát triển về quá trình chuẩn bị trước khi phỏng vấn
Chọn những điểm mạnh phù hợp
1. Hãy chọn thật chính xác. Lựa chọn những điểm mạnh mà bạn thực sự sở hữu. Đừng chọn lấy một điểm mạnh chỉ vì nó xuất hiện trong bản mô tả về công việc hay vì nó đã từng có hiệu quả đối với trường hợp bạn của bạn. Bạn muốn được là chính mình trong cuộc phỏng vấn ấy, hãy cố gắng thể hiện phiên bản tốt nhất và chuyên nghiệp nhất của mình. Nếu bạn nói về những thế mạnh thực sự của bản thân, phần phỏng vấn của bạn sẽ trở nên thuyết phục và được yêu mến nhiều hơn.Hãy chọn những gì liên quan. Bạn nên dành thời gian để phân tích bản mô tả công việc và xác định những điểm mạnh cần nhất cho từng cơ hội. Có thể bạn có rất nhiều điểm mạnh nhưng đâu mới là điểm liên quan nhất đối với người phỏng vấn?
2. Hãy chọn thật cụ thể. Chọn những điểm mạnh thật cụ thể, chi tiết. Thay vì nói là “những kỹ năng liên quan tới con người” (quá rộng và nhàm chán), hãy nói là “xây dựng các mối quan hệ” hay “giao tiếp mang tính thuyết phục”. Đừng chung chung bởi tới 90% bạn bè của bạn có thể cũng sở hữu điểm mạnh như vậy. Hãy chọn một thứ gì khác đi.
3. Đừng quá khiêm tốn. Hãy nhìn lại những lỗi phổ biến ở trên. Hãy tránh “những lời ngợi ca thiếu tính thuyết phục” và những điểm mạnh chưa thỏa đáng. Hãy chọn một điểm gì đó ấn tượng. Đừng sử dụng cụm từ “dễ hợp tác” khi nói về bản thân bạn bởi hầu hết mọi người đều là những đối tượng dễ hợp tác. Để có được công việc, bạn phải cho thấy bạn sẽ mang đến nhiều thứ hơn nữa cho vị trí đó.
4. Hãy sẵn sàng để phô diễn. Như đã thảo luận ở trên, hãy chuẩn bị một ví dụ hết sức ngắn gọn để minh chứng cho thế mạnh của bạn. Hãy cẩn thận để không trở nên quá dài dòng trong tình huống này. Câu trả lời của bạn nên kéo dài khoảng 1-2 phút. Nếu như bạn muốn chia sẻ về 3 điểm mạnh và muốn chứng minh mỗi thứ bằng 1 ví dụ thì bạn cần chuẩn bị trước để có thể trình bày thật cô đọng.
Tôi không biết điểm mạnh của mình
Nếu bạn gặp khó khăn khi lên danh sách những điểm mạnh của bản thân, hãy thử những kỹ thuật sau:
1. Đón nhận ý kiến khác. Hãy hỏi một người bạn hoặc đồng nghiệp đáng tin cậy xem họ nghĩ cái gì là điểm mạnh nhất của bạn
2. Truy tìm những manh mối. Hãy quay lại với những lời nhận xét về hiệu suất công việc trước đây của bạn và phân tích những đánh giá mang tính tích cực. Hãy tìm những email cũ khen ngợi công việc của bạn (nếu bạn chưa lưu những thứ như thế này, hãy mở một thư mục ngay bây giờ). Nếu bạn đang là sinh viên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp, hãy nghĩ về những lời nhận xét mà bạn nhận được từ các giáo sư hay người giám sát trong những lần thực tâp hay công việc trước đây của bạn.
3. Xem lại hồ sơ của bạn. Hãy tìm kiếm những mặt thường thấy trong thành tích của bạn. Đôi khi chỉ vì chúng ta quá quen thuộc với nó nên quên đi cách nhìn nhận của mình. Do đó, hãy thử đọc lại hồ sơ của bạn theo một cách hoàn toàn mới – như thể đó là hồ sơ của một người bạn đáng ngưỡng mộ. Cái gì nổi bật lên ở đây?
4. Hãy trở nên khoa học. Hãy thử làm bài đánh giá StrengthsFinder. Bạn có thể trả lời một seri câu hỏi và nhận được một bản báo cáo tổng kết những thế mạnh của mình. Điều này sẽ gợi ý và/ hay giúp bạn tập trung suy nghĩ hơn. Tôi đã áp dụng StrengthsFinder với nhiều người và kết quả của nó thực sự có hiệu quả đối với sự phát triển chuyên môn và cá nhân. Nhiều công ty cũng yêu cầu nhân viên của họ tham gia bài đánh giá nãy để làm nền tảng cho kế hoạch cải thiện hiệu suất làm việc của họ.
Một số câu trả lời mẫu cho câu hỏi “Những thế mạnh của bạn là gì?”
1. Câu trả lời mẫu: 3 điểm mạnh của trưởng nhóm công nghệ
“Tôi nghĩ rằng một trong những thế mạnh của tôi chính là giải quyết vấn đề. Tôi có khả năng nhìn nhận một tình huống theo nhiều góc độ và có thể hoàn thành công việc bất chấp những khó khăn. Tôi cũng cảm thấy kỹ năng giao tiếp của mình rất nổi trội. Tôi cảm thấy thoải mái cả khi thuyết trình trước các giám đốc điều hành cấp cao và khi làm trung gian giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trẻ tuổi trong nhóm. Tôi đã từng làm lập trình viên nên tôi có quan điểm của một nhà phát triển và tôi cho rằng họ tôn trọng tôi vì điều đó.”
Tại sao chúng tôi thích câu trả lời này:
Đây là một câu trả lời tốt có thể tóm tắt được 3 điểm mạnh có liên quan tới công việc này. Nếu chỉ nói rằng bạn là “một người giải quyết vấn đề” và có “kỹ năng giao tiếp tốt” thì nghe có vẻ nhàm chán. Bạn phải thêm vào một số chi tiết và sắc màu để khiến cho câu trả lời của mình đáng tin và dễ nhớ hơn. Trong trường hợp này, ứng viên nói về cách mà kỹ năng giải quyết vấn đề của mình thể hiện (nhìn nhận mọi việc từ những góc độ khác nhau) và đưa ra dẫn chứng cho kỹ năng giao tiếp của mình (thuyết trình trước các giám đốc điều hành và xoa dịu mâu thuẫn trong nhóm). Chúng tôi cũng thích việc cô ấy đề cập tới công việc lập trình trước đây và cách mà nó giúp cô ấy trở thành người quản lý tốt hơn.
Cần lưu ý rằng cô ấy không trực tiếp đề cập bất kỳ ví dụ cụ thể nào cho từng thế mạnh. Đôi khi bạn muốn tránh không sa đà quá vào những tiểu tiết trong câu trả lời. Bạn không muốn câu trả lời trở thành một đoạn độc thoại kéo dài vô tận. Ứng viên này đã biết cách đưa vào một ít chi tiết cho từng thế mạnh và tạo cơ hội cho người phỏng vấn để hỏi thêm thông tin. Dĩ nhiên là cô ấy nên chuẩn bị sẵn câu chuyện để minh họa cho điểm mạnh của mình. Có như thế thì cô ấy mới có thể sẵn sàng khi người ta hỏi rằng: “Hãy kể cho tôi nghe về một thời điểm mà bạn phải giải quyết một vấn đề hóc búa” hay “Đưa cho tôi một ví dụ về mâu thuẫn mà bạn đã hòa giải.
2. Câu trả lời mẫu: Đạo đức trong công việc
“Một trong những điểm mạnh của tôi chính là đạo đức trong công việc. Một khi tôi hứa hẹn về thời điểm hoàn thành công việc, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để đúng hẹn. Ví dụ như, tuần trước chúng tôi có một bản báo cáo đến hạn phải hoàn thiện và nhận được số liệu muộn từ nhóm của chúng tôi ở Xin-ga-po. Tôi đã phải thức thâu đêm để hoàn thành vì tôi biết rằng khách hàng của tôi PHẢI nhận được bản báo cáo đúng thời hạn.”
Tại sao chúng tôi thích câu trả lời này:
Lưu ý rằng câu trả lời này không chỉ nói về một “nhân viên chăm chỉ” một cách chung chung. Bất kỳ ai cũng có thể nhận là họ chăm chỉ. Ứng viên này mô tả rất chi tiết về ý nghĩa của đạo đức trong công việc đối với anh ta và kể về việc là người rất quan tâm đến thời hạn và rất đáng tin cậy, với dẫn chứng cụ thể.
3. Câu trả lời mẫu: Kỹ năng viết lách (Sinh viên mới tốt nghiệp xin vào vị trí nhà phân tích)
“Tôi tự hào về kỹ năng viết của tôi và tin rằng điều đó sẽ giúp tôi trở thành một nhà phân tích có năng lực. Tôi có thể truyền tải các vấn đề phức tạp tới những đối tượng khác nhau. Tôi có thể tiếp nhận lượng dữ liệu và thông tin lớn và tìm ra được những câu chuyện, chủ đề mà khách hàng cần biết.
Tôi đã học được kỹ năng viết và nghiên cứu trong khoảng thời gian viết khóa luận, khi tôi phải học cách viết cho tốt và đúng thời hạn được giao bởi những giáo viên khắt khe. Tôi thậm chí còn đạt được giải thưởng với loạt bài về khủng hoảng tài chính.”
Tại sao chúng tôi thích câu trả lời này:
Câu trả lời này giải thích lý do tại sao ứng viên này là một cây bút giỏi và điều đó có nghĩa gì với công việc này. Ví dụ đưa ra làm tăng sự tín nhiệm, cho thấy những người khác cũng công nhận kỹ năng viết xuất sắc của ứng viên (các giáo sư, giám khảo của giải thưởng).
Nếu họ không hỏi về thế mạnh của tôi
Nếu như người phỏng vấn không nghĩ đến việc hỏi về thế mạnh của bạn (không phải tất cả người phỏng vấn đều được hướng dẫn cách đặt câu hỏi đúng) thì bạn phải tìm cơ hội để đề cập đến chủ đề này.
Hãy ghi nhớ rằng có nhiều câu hỏi khác cơ bản muốn hỏi về điểm mạnh của bạn, bao gồm:
- Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
- Tại sao bạn lại là người thích hợp nhất với công việc này?
- Điều gì khiến bạn trở nên phù hợp?
Bạn nên bước vào mỗi cuộc phỏng vấn với một mục tiêu rõ ràng: nói lên những điểm mạnh của bạn với người phỏng vấn. Nếu bạn không được hỏi trực tiếp, hãy tìm cách để tự mở đầu. Ví dụ, khi được hỏi một câu hỏi liên quan đến hành vi (“Hãy kể tôi nghe về một thời điểm…”), hãy chia sẻ một ví dụ minh họa cho một trong những thế mạnh của bạn và nhấn mạnh nó.
Nếu tất cả đều không hiệu quả, hãy chờ cho đến cuối cuộc phỏng vấn khi họ hỏi bạn có muốn bổ sung gì không (sau khi bạn đã hỏi người phỏng vấn một vài câu hỏi khôn ngoan). Lúc đó, hãy nắm bắt cơ hội để tóm tắt những điểm mạnh và khẳng định một lần nữa rằng bạn quan tâm đến vị trí đó ra sao.
------------------------
Tác giả: Pamela Skillings
Link bài gốc: Tại Đây
Dịch giả: Trang Nhung - YBOX.VN Translator
(*) Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trang Nhung - Nguồn: YBOX.VN". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ:"Theo Ybox" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây: http://bit.ly/yboxtranslateteam
Từ khóa » Khả Năng Của Em Là Gì
-
Bài 3. Sở Thích Và Khả Năng Của Em SBT Hoạt động Trải Nghiệm ...
-
Sở Thích Và Khả Năng Của Em - Hoc24
-
Sở Thích Và Khả Năng Của Em - Hoạt động Trải Nghiệm 6
-
Giải Hoạt động Trải Nghiệm Lớp 6 Bài 3: Sở Thích Và Khả Năng Của Em
-
Câu 1:Khả Năng Là Gì? Câu 2:Hãy Nêu ít Nhất 3 Khả Năng Của Em ...
-
Hoạt động Trải Nghiệm 6 Sở Thích Và Khả Năng Của Em Kết Nối Tri Thức
-
Cách Khám Phá Khả Năng Của Bản Thân, Tự Tin Hơn Vào Chính ...
-
Cây Nghề Nghiệp - Các Câu Hỏi Gợi ý
-
Tiết Lộ Cách Nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu Của Bản Thân Trong Phỏng Vấn
-
Cách Trả Lời: Điểm Mạnh Của Bản Thân, điểm Yếu Của Bản Thân!
-
Định Hướng Công Việc Của Em Là Gì? (Phần 1) - Spiderum