Làm Thế Nào để Vẽ Nhân Vật đầy Cơ Bắp? - Comic Media Academy

Phác họa khối và cơ bắp của cơ thể người rất cần thiết cho tạo hình nhân vật. Để phác họa một cách chính xác và theo ý muốn của mình, người học vẽ bắt buộc phải có một chút kiến thức về y học, cụ thể là giải phẫu học. 

Việc phác họa cơ bắp không hề dễ, bởi lẽ từng bộ phận đều chứa hàng chục, hàng trăm chi tiết khác nhau về cấu trúc. Hơn nữa, xương và cơ bắp là những cơ quan chức năng quan trọng của con người, vị trí của chúng thay đổi theo từng cử động của cơ thể. Điều này gây khó khăn cho việc phác họa chúng. Trong quá trình dạy vẽ tại Viện Truyện tranh và Hoạt hình, học viên ngành truyện tranh, hoạt hình được học bộ môn Vẽ người – Human Sketch từ học kỳ thứ 3, sau khi đã trải qua các bộ môn vẽ cơ bản khác

ve-co-bap-1

Xương, cơ bắp là gì?

Để phác họa một cách chính xác nhất, chúng ta cần phải trả lời được câu hỏi “cơ bắp là gì?”. Cơ bắp được cấu tạo từ “sợi”. Cơ bắp và xương chịu trách nhiệm trong việc giúp con người di chuyển, hành động bằng cách gắn chặt với xương và dây gân hoặc dây chằng. Vì thế, bất cứ một cử động nào của bạn đều là “thành quả lao động’ của cơ bắp và xương. ve-co-bap-2 Xác định rõ ràng cấu trúc, chức năng của loại cơ bắp bạn muốn phác họa.

Từng vị trí trên cơ thể người sẽ hiện hữu một loại cơ bắp khác biệt. Thậm chí nếu cùng một loại cơ bắp thì khi “giúp sức” cho cơ thể hoạt động, chúng sẽ thay đổi những cách khác nhau. 

ve-co-bap-3 Quan sát hai bức ảnh trên bạn sẽ dễ dàng thấy được, cùng một loại cơ bắp, cùng một vị trí, nhưng khi thay đổi góc nhìn thì nó trở thành ba bức phác họa khác nhau hoàn toàn.

Cách tốt nhất để phác họa một cách chính xác đó là vẽ từ mô hình hoặc hình ảnh của người thật. Song song đó là nghiên cứu các cuốn sách thiên về giải phẫu học.

Khi bắt đầu vẽ, hãy quan sát chức năng cơ bản của hầu hết các cơ bắp trên cơ thể con người. Khi nói đến cánh tay và chân, và ngay cả những động tác sử dụng cả cơ thể. Có rất nhiều loại cơ bắp trên cơ thể của bạn. Chúng không hoạt động độc lập, thậm chí sẽ “phối hợp” một cách “đối nghịch” với nhau. ve-co-bap-5 Ví dụ: Các cơ bắp ở phía ngoài bàn tay ( mu bàn tay) giúp ngón tay căng ra, còn các cơ bắp phía bên trong thì giúp ngón tay cong lại.

Tiến hành nào !

Bước 1:

Đầu tiên hãy vẽ một hình tròn làm ngực nhân vật. Vẽ một hình oval nối vào phía trên hình tròn và một hình tam giác ở phía dưới hình tròn, hai hình mới vẽ phải nối liền với ngực bằng một đường thẳng ngắn. Chúng là đầu và vùng xương chậu của nhận vật.

Tiếp theo vẽ hai đường thẳng dọc xuống bắt đầu từ vùng xương chậu, dùng hai đường thẳng nhỏ đánh dấu xương đầu gối của nhân vật.

Vẽ một đường vòng cung cho để làm cánh tay, sau đó vẽ vào đó hai hình tròn tương ứng với bàn tay. ve-co-bap-6 Bước 2:

Làm nhạt bớt một số đường vẽ ở bước 1, như trong hình dưới đây. Sau đó, vẽ một hình ngũ giác cho phần đầu. Nối ngực và phần xương chậu bằng 4 nét vẽ, đồng thời tạo cho phần ngực dạng khối lục giác. ve-co-bap-7 Bước 3:

Đầu tiên hãy vẽ cơ bắp ở hai bắp tay, bắp chân của nhân vật. Chú ý nối phần cơ bắp vừa vẽ vào các phần còn lại. Bắp tay nối vào phần đầu. Bắp chân thì nối vào vùng xương chậu.

Có một điều bạn thật sự phải cẩn thận khi vẽ cơ bắp ở tay, đó là phần cơ bắp phía trên vai cần chia làm hai phần. Một đại diện cho bắp tay, một là phần cơ bắp ở vai.

Cơ bắp ở chân thì dễ dàng hơn, hãy phác họa chúng như một ngôi nhà, nhưng nhớ chú ý đến vị trí và kích thước của chúng. ve-co-bap-8 Bước 4: Giờ thì bắt đầu hơi phức tạp rồi nhé, hãy bắt đầu với cơ bắp ở chân trước, vẽ cẳng chân bằng hai đường gấp khúc, sau đó vẽ một hình tam giác cho bàn chân.

Đến cơ bắp ở tay, lần này sẽ có khá nhiều nét khác nhau, hãy cẩn thận nhé. Bật mí một mẹo nhỏ cho bạn, đó là hãy vẽ bàn tay trước. Như thế bạn sẽ không phải lo lắng về sự tương ứng về kích thước của các cơ bắp. Tiếp đó vẽ một đường gợn sóng thể hiện mặt trong cẳng tay, vẽ một góc rộng cho phần ngoài cẳng tay và cùi chỏ. ve-co-bap-9 Bước 5: Phù !!! Phần bên ngoài cơ bản đã xong rồi, giờ chúng ta bắt đầu vẽ vào bên trong nhé. Hãy bắt đầu từ phần ngực của nhân vật. Hãy vẽ một đường thẳng từ cổ xuống phần xương chậu. Sau đó thêm vào các đường vẽ có dạng giống chữ “w”.

Cuối cùng hãy dùng hai đường gấp khúc và một đường tròn cho ổ bụng. ve-co-bap-10 Bước 6: Tập trung nhé, sắp hoàn thành rồi này. Bắt đầu với những đường cong phía dưới cánh tay, sau đó đến bắp tay. Hãy chú ý liên kết các đường cong vừa vẽ với những đường vẽ ở ngực, cẳng tay trước đó.

Phần chân thì đơn giản hơn nhé, chỉ cần vẽ hai đường thẳng dạng chữ “x” lớn. ve-co-bap-11 Bước 7: Đây là đoạn “tiền kết thúc” rồi nè ! Hãy hoàn thiện các chi tiết khác trên cơ thể của nhân vật. Vẽ hai đường dạng chữ “v” nối phần cằm và phần ngực của nhân vật để làm cuống họng. Vẽ thêm hai đường cong hai bên.

Bạn nên chú ý khi vẽ những đường cong ở phần cẳng tay, ngón tay, cẳng chân,…Vị trí và hình dáng của nó giúp nhân vật thể hiện các khối cơ bắp khác nhau. ve-co-bap-12 Bước 8:

Đích đến đây rồi ! Bạn có thể bắt đầu đi nét cho nhân vật đầy cơ bắp của mình rồi đấy. Lần đầu tiên phát họa, hãy cố gắng vừa vẽ vừa hiểu các nét vẽ của mình. Chúng sẽ là nền tảng cho những nhân vật sau này của bạn. Tốt hơn, bạn hãy đăng ký 1 khóa học tại các trường dạy vẽ truyện tranh để rèn luyện kỹ năng mình tốt hơn nhé. ve-co-bap-13 Sau khi đã nhuần nhuyễn những bài cơ bản của phác họa, bạn có thể tự tin chọn những bài có độ khó cao hơn nữa đó. Chúc các bạn thành công !

Download bộ 112 ảnh minh họa cơ bắp [contact-form-7 404 "Not Found"]

Từ khóa » Cách Vẽ Bắp Tay